Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

SĂNG LẺ - 絨毛紫薇 (绒毛紫薇)

Còn gọi là bằng lang, bằng lăng (miền Nam), kwer (dân tộc Ma, Tây Nguyên), thao lao, truol (Rađê, Tây Nguyên).

Tên khoa học Lagerstroemia calyculata Kurz (syn. Lagerstroemia angustifolia Pierre ex.Lan.).

Thuộc họ Tử vi (Lythraceae).

săng lẻ, 絨毛紫薇, 绒毛紫薇, bằng lang, bằng lăng, kwer, thao lao, truol, Lagerstroemia calyculata Kurz, syn. Lagerstroemia angustifolia Pierre ex.Lan., họ Tử vi, Lythraceae

Săng lẻ - Lagerstroemia calyculata

Tên săng lẻ cũng như bằng lăng dùng chỉ nhiều cây thuộc cùng chi khác loài và thường thêm đuôi để chỉ nơi mọc hay giống một cây nào khác hoặc công dụng như bằng lăng nước (chỉ nơi mọc ở nước), bằng lăng ổi, bằng lăng chèo (vì gỗ để làm bơi chèo), bằng lăng tía (hoa màu tía), bằng lăng trắng (hoa màu trắng), .v.v.

Tên Lagerstroemia do Carl von Linné đặt cho từ năm 1759 để nhớ tới người bạn thân của mình, một công chức người Thụy Điển có tên Magnus Lagerstroem sinh năm 1691 ở Stettin và chết năm 1759 ở Gotterburg.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây gỗ cao 30-35m, thân gỗ có đường kính 40-80cm, cành mảnh khảnh, có lông mềm màu hung, lông hình sao, có ở ngọn, sau nhẵn và hình trụ. Lá mũi mác, thuôn dài, hẹp dần, tù ở gốc, dài 7-14cm, rộng 20-50mm dai, lúc đầu có lông hình sao, sau không lông ở phía trên, có nhiều lông mềm hơn ở mặt dưới, gân phụ 10-13 đôi. Cụm hoa mọc ở đỉnh với 6-8 hoa, nụ hình nón ngược hay trái xoan, đài hình chuông, rất nhiều lông mềm, 6 thùy hình 3 cạnh, cánh hoa 6, hình mắt chim, nhị có nhiều gần bằng nhau, nhị bầu xù xì có 5-6 ô, quả nang hình trứng dài 12mm, tụt vào trong dài tới 1/3.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang dại hầu như ở khắc nước ta nhưng nhiều nhất ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc. Còn thấy mọc ở Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ.

Chủ yếu là lấy gỗ loại gỗ hồng sắc. Nhân dân miền Nam thường dùng vỏ thân và lá dùng làm thuốc chữa bỏng, lỵ.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hoàng Như Mai (1983) đã phân tích thấy:

    Trong vỏ thân có ancaloit, flavonoit, axit hữu cơ, tanin, saponin, cumarin và sterol. Trong đó tanin catechic và gallic chiếm 30,5% chủ yếu là tanin catechic 23%, tanin gallic 7%. Axit hữu cơ biểu thị bằng axit malic 4,22%, tổng số đường 14,2% trong đó đường khử 13,2%, saccaroza 0,95%, chất nhầy 2,76%, gôm 3%, pectin 2,81%.

    Trong lá và hoa cũng có những chất như trong vỏ thân nhưng với tỷ lệ thấp hơn, tanin catechic và gallic 5,42% trong đó tanin catechic chiếm 76%, tanin gallic 24%, axit hữu cơ 2,83% (lá), đường 5,8% trong đó đường khử 5,2%, saccaroza 0,57%, chỉ số bọt dưới 100, nhưng gôm chất nhầy trong lá cao hơn trong vỏ thân, chất nhầy 3,25%, gôm 3,7%, pectin 6,51%.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Cũng Hoàng Như Mai đã theo dõi thí nghiệm tác dụng kháng khuẩn của nước sắc vỏ thân 3:1, lá và hoa 2:1 in vitro đối với nhiều nòi vi khuẩn hay gặp trên vết thương và gây bệnh đường ruột (Staphyllococcus aureus 209P, Proteus vulgaris, Proteus. aeruginosa, Shigella shigae, sonnei, flexneri, E. coli 086, Salmonella typhi, B. subtilis) đều thấy có tác dụng kháng khuẩn với mức độ khác nhau. Thí nghiệm còn cho thấy tanin trong săng lẻ là một trong các thành phần có tác dụng kháng khuẩn của cây.

Tác dụng thể hiện trên nhiều nòi vi khuẩn đã kháng các kháng sinh thông thường (penixilin, sreptomyxin, tetracyclin) trong đó có Staphyllococcus aureus. So với một vài dược liệu khác (muồng trâu, chút chít, bạch hạc, nhựa chuối tiêu, trầu không) săng lẻ có tác dụng kháng khuẩn tương đối mạnh, nồng độ tối thiểu ức chế vi sinh vật phát triển tương đối thấp.

Săng lẻ còn có tác dụng đối với một số nấm gây bệnh ngoài da hay gặp (Candida albicans, Trichophyton rubrum, Trichophyton gypseum, Epidermophyton inguinale) so sánh với một vài dược liệu thường được dùng trong nhân dân để chữa hắc lào, săng lẻ có tác dụng mạnh hơn.

Những thí nghiệm còn cho kết luận rằng những hoạt chất kháng khuẩn của săng lẻ hòa tan trong nước và chịu được nhiệt đun sôi trong 2-3 giờ.

Cao lỏng săng lẻ 2:1 có tác dụng ức chế phản ứng viêm do kaolin trên chân chuột, LD50 của vỏ săng lẻ là 60g/kg.

Thí nghiệm thử độc tính bán cấp và trường diễn không thấy có ảnh hưởng gì đặc biệt.

Thử tác dụng điều trị bỏng thực nghiệm của săng lẻ cho thấy cao lỏng vỏ săng lẻ 3:1 tạo thành một màng mỏng chóng khô ở chỗ bôi, bản thân săng lẻ lại có tác dụng kháng khuẩn nên hạn chế được rõ so với lô đối chứng nhưng cao săng lẻ giúp cho quá trình liền sẹo nhanh và tốt hơn, không có trường hợp nào phát hiện thấy có sẹo xấu, lồi hoặc co.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo kinh nghiệm của nhân dân, săng lẻ được áp dụng chữa bệnh nấm ngoài da (dùng cồn săng lẻ 30%) bôi lên nơi tổn thương, ngày 2 lần, kết quả thu được rõ hơn là dùng cồn chút chít và bạch hạc.

Điều trị lỵ trực khuẩn: Ngày uống từ 10-15 viên, mỗi viên tương đương với 1,5g dược liệu khô. Thời gian hết khuẩn Shigella ngắn hơn so với dùng cloroxit hay ganidan. Thời gian điều trị 10-15 ngày. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi dùng với liều 3-6 viên/ngày. Dùng liền 5-7 ngày.

Điều trị bỏng: Dùng cao lỏng săng lẻ hâm nóng thì tạo màng tốt dai bóng bám chắc vết thương nhưng vẫn gây xót. Nếu dùng bột săng lẻ thì dễ nứt nẻ, bột bám không chắc bằng cao.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Tử uyển
14/04/2025 11:43 CH

- 紫菀. Còn gọi là thanh uyển, dã ngưu bàng. Tên khoa học Aster tataricus L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tử uyển (Radix Asteris) lá rễ và thân phơi hay sấy khô của cây tử uyển. Từ là tía, uyển là mềm; vì tử uyển là một vị thuốc có màu tím lại mềm.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Rau ngổ - 沼菊. Còn gọi là rau ngổ thơm, rau ngổ trâu, cúc nước, phak hom pom (Lào). Tên khoa học Enhydra fluctuans Lour. (Hingtsha repens Roxb. Tetractis paludosa Blume). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Râu ngô - 玉米须. Râu ngô (Stigmata Maydis hay Styli et Stigmata Maydis) là vòi và núm phơi khô của hoa cây ngô (Zea mays L.) đã già và cho bắp. Râu ngô hái vào lúc ta thu hoạch ngô.
Rau om - 水芙蓉. Còn gọi là ngổ om, mò om, ngổ, ma am (Cămpuchia), phắp hom pôm (Lào). Tên khoa học Limnophila aromatica (Lamk.) Merr. Thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Rau răm - 芳香蓼. Còn gọi là thủy liểu, chi krassang tomhom (campuchia), phăk phèo (Viêntian). Tên khoa học Polygonum odoratum Lour. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).
Rau sam - 馬齒莧 (马齿苋). Còn gọi là mã xỉ hiện, pourpier. Tên khoa học Portulaca oleracea L. Thuộc họ Rau sam (Portulacaceae). Người ta dùng toàn cây rau sam tươi hay phơi hoặc sấy khô (Herba Portulacae). "Mã" là con ngựa, "xỉ" là răng, "hiện" là một thứ rau, vì cây rau sam là một thứ rau có lá giống hình răng con ngựa.
Rau tàu bay - 野茼蒿. Tên khoa học Gynura crepidioides Beth. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Riềng - 高良薑 (高良姜). Còn gọi là cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương, galanga. Tên khoa học Alpinia officinarum Hance. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Cao lương khương hay lương khương (Galanga, hay Rhizoma Alpiniae offcinarum) là thân rễ phơi khô của cây riềng. Vì đây là một loại “gừng” mọc ở quận Cao Lương, do đó có tên này (khương là gừng).
Rong mơ - 海藻. Còn gọi là loại rau mã vĩ, rau ngoai, rau mơ, hải tảo, rong biển. Tên khoa học Sargassum, Herba Sargassi. Rong mơ hau rau mơ (Sargassum hoặc Herba Sargassi) là toàn tảo rửa sạch phơi hay sấy khô của nhiều loài tảo khác nhau như Dương thê thái - Sangassum fusiforme (Harv). Setch., Hải khảo tử - Sargssum pallidum (Turn. C. Ag.) hoặc một loài tảo Sagssum sp. khác đều thuộc họ Rong mơ (Sargassaceae).
Rung rúc - 老鼠耳. Còn gọi là rút dế, cứt chuột, đồng bìa. Tên khoa học Berchemia lineata (L.) DC. Thuộc họ Táo (Rhamnaceae).
Ruối - 鵲腎樹 (鹊肾树). Còn gọi là Duối, snai (campuchia), som po, ta ko, re mo (Lào). Tên khoa học Streblus asper lour. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Sả - 香茅. Còn gọi là cỏ sả, lá sả, sả chanh, hương mao. Tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl (Sả)-cymbopogon flexuosus. Stapf (Sả chanh). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Sa nhân - 砂仁. Còn gọi là súc sa mật. Tên khoa học Amomum xanthioides Wall. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Sa nhân (Fructus et Semen Amomi xanthioidis) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây sa nhân (Amomum xanthioides). Người ta còn phân biệt xác sa là quả còn cả lớp vỏ và sa nhân là khối hạt còn lại sau khi đã bóc lớp vỏ ngoài. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên sa nhân; sa là cát, sỏi.
Sa nhân - Đậu khấu - 砂仁 - 豆蔻. Vấn đề sa nhân và đậu khấu hiện nay rất khó giải đáp chính xác. Với những tên đó, người ta dùng quả của nhiều loại cây khác nhau thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Dưới đây là một số vị thuốc chính nguồn gốc là những quả của nhiều loài cây họ Gừng: (1) Sa nhân (Fructus Amomi xanthioides); (2) Dương xuân xa (Fructus - Amomi villosi); (3) Đậu khấu còn gọi là bạch đậu khấu hay viên đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomi rotundi); (4) Tiểu đậu khấu (Fructus Cardamomi); (5) Hồng đậu khấu còn gọi là sơn khương tử (Fructus Alpiniae galangae); (6) Thảo đậu khấu (Semen Alpiniae katsumadai); (7) Ích trí nhân (Fructus Alpiniae yichi).
Sài đất - 蟛蜞菊. Còn gọi là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc. Tên khoa học Wedelia calendulacea (L.) Less (Verbesina calendulacea L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Sài hồ - 柴胡. Còn gọi là bắc sài hồ, sà diệp sài hồ, trúc diệp sài hồ. Tên khoa học Bupleurm sinense DC. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Sài hồ (Radix Bupleuri) là rễ phơi hay sấy khô của cây sài hồ Bupleurum sinense DC. và một số cây khác cùng chi cùng họ. Tại Việt Nam hiện nay một số nơi dùng một loại cúc tần làm sài hồ, cấn chú ý tránh nhầm lẫn (xem chú thích). Sài là củi. Cây non thì ăn, già thì làm củi do đó có tên này.
Sắn dây - 葛根. Còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát, củ sắn dây. Tên khoa học Pueraria thompsoni Benth. (Pueraria triloba Mak., Dolichos spicatus Grah.). Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Cát căn (Radix Puerariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây sắn dây. Cát là sắn, căn là rễ; vị thuốc là rễ một loại sắn.
San sư cô - 青牛膽 (青牛胆). Còn có tên là tam thạch cô, thanh ngưu đởm, cửu ngưu đởm, kim chư đởm, sơn từ cô. Tên khoa học Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Sắn thuyền - 多花蒲桃. Còn gọi là sắn sàm thuyền. Tên khoa học Syzygium resinosum (Gagnep) Merr. et Perry (Eugenia resinosa). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]