Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

SAN SƯ CÔ - 青牛膽 (青牛胆)

Còn có tên là tam thạch cô, thanh ngưu đởm, cửu ngưu đởm, kim chư đởm, sơn từ cô.

Tên khoa học Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep.

Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

san sư cô, 青牛膽, 青牛胆, tam thạch cô, thanh ngưu đởm, cửu ngưu đởm, kim chư đởm, sơn từ cô, Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep, họ Tiết dê, Menispermaceae

San sư cô - Tinospora sagittata

A. MÔ TẢ CÂY

San sư cô là tên đồng bào Mèo vùng chợ Mường Khương (Lào Cai) thường gọi cây này. Đây là một loại dây leo, sống nhiều năm, luôn xanh tươi, thân dài từ 1-4m. Thân rễ dưới đất có thể mọc dài tới 1,5m, thỉnh thoảng phình to lên từng đốt hình củ tròn to bằng ngón tay cái, có khi thành một dãy gồm 5-9 củ, màu vàng nhạt, khi cắt có màu hơi trắng, vị đắng. Thân trên mặt đất màu xanh lục nhạt, khi non có lông ngắn. Lá đơn, mọc cách, cuống lá dài 2-5cm, phiến lá hình mác nhọn, gốc lá hình chữ V, phiến lá dài 5-15cm, rộng 2-5cm. Hoa đực, cái khác gốc, hoa đực mọc thành chùm nhiều hoa có cuống dài 2-5cm, hoa cái cũng mọc thành chùm gồm 4-10 hoa. Quả tròn, cuống quả có đầu phình ra, quả chín có màu hồng đỏ. Mùa hoa tháng 3 đến tháng 5, mùa quả vào tháng 11-12.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang ở một số tỉnh miền núi cao mát như Lào Cai (Mường Khương), Hòa Bình (Ba Vì).

Thường thu hái quanh năm, đào lấy củ về rửa sạch, phơi sấy khô. Khi dùng thái mỏng sắc uống hay dã nát đắp bên ngoài.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong củ san sư cô có chất columbin C20H22O6.

Hoạt chất khác chưa rõ.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo tài liệu cổ: San sư cô có vị đắng, tính lạnh; vào 3 kinh Tâm, Phế và Vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chủ trị yết hầu sưng đau, ho nhiệt mất tiếng. Dùng ngoài đắp những mụn nhọt sưng đau.

Nhân dân thường dùng chữa lỵ, ỉa chảy dưới dạng thuốc sắc, với liều 3-6g (2-3 củ) trong 1 ngày. Còn dùng chữa trâu bò đầy trướng, viêm ruột, tả lỵ.

Dùng ngoài dã nát đắp lên nơi sưng đau.

Chú thích: Tên sơn từ cô chính ra chỉ dùng để gọi tên một vị thuốc họ Lan (Orchidaceae). Xem vị này.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Viễn chí
14/04/2025 12:00 SA

- 遠志 (远志). Còn gọi là tiểu thảo, nam viễn chí. Tên khoa học Polygala sp. Thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Viễn chí là rễ khô của cây viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.) hoặc cây viễn chí Xibêri (Polygala sibirica L.) đều thuộc họ Viễn chí (Polygal...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Xương rồng - 火殃勒. Còn gọi là bá vương tiêm, hóa ương lặc. Tên khoa học Euphorbia antiquorum L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương sông - 千頭艾納香 (千头艾纳香). Còn gọi là rau súng ăn gỏi, xang sông, hoạt lộc thảo. Tên khoa học Blumea myriocephala DC. Conyza lanceolaria Roxb. Gorteria setosa Lour. (non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Xuyên khung - 川芎. Còn gọi là khung cùng, tang ky. Tên khoa học Ligusticum wallichii Franch. Thuộc họ Hoa Tán Apiaceae (Umblliferae). Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii ) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên khung. Trong con người, cái đầu được coi là bộ phận cao nhất, như vòm trời. Vị thuốc này chuyên trị các chứng về đầu, não, do đó có tên (khung: cao; cùng: chỗ cuối cùng). Tên xuyên khung vì vị thuốc nguồn gốc ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện đã di thực được vào nước ta.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]