Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

SÂM RỪNG - 黃細心 (黄细心)

Còn có tên là sâm nam, sâm rừng, sâm đất.

Tên khoa học Boerhaavia repens L. (B. diffusa L., B. procumbens Wight, Axia cochin chinensis Lour).

Thuộc họ Hoa phấn (Nyctaginaceae).

SÂM RỪNG, 黃細心, 黄细心, sâm nam, sâm rừng, sâm đất, Boerhaavia repens L., B. diffusa L., B. procumbens Wight, Axia cochin chinensis Lour, họ Hoa phấn, Nyctaginaceae

Sâm rừng hay quản trọng - Boerhaavia repens

A. MÔ TẢ CÂY

Sâm rừng là một loại cỏ có rễ trụ hình thoi mẫm. Thân mọc tỏa, hình nan hoa xe đạp, bò, màu đỏ nhạt. Dáng và kích thước cành rất thay đổi.

Lá mọc đối, hình trái xoan, mẫm, mềm, mép lượn sóng, mặt dưới màu trắng bạc có nhiều lông, mặt trên nhẵn và có màu lục sẫm, dài 2-4cm, rộng 15-30mm.

Hoa đỏ tía, mọc thành chùy ở kẽ lá hay đầu cành. Cuống nhỏ tận cùng mang 2-5 hoa.

Quả hình trụ hai đầu nhỏ lại thành hình thoi dài 3mm, trên có rãnh rộng và  sần sùi màu vàng nhạt trông như được phủ một lớp phấn màu vàng nhạt.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất ở quanh nhà, dọc đường xe lửa.

Rễ đào về rửa sạch phơi hay sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong rễ cây này có tinh dầu, tinh bột và chất gôm - kali nitrat. Basu và Lal (1947, Investigations on Indian Medicinal Plants, Quart. J. Pharma. Pharmacol, Gr. Br. 20: 38, 42) đã chiết được từ cây này một ancaloit có tinh thể gọi là punarnavin vì tên cây này ở Ấn Độ gọi là punarnava.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Được nhiều người nghiên cứu, nhất là ở Ấn Độ.

Rễ cây có tác dụng tăng lượng nước tiểu nhưng với liều cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi.

Đối với thần kinh có tác dụng trấn tĩnh.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Mặc dù mang tên sâm rừng, sâm nam nhưng ít thấy dùng trong nhân dân ta.

Tại Ấn Độ, rễ này được dùng làm thuốc thông tiểu tiện và nhuận tràng dùng trong các bệnh sũng nước (hydropisie), chứng thũng toàn (anasaque), chứng bụng nước (ascite), các bệnh gan và lá lách, với liều 15g, ngày dùng 2 lần.

Còn có nơi dùng chữa ho dưới dạng thuốc bột, thuốc sắc, hoặc pha như pha chè.

Nếu pha rượu chỉ dùng với liều từ 2 đến 5g một ngày.

Chú thích:

   1. Theo A. Petelot ở nước ta còn một loài Boerhaavia repanda Willd. (B. sinensis Asch) cùng họ Hoa phấn và cũng mang tên nam sâm, sâm đất.

   Đây là một loài cỏ mảnh, nhỏ, dòn, cành có thể dài 1m hay hơn. Lá mọc đối hình trái xoan, phía đáy lá hình tim, mép lượn sóng rõ rệt và gần như khía tai bèo, dài 3-6cm, rộng 3-5cm. Hoa mọc thành chuỳ dài ở đầu cành, đầu nhánh cuối cùng mang một tán gồm 4-5 hoa có cuống. Quả hình thuôn dài 7mm, rộng 3mm, có 8-10 đường sống sần sùi, phân cách nhau bởi các rãnh hẹp.

   Chưa thấy dùng ở Việt Nam.

   2. Cùng mang tên sâm rừng hay quản trọng hay "sâm bòng bong" còn có cây Helmintho stachys zeylanica (L.) Hook (Osmunda zeylanica L., Botrychium zeylanicum Sw, Ophiala zeylanica Desv) thuộc họ Lưỡi rắn (Ophioglossaceae).

   Cây có thân rễ mọc đứng, rễ to. Cuống lá dài 20-30cm, dây màu nâu đen nhạt. Phiến lá bất thụ hình ngón tay có mép nguyên lượn sóng hoặc răng cưa thưa và không đều, phần hữu thụ thành bông dài 10-15cm, rộng 0,5-1cm có một cuống mọc từ phần bất thụ ra.

   Có rải rác ở khắp Việt Nam, Petetot đã thấy cây này ở vùng rừng Kép, ở  Hà Bắc, Việt Nam.

   Chưa thấy khai thác ở Việt Nam. Ở Malaixia thân rễ được dùng trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc với tên quản trọng làm thuốc bổ và chữa sốt.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Thủy ngân
07/07/2025 09:31 CH

- 水銀 (水银). Còn gọi là hống. Tên khoa học Hydragyrum. Vị thuốc lỏng như nước, trắng như bạc cho nên gọi là thủy ngân. Thủy là nước, ngân là bạc.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thanh cao hoa vàng - 黄花蒿. Còn gọi là thanh hao, thanh cao, thảo cao. Tên khoa học Artemissia annua L. Thuộc họ Cúc Asteriaceae (Compositae).
Thanh đại - 青黛. Thanh đại (Indigo pulverata levis) là màu xanh chế từ nhiều cây khác nhau, chủ yếu là các cây sau đây: 1. Cây chàm (Indigofera tinctoria L.) thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae); Nghể chàm (Polygonum tinctorium Lour) thuộc họ Rau răm (Polygonaceae); Cây chàm Strobilanthes cusia Bremek (hay strobilanthes flaccidifolius Ness), còn gọi là cây chàm mèo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae); 4. Một số cây khác chưa thấy ở nước ta, như cây Isatis tinctoria L., họ Chữ thập (Brassicaceae) và cây Isatis indigotica Fort, cũng thuộc họ Chữ thập (Brassicaceae).
Thanh long - 量天尺. Còn gọi là cây mắt rồng, oeil de dragon (Pháp). Tên khoa học Hylocereus undulatus (Haw.) Britt & Rose. Thuộc họ xương rồng (Cactaceae).
Thanh ngâm - 苦玄參 (苦玄参). Còn gọi là mật đất, cây mật cá, sản đắng, thằm ngăm đất. Tên khoa học Curanga amara Juss. Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaeae).
Thành ngạnh - 黄牛木. Còn gọi là cây đỏ ngọn (Vĩnh Phú), lành ngạnh, ngành ngạnh, may tiên, ti u (Lai Châu). Tên khoa học Cratoxylon prunifolium Dyer (Cratoxylon pruniflorum Kurtz). Thuộc họ Ban (Hypericaceae).
Thanh thất - 嶺南臭椿 (岭南臭椿). Còn gọi là bụt, bông xướt, càn thôn. Tên khoa học Ailanthus malabarica DC. Thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae).
Thảo đậu khấu - 草豆蔻. Còn gọi là thảo khấu nhân, ngẫu tử. Tên khoa học Alpnia katsumadai Hayt. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Thảo đậu khấu (Semen Alpiniae katsumadai) là hạt phơi hay sấy khô lấy từ quả gần chín của cây thảo khấu (Alpinia katsumadai).
Thảo quả - 草果. Còn gọi là đò ho, tò ho, mac hâu, may mac hâu (Thái). Tên khoa học Amomum tsao-ko Crev. et Lem. (Amomum aromaticum Roxb. Amomun medium Lour.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Thảo quyết minh - 草决明. Còn gọi là quyết minh, hạt muồng, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời. Tên khoa học Cassia tora L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Ta dùng thảo quyết minh (Semen Cassiae) là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh.
Thầu dầu - 蓖麻. Còn gọi là đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma. Tên khoa học Ricinus communis L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây thầu dầu cung cấp các vị thuốc sau dây: (1) Dầu thầu dầu - tỳ ma du (Oleum Ricini) là dầu ép từ hạt cây thầu dầu. (2) Hạt thầu dầu - tỳ ma tử là hạt phơi khô của cây thầu dầu. (3) Lá thầu dầu (Folium Ricini) là lá tươi của cây thầu dầu.
Thị - 黃柿. Còn gọi là thị muộn. Tên khoa học Diospyros decandra Lour. Thuộc họ Thị (Ebenaceae).
Thị đế - 柿蒂. Còn gọi là thị đinh, tai hồng, hồng. Tên khoa học Diospyros kaki L. f. Thuộc họ Thị (Ebenaceae). Thị đế (Calyx kaki) là tai hồng phơi hay sấy khô. Cây hồng có tên Trung Quốc là thị: Đế là tai, là đế.
Thìa là - 蒔蘿 (莳萝). Còn gọi là rau thìa là, phăk si (Lào-Vientian), aneth (Pháp). Tên khoa học Anethum graveolens L. (Peucedanum graveolens Benth. et Hook.). Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Thìa là cho quả dùng làm thuốc.
Thiên đầu thống - 破布木. Còn gọi là cây lá trắng, cây ong bầu, trường xuyên hoa. Tên khoa học Cordia obliqua Willd. (Corlia dichotoma Forst). Thuộc họ Vòi voi (Borraginaceae).
Thiên đông môn - 天門冬. Còn có tên là thiên môn, thiên đông, dây tóc tiên. Tên khoa học Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. (Asparagus lucidus Lindl.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng rễ khô (Radix Asparagi) của cây thiên môn đông.
Thiên lý - 夜来香. Còn gọi là cây hoa lý, hoa thiên lý, dạ lài hương. Tên khoa học Telosma cordata (Burm.f.) Merr. (Asclepias cordata Burm.f., Pergularia minor Andr. Pergularia odoratissima Wight, Asclepias odoratissima Roxb.). Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Thiên niên kiện - 千年健. Còn gọi là sơn thục. Tên khoa học Homalomena aromatica (Roxb). Schott (Calla aromatica Roxb). Thuộc họ Ráy (Araceae). Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây thiên niên kiện. Tên thiên niên kiện vì người ta cho rằng uống vị thuốc này thì nghìn năm khỏe mạnh (thiên là nghìn, niên là năm, kiện là khỏe mạnh).
Thiến thảo - 茜草. Còn gọi là tây thảo, mao sáng (mèo), thiên căn, thiến căn. Tên khoa học Rubia cordifolia L. Thuộc họ Cà phê (Rubiacae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]