Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

SÂM BỐ CHÍNH - 五指山參 (五指山参)

Còn gọi là sâm thổ hào, sâm báo, nhân sâm Phú Yên.

Tên khoa học Hibiscus sagittifolius Kurz (Abelmoschus sagittifolius L. Merr., Hibiscus apelmoschus L.).

Thuộc họ Bông (Malvaceae).

SÂM BỐ CHÍNH, 五指山參, 五指山参, sâm thổ hào, sâm báo, nhân sâm Phú Yên, Hibiscus sagittifolius Kurz, Abelmoschus sagittifolius L. Merr., Hibiscus apelmoschus L., họ Bông, Malvaceae

Sâm bố chính - Hibiscus sagittifolius

Sâm bố chính (Radix Hibisci sagitifolii) là rễ phơi khô hoặc chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây sâm bố chính.

Tên bố chính vì một y gia Việt Nam sử dụng cây này lần đầu tiên ở huyện Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình.

Lúc đầu sâm bố chính chỉ dùng để chỉ rễ một cây cùng loại nhưng nhỏ, có rễ nhỏ, còn loại ta đang dùng thường gọi là sâm thổ hào nhưng nay đã quen gọi là sâm bố chính.

Tên sâm thổ hào vì mọc ở Thổ Hào (Nghệ An).

Sâm báo vì mọc ở núi Báo Thanh Hóa.

A. MÔ TẢ CÂY

Sâm bố chính là một loại cây thuộc thảo sống dai, mọc đứng một cách yếu ớt, có khi dựa vào các cây xung quanh, cao chừng 1m hay hơn. Rễ mẫm màu trắng nhạt hay vàng nhạt, có đường kính 1,5-2cm, nhiều rễ có hình người trông rất giống nhân sâm, có lẽ vì thế người xưa bắt đầu dùng nhầm rồi thấy tốt mà dùng mãi và lưu truyền về sau chăng.

Lá ở phía gốc cây hình trái xoan, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn. Các lá ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp, có khi phiến lá chia 5 thuỳ với thuỳ gữa dài hơn, có khi phiến lá chi thuỳ trông như mũi tên. Lá dài 6-7cm, rộng 7-30mm. Mặt lá có lông đơn hay hình sao, lá kèm hình sợi chỉ dài 7mm có ít lông dài.

Hoa màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, đường kính tới 8cm. Cuống hoa dài 5-8cm, có lông cứng, hơi phồng đầu. Tiểu đài cấu tạo bởi 7-10 bộ phận, dài 12-14mm, có lông tua tủa; đài hoa hình túi, ở ngọn có vài răng nhỏ, đài rách ra và rụng sớm; 5 cánh hoa dài 5-6cm, rộng 3-4cm ở ngọn. Nhiều nhị hàn liền với nhau thành một cột. Bao phấn phủ cột cột đó đến tận gốc. Bầu có lông, 5 vòi, có tuyến.

Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần tiểu đài, ngoài mặt có lông, khi chín, quả nứt thành 5 mảnh vỏ, mặt trong và mặt ngoài đều có lông.

Hạt hình thận, màu nâu, ngoài mặt có những đường vân rất sít nhau thành những gợn hay ụ màu vàng.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Sâm bố chính mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi ở Việt Nam. Miền Bắc có nhiều nhất ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn (Nghệ An, Hà Tĩnh). Một vài địa phương thuộc Quảng Bình, Hòa Bình và Tây Bắc.

Tại nhiều nơi khai thác cả cây vông vang (Hibiscus abelmoschus L.). Hai cây hơi giống nhau nhưng có điều khác là cây vông vang lớn hơn, lông dài hơn, hoa vông vang sắc vàng, hoa bố chính sắc đỏ.

Có người lại nói sâm báo ở Thanh Hóa là tên khác của sâm bố chính, thực tế cây sâm báo (mọc nhiều ở núi Báo (Thanh Hóa) cùng họ Bông, cây giống cây sâm bố chính nhưng hoa nhỏ hơn, sắc vàng. Có lẽ nó thuộc loài Hibiscus sagittifolius var. septentrionalis Gagnep.

Rễ sâm bố chính đào vào các thánh 11-12 và tháng 1-2. Hiệu suất trung bình 6 tấn/1ha.

Đào rễ về, có nhiều cách chế biến khác nhau:

   1. Có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân ở trên, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm, vớt ra để khô nước đồ cho chín rồi phơi nắng hoặc sấy cho thật khô.

   2. Có nơi đào rễ về cắt bỏ thân cạo sạch vỏ ngoài, ngày phơi đêm sấy cho thật khô.

   3. Cũng có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân và rễ con, rửa sạch ngâm vào nước phèn chua tán nhỏ, hòa tan vào nước lã). Rửa sạch phơi nắng hay sấy khô.

   4. Có người cầu kỳ lại ngâm thêm nước gừng, gấc và đường cho thêm màu đỏ, vị cay và vị ngọt nhưng không cần thiết.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong sâm bố chính chúng tôi đã nghiên cứu thấy có rất nhiều tinh bột và tới 35-40% chất nhầy (Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chyên, Trương Vinh, Tài liệu học tập dược, tập 1-1961).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Sâm bố chính phối hợp với các vị thuốc khác để chữa các chứng ho, sốt nóng, trong người khô, táo, khát nước, gầy còm.

Một số các ông lang cho rằng sâm bố chính là một vị thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa sốt, bệnh phổi và bạch đới.

Liều lượng chưa xác định, thường dùng với liều 6-12g hay hơn.

Chú thích:

   Tuy mang tên sâm vì vị thuốc có hình dạng giống người như nhân sâm, nhưng không nên nhầm với nhân sâm.

   Qua thành phần hóa học và công dụng sâm bố chính trong nhân dân, chúng tôi thấy có nhiều điểm giống vị thuốc Radix Athaeae - là rễ cây Althaea officinilis L. thuộc cùng họ Bông Malvaceae. Cây này chưa thấy ở nước ta, nhưng được nhiều nước trên thế giới công nhận là vị thuốc chính thức ghi trong các dược điển.

   Thành phần hoá học của cây này cũng gồm có 35% chất nhầy, nhiều tinh bột, asparagin, đường sacaroza. Người ta cho hoạt chất là chất nhầy.

   Cây này được nhân dân châu Âu dùng từ thế kỷ thứ IV. Hiện nay vẫn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản, làm thuốc súc miệng chữa viêm cổ họng, viêm đường tiểu tiện, đi ỉa lỏng và dùng ngoài đắp mụn nhọt.

   Tác dụng của rễ Althaea là do chất pectin và chất nhầy. Theo Crapcov các chất này ở dạng keo làm giảm sự viêm tấy và sự kích thích ở các niêm mạc nhất là trong ống tiêu hoá, đồng thời làm chậm sự hấp thụ các vị thuốc khác cùng uống, kéo dài thời gian tác dụng của vị thuốc đó tại chỗ.
Việc thu hái và chế biến vị thuốc đo cũng có thể giúp ta áp dụng vào việc chế sâm bố chính.

   Đào rễ cẩn thận để khỏi thương tổn rễ. Sau đó cắt bỏ thân và đầu rễ. Có khi cắt bỏ cả rễ chính nếu xơ quá.

   Sấy hay phơi ngoài trời cho se, dùng dao cạo bỏ vỏ mỏng. Củ to và dày phải bổ dọc cho chóng khô, sau đó đem phơi hoặc sấy.

   Tất cả công việc trên phải tiến hành hết sức mau, nhất là thời gian chế biến không nên kéo dài để tránh các đốm đen do mốc, làm giảm giá trị của thuốc.

   Khi sấy không nên để nhiệt độ cao quá 40o.

   Do việc cạo vỏ ngoài tốn nhiều công phu quá cho nên năm 1940, Viện nghiên cứu cây thuốc VILAR Liên Xô cũ có nghiên cứu so sánh và đi tới kết luận là không cần thiết cạo vỏ mỏng.

   Rễ Althaea được dùng dưới dạng cao khô, cao lỏng, xirô (2 phần cao Althaea khô và 98 phần xirô).

Vài đơn thuốc có rễ Althaea có thể áp dụng đối với sâm bố chính:

   - Đơn 1: Thuốc pha rễ Althaea 6g trong 180g nước, xirô cam thảo 200g. Người lớn cách 2 giờ uống 1 thìa to.

   - Đơn 2: Thuốc pha rễ Althaea 2g trong 100ml, xirô Althaea 30g. Trẻ con 2 tuổi ngày dùng 4-5 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây vông nem
08/05/2025 07:54 CH

- 刺桐. Còn có tên là hải đồng bì, thích đồng bì. Tên khoa học Erythrina indica Lamk. Thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae). Ta dùng lá tươi hay phơi hoặc sấy khô (Folium Erythrinae) hoặc vỏ thân phơi hay khô (Cortex Erythrinae) của cây vông. Tên vông nem vì nhâ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây gáo - 烏檀側柏 (乌檀侧柏). Tên khoa học Sarcocephalus cordatus Miq. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây hàm ếch - 三白草. Còn có tên là tam bạch thảo, đường biên ngẫu (Lĩnh nam thái dược lục). Tên khoa học Saururus sinensis Baill. (Saururus loureiri Decne). Thuộc họ Lá giấp (Saururaceae). Tên tam bạch (cây có 3 trắng) vì khi cây ra hoa thường có 3 lá bắc màu trắng.
Cây hoa cứt lợn - 勝紅薊 (胜红蓟). Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratumconyzoides L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae).
Cây hoa hòe - 槐花. Còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Tên khoa học Sophora japonica L. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Người ta dùng hoa hòe hay hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây hòe. Nhiều khi người ta dùng cả quả hòe hay hòe giác (Fructus Sopharae japonicae).
Cây hoa nhài - 茉莉. Còn có tên là nhài đơn, nhài kép, mạt lị. Tên khoa học Jasminum sambac Ait. (J. fragrans Salisb.). Thuộc họ Nhài (Oleaceae).
Cây hoa phấn - 紫茉莉. Còn gọi là cây bông phấn, belle de nuit, la ngot, pea ro nghi (Camphuchia). Tên khoa học Mirabilis jalapa L (Jalapa congesta Moench, Nyctago hortensis Bot.). Thuộc họ Hoa giấy (Nyctaginaceae).
Cây hồng hoa - 紅花 (红花). Còn có tên là cây rum. Tên khoa học Carthamus tinctorius L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Người ta thường dùng hồng hoa (Flos Carthami) là hoa phơi hay sấy khô của cây hồng hoa (hoa màu hồng do đó có tên hồng hoa).
Cây hột mát - 腫莢豆 (肿荚豆). Còn gọi là cây xa, thàn mát. Tên khoa học Antheroporum pierrei Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cây huyết dụ - 鐵樹 (铁树). Tên khoa học Cordyline terminalis Kunth (Dracaena terminalis Jacq.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng lá của cây huyết dụ (Folium Cordyline).
Cây ké đầu ngựa - 蒼耳 (苍耳). Còn gọi là thương nhĩ (tên Trung Quốc), phắt ma (Thổ). Tên khoa học Xanthium strumarium L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng quả ké đầu ngựa, hay toàn bộ phận trên mặt đất của cây ké đầu ngựa, phơi hay sấy khô. Ở Trung Quốc, gọi quả ké là thương nhĩ tử (Fructus Xanthii).
Cây keo giậu Còn có tên là cây bồ kết dại, cây muồng, cây táo nhân. Tên khoa học Leucaena glauca Benth. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Ta dùng hạt keo còn gọi là hạt muồng, hạt quả bồ kết dại, hạt quả táo nhân - Semen Leucaenae Glaucae.
Cây khôi - 短柄紫金牛. Còn gọi là cây độc lực, đơn tướng quân. Tên khoa học Ardisia sylvestris Pitard. Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae). Ta dùng lá cây khôi phơi hay sấy khô Folium Ardisiae.
Cây kim vàng - 花葉假杜鵑 (花叶假杜鹃). Còn có tên là Gai kim vàng, Trâm vàng. Tên khoa học Barleria lupulina Lindl. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae.
Cây la - 野煙葉 (野烟叶). Còn gọi là la rừng, ngoi, cà hôi, phô hức (Thổ), chìa vôi, sang mou (Luang prabang-Lào). Tên khoa học Solanum verbascifolium L. (Solanum pubescens Roxb, Solanum erian-thum Don.). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cây lá men - 小魚仙草 (小鱼仙草). Còn gọi là kinh giới núi, cây men. Tên khoa học Mosla dianthera Maxim. Thuộc họ Hoa Môi Lamiaceae (Labiatae).
Cây lá ngón - 斷腸草 (断肠草). Còn gọi là co ngón (Lạng Sơn), thuốc dút ruột - hồ mạn trường - đại trà đằng, hồ mạn đằng, hoàng đằng, câu vẫn, đoạn trường thảo. Tên khoa học Gelsemium elegans Benth, (Medicia elegans Gardn, Leptopteris sumatrana Blume). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Cây lá ngón được coi lá loại cây độc nhất trong nước ta. Người ta cho rằng chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người. Tên cây ngón còn dùng để chỉ một cây khác nữa có tên khoa học là Pterocaryatonkinensis Dode thuộc họ Hồ đào (Juglandaceae) sẽ giới thiệu ở sau. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Cây lá tiết dê - 錫生藤 (锡生藤). Còn gọi là cây mối tròn, cây mối nám. Tên khoa học Cissampelos pareira L. (Cissampelos convolvulacea Willd.). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Cây lai - 石栗. Còn gọi là thạch lật (Trung Quốc), ly (Thái) sekiritsu (Nhật), bancoulier à trois lobes. Tên khoa học Aleurites moluccana Willd. (Aleurites triloba Forst.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]