Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

SÂM BỐ CHÍNH - 五指山參 (五指山参)

Còn gọi là sâm thổ hào, sâm báo, nhân sâm Phú Yên.

Tên khoa học Hibiscus sagittifolius Kurz (Abelmoschus sagittifolius L. Merr., Hibiscus apelmoschus L.).

Thuộc họ Bông (Malvaceae).

SÂM BỐ CHÍNH, 五指山參, 五指山参, sâm thổ hào, sâm báo, nhân sâm Phú Yên, Hibiscus sagittifolius Kurz, Abelmoschus sagittifolius L. Merr., Hibiscus apelmoschus L., họ Bông, Malvaceae

Sâm bố chính - Hibiscus sagittifolius

Sâm bố chính (Radix Hibisci sagitifolii) là rễ phơi khô hoặc chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây sâm bố chính.

Tên bố chính vì một y gia Việt Nam sử dụng cây này lần đầu tiên ở huyện Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình.

Lúc đầu sâm bố chính chỉ dùng để chỉ rễ một cây cùng loại nhưng nhỏ, có rễ nhỏ, còn loại ta đang dùng thường gọi là sâm thổ hào nhưng nay đã quen gọi là sâm bố chính.

Tên sâm thổ hào vì mọc ở Thổ Hào (Nghệ An).

Sâm báo vì mọc ở núi Báo Thanh Hóa.

A. MÔ TẢ CÂY

Sâm bố chính là một loại cây thuộc thảo sống dai, mọc đứng một cách yếu ớt, có khi dựa vào các cây xung quanh, cao chừng 1m hay hơn. Rễ mẫm màu trắng nhạt hay vàng nhạt, có đường kính 1,5-2cm, nhiều rễ có hình người trông rất giống nhân sâm, có lẽ vì thế người xưa bắt đầu dùng nhầm rồi thấy tốt mà dùng mãi và lưu truyền về sau chăng.

Lá ở phía gốc cây hình trái xoan, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn. Các lá ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp, có khi phiến lá chia 5 thuỳ với thuỳ gữa dài hơn, có khi phiến lá chi thuỳ trông như mũi tên. Lá dài 6-7cm, rộng 7-30mm. Mặt lá có lông đơn hay hình sao, lá kèm hình sợi chỉ dài 7mm có ít lông dài.

Hoa màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, đường kính tới 8cm. Cuống hoa dài 5-8cm, có lông cứng, hơi phồng đầu. Tiểu đài cấu tạo bởi 7-10 bộ phận, dài 12-14mm, có lông tua tủa; đài hoa hình túi, ở ngọn có vài răng nhỏ, đài rách ra và rụng sớm; 5 cánh hoa dài 5-6cm, rộng 3-4cm ở ngọn. Nhiều nhị hàn liền với nhau thành một cột. Bao phấn phủ cột cột đó đến tận gốc. Bầu có lông, 5 vòi, có tuyến.

Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần tiểu đài, ngoài mặt có lông, khi chín, quả nứt thành 5 mảnh vỏ, mặt trong và mặt ngoài đều có lông.

Hạt hình thận, màu nâu, ngoài mặt có những đường vân rất sít nhau thành những gợn hay ụ màu vàng.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Sâm bố chính mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi ở Việt Nam. Miền Bắc có nhiều nhất ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn (Nghệ An, Hà Tĩnh). Một vài địa phương thuộc Quảng Bình, Hòa Bình và Tây Bắc.

Tại nhiều nơi khai thác cả cây vông vang (Hibiscus abelmoschus L.). Hai cây hơi giống nhau nhưng có điều khác là cây vông vang lớn hơn, lông dài hơn, hoa vông vang sắc vàng, hoa bố chính sắc đỏ.

Có người lại nói sâm báo ở Thanh Hóa là tên khác của sâm bố chính, thực tế cây sâm báo (mọc nhiều ở núi Báo (Thanh Hóa) cùng họ Bông, cây giống cây sâm bố chính nhưng hoa nhỏ hơn, sắc vàng. Có lẽ nó thuộc loài Hibiscus sagittifolius var. septentrionalis Gagnep.

Rễ sâm bố chính đào vào các thánh 11-12 và tháng 1-2. Hiệu suất trung bình 6 tấn/1ha.

Đào rễ về, có nhiều cách chế biến khác nhau:

   1. Có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân ở trên, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm, vớt ra để khô nước đồ cho chín rồi phơi nắng hoặc sấy cho thật khô.

   2. Có nơi đào rễ về cắt bỏ thân cạo sạch vỏ ngoài, ngày phơi đêm sấy cho thật khô.

   3. Cũng có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân và rễ con, rửa sạch ngâm vào nước phèn chua tán nhỏ, hòa tan vào nước lã). Rửa sạch phơi nắng hay sấy khô.

   4. Có người cầu kỳ lại ngâm thêm nước gừng, gấc và đường cho thêm màu đỏ, vị cay và vị ngọt nhưng không cần thiết.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong sâm bố chính chúng tôi đã nghiên cứu thấy có rất nhiều tinh bột và tới 35-40% chất nhầy (Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chyên, Trương Vinh, Tài liệu học tập dược, tập 1-1961).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Sâm bố chính phối hợp với các vị thuốc khác để chữa các chứng ho, sốt nóng, trong người khô, táo, khát nước, gầy còm.

Một số các ông lang cho rằng sâm bố chính là một vị thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa sốt, bệnh phổi và bạch đới.

Liều lượng chưa xác định, thường dùng với liều 6-12g hay hơn.

Chú thích:

   Tuy mang tên sâm vì vị thuốc có hình dạng giống người như nhân sâm, nhưng không nên nhầm với nhân sâm.

   Qua thành phần hóa học và công dụng sâm bố chính trong nhân dân, chúng tôi thấy có nhiều điểm giống vị thuốc Radix Athaeae - là rễ cây Althaea officinilis L. thuộc cùng họ Bông Malvaceae. Cây này chưa thấy ở nước ta, nhưng được nhiều nước trên thế giới công nhận là vị thuốc chính thức ghi trong các dược điển.

   Thành phần hoá học của cây này cũng gồm có 35% chất nhầy, nhiều tinh bột, asparagin, đường sacaroza. Người ta cho hoạt chất là chất nhầy.

   Cây này được nhân dân châu Âu dùng từ thế kỷ thứ IV. Hiện nay vẫn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản, làm thuốc súc miệng chữa viêm cổ họng, viêm đường tiểu tiện, đi ỉa lỏng và dùng ngoài đắp mụn nhọt.

   Tác dụng của rễ Althaea là do chất pectin và chất nhầy. Theo Crapcov các chất này ở dạng keo làm giảm sự viêm tấy và sự kích thích ở các niêm mạc nhất là trong ống tiêu hoá, đồng thời làm chậm sự hấp thụ các vị thuốc khác cùng uống, kéo dài thời gian tác dụng của vị thuốc đó tại chỗ.
Việc thu hái và chế biến vị thuốc đo cũng có thể giúp ta áp dụng vào việc chế sâm bố chính.

   Đào rễ cẩn thận để khỏi thương tổn rễ. Sau đó cắt bỏ thân và đầu rễ. Có khi cắt bỏ cả rễ chính nếu xơ quá.

   Sấy hay phơi ngoài trời cho se, dùng dao cạo bỏ vỏ mỏng. Củ to và dày phải bổ dọc cho chóng khô, sau đó đem phơi hoặc sấy.

   Tất cả công việc trên phải tiến hành hết sức mau, nhất là thời gian chế biến không nên kéo dài để tránh các đốm đen do mốc, làm giảm giá trị của thuốc.

   Khi sấy không nên để nhiệt độ cao quá 40o.

   Do việc cạo vỏ ngoài tốn nhiều công phu quá cho nên năm 1940, Viện nghiên cứu cây thuốc VILAR Liên Xô cũ có nghiên cứu so sánh và đi tới kết luận là không cần thiết cạo vỏ mỏng.

   Rễ Althaea được dùng dưới dạng cao khô, cao lỏng, xirô (2 phần cao Althaea khô và 98 phần xirô).

Vài đơn thuốc có rễ Althaea có thể áp dụng đối với sâm bố chính:

   - Đơn 1: Thuốc pha rễ Althaea 6g trong 180g nước, xirô cam thảo 200g. Người lớn cách 2 giờ uống 1 thìa to.

   - Đơn 2: Thuốc pha rễ Althaea 2g trong 100ml, xirô Althaea 30g. Trẻ con 2 tuổi ngày dùng 4-5 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Long nhãn
08/05/2025 11:31 CH

- 龍眼 (龙眼). Còn có tên là lệ chi nô, á lệ chi. Tên khoa học Euphoria longana Lamk [Euphoria longan (Lour.) Steud., Nephelium longana Lamk.]. Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Long nhãn nhục (Arillus Longanae) là áo hạt phơi hay sấy khô nửa chừng của quả nhãn. T...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Sở - 茶梅. Còn gọi là trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè. Tên khoa học Camellia sasanqua Thunb. [Thea sasanqua (Thunb.) Nois.]. Thuộc họ Chè (Theaceae). Cây sở cho ta những sản phẩm sau đây: Dầu sở còn gọi là dầu chè dùng làm thực phẩm hay trong kỹ nghệ xà phòng. Khô sở dùng làm phân bón, nguyên liệu chiết saponozit, làm thuốc trừ sâu, duốc cá.
So đũa - 木田菁. Còn gọi là dank kaa, angkea dey chhmol (Cămpuchia), phak dok khe (Lào- Viênchian), fayotier (Pháp). Tên khoa học Sesbnia grandiflora Pers. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Sòi - 烏桕 (乌桕). Còn gọi là ô cửu, ô thụ quả, ô du, thác tử thụ, mộc tử thụ, cửu tử thụ. Tên khoa học Sapium sebiferum (L.), Roxb. (Croton sebiferum L. Stillingia sebifera Michx.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây sòi cho các vị thuốc sau đây: 1. Vỏ rễ - ô cửu căn bì (Radix Sapii) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây sòi. Có khi người ta dùng cả vỏ thân, nhưng hay dùng vỏ rễ hơn. 2. Dầu hạt sòi - cửu chi hay ô cửu chi hay bì du (Oleum Sapii) là hỗn hợp chất sáp bọc lớp ngoài của hạt và dầu ép từ hạt sòi. Tên gọi là ô cửu vì quạ (ô) thích ăn hạt cây này.
Sơn tra - 山楂. Còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine. Tên khoa học Crataegus pinnatifida Bunge (bắc sơn tra, sơn tra); Crataegus cuneata Sieb.et Zucc. (nam sơn tra, dã sơn tra). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Sơn tra (Fructus Crataegi) là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây bắc hay nam sơn tra.
Sơn từ cô - 獨蒜蘭 (独蒜兰). Còn gọi là mao từ cô. Tên khoa học Pleione bulbocodioides (Franch.) Rolfe (Coelogyne bulbocodioidcs Franch.). Thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Sử quân tử Còn gọi là cây quả giun, quả nấc, sứ quân tử. Tên khoa học Quisqualis indica L. Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Ta dùng quả chín (Fructus Quisqualis) hay nhân chín (Semen Quisqualis) phơi hay sấy khô của cây sử quân tử. Tên đúng là sứ quân tử (hạt của ông sứ quân) vì trước đây có một vị sứ quân (người đứng đầu một vùng ngày xưa) chuyên dùng hạt này chữa bệnh cho trẻ em. Về sau đọc chệch thành sử quân.
Tai chua - 大果藤黄. Tên khoa học Garcinia pedunculata Roxb. (G. cowa Roxb.). Thuộc họ Bứa Clusiaceae (Guttiferae). Về tên khoa học của tai chua, một số người đã căn cứ vào tài liệu đầu tiên của Ch. Grevost và A. Petelot đã xác định là một loài thuộc chi Dillenia. Nhưng ngay trong những phần phụ lục của tác giả trong tập Sản phẩm Đông Dương I đã đính chính lại tên, và tập VI (1941) các tác giả đã nhắc lại và khẳng định là loài Garcinia pedunculata Roxb.
Tai chuột - 眼樹蓮 (眼树莲). Còn gọi là cây hạt bí, qua tử kim. Tên khoa học Dischidia acuminata Cost. Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Tầm duột Còn gọi là chùm ruột, chùm giuột, tầm ruộc, mak nhôm (Viêntian). Tên khoa học Phyllanthus disichus Muell, Arg. (Phyllanthus acidus Skeels, Cicca disticha L.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tần cửu (Thanh táo) - 駁骨丹 (驳骨丹). Còn gọi là tần cừu, tần qua, tần giao, thanh táo, thuốc trặc, trường sơn cây. Tên khoa học Justicia gendarussa L. (Gendarussa vulgaris Nees.). Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Táo rừng Còn gọi là mận rừng, bút mèo, vang trầm. Tên khoa học Rhamnus crenatus Sieb và Zucc. var. cambodianus Tard. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
Táo ta - 酸枣. Còn gọi là toan táo nhân. Tên khoa học Ziyphus jujuba Lamk. (Zizyphus trinervia Roth.). Thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Toan táo nhân (Semen Zizyphi) là nhân phơi hay sấy khô của hạt cây táo vẫn cho ta quả.
Tất bạt - 蓽拔 (荜拔). Còn gọi là tiêu lốt, tiêu hoa tím, morech ton sai (Campuchia). Tên khoa học Piper longum Lin. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Tật lê - 蒺藜. Còn gọi là bạch tật tê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu, herbe terrestre, saligot terrestre, herse. Tên khoa học Tribulus terrestris L. (T. lanuginosus L.). Thuộc họ Tật lê (Zygophyllaceac). Bạch tật lê (Fructus Tribuli) là quả chín phơi hay sấy kho của cây tật lê. Vì quả có gai, giẫm phải thường sinh bệnh thối thịt như bị ma quỷ cho nên còn có tên gai ma vương.
Tế tân - 細辛. Tên khoa học Asarum sieboldii Miq. Thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae). Tế tân (Herba Asari sieboldi) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây tế tân. Tế là nhỏ, tân là cay vì vị thuốc có rễ nhỏ, vị cay nên gọi là tế tân. Ngoài cây tế tây nói trên (còn gọi là hoa tế tân) người ta còn dùng một cây khác với tên liêu tế tân (còn gọi là tế sâm) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây liêu tế tân - Asarum heterotropoides F. Schum. var. mandshuricum (Maxim.) Kitag. cùng họ.
Tề thái - 薺菜 (荠菜). Còn gọi là tề, tề thái hoa, địa mễ thái. Tên khoa học Capsella bursa pastoris (L.) Medic. Thuộc họ Chữ thập Brassicaceae (Cruciferae). Tề thái (Herba Capsellae) hoặc (Herba Bursae pastoris) là toàn cây tề thái phơi hay sấy khô.
Thạch - 凉粉. Còn gọi là quỳnh chi. Tên khoa học agar, agar-agar. Thạch (agar hay agar-agar) là một chất nhầy phơi khô chế từ một số hồng tảo như nhiều loại rau câu (gracilaria sp.) của ta hoặc từ một loại hồng tảo gọi là thạch hoa thái Gelidium amensii Lamour. thuộc họ Thạch hoa thái (Gelidiaceae) lớp hồng tảo (Rhodophyceae).
Thạch hộc - 石斛. Còn gọi là kim thoa thạch hộc, thiết bì thạch hộc, kim thạch hộc, câu trạng thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo. Tên khoa học Dendrobium sp. Thuộc họ Lan (Orchidaceae). Thạch hộc (Caulis Dendrobii) là thân phơi hay sấy khô của nhiều loài thạch hộc hay hoàng thảo như Dendrobium nobile Lindl., Dendrobium simplicissimum Kranzl., Dendrobium dalhousieanum Wall., Dendrobium gratiosissimum Reichb., Dendrobium crumenatum Sw., v.v... Vị thuốc trên nhỏ dưới to, giống như cái hộc, mọc ở núi đá, do đó có tên (thạch: đá; hộc: cái hộc).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]