Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

SÀI ĐẤT - 蟛蜞菊

Còn gọi là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc.

Tên khoa học Wedelia calendulacea (L.) Less (Verbesina calendulacea L.).

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

sài đất, 蟛蜞菊, húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc, Wedelia calendulacea (L.) Less (Verbesina calendulacea L.), họ Cúc Asteraceae, Compositae

sài đất, 蟛蜞菊, húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc, Wedelia calendulacea (L.) Less (Verbesina calendulacea L.), họ Cúc Asteraceae, Compositae

Sài đất - Wedelia calendulacea

A. MÔ TẢ CÂY

Sài đất còn có tên húng trám vì khi vò cây có mùi trám, và được một số nơi dùng nó ăn sống như ăn rau húng. Người ta còn gọi là ngổ núi vì cây giống cây rau ngổ lại mọc hoang trong núi. Tên cúc nháp hay cúc giáp vì hoa giống hoa cúc, lá và thân lại nham nháp.

Sài đất là một loại cỏ sống dai, mọc lan bò, chỗ thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy, nơi đất tốt có thể cao hơn 0,5m. Thân màu xanh có lông trắng cứng nhỏ. Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài, 2 đầu nhọn, dài 15-50mm, rộng 8-25mm, có lông nhỏ cứng ở cả 2 mặt, mép có 1-3 răng cưa nông, 2 bên gân chính có 2 gân phụ xuất phát gần như từ 1 điểm ở phía cuống lá, gân chính và phụ đều nổi ở mặt dưới lá. Cụm hoa hình đầu, cuống hoa thìa lia màu vàng tươi (khác với hoa cây lỗ địa cúc thường dùng nhầm với cây sài đất, xem ở chú thích). Quả bế không có lông, đầu thu hẹp lại, tận cùng mang một vòng có răng.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.

Trồng sài đất rất đơn giản, chọn nơi đất tốt, hơi ẩm, cắt những mẩu thân thành từng đoạn dài 20-30cm, hay chọn những đoạn thân có rễ sẵn, vùi 2/3 xuống đất. Trong vòng 15-20 hôm cây đã mọc tốt, sau 1 tháng đã có thể thu hoạch; cắt cây sài đất sát đất, tưới nước bón phân tốt thì sau nửa tháng lại thu hoạch được nữa.

Thu hoạch gần như quanh năm, nhưng tốt  nhất vào vụ Hè các tháng 4-5-8 lúc cây đang ra hoa.

Thường người ta dùng sài đất tươi. Có thể dùng khô nhưng tác dụng có vẻ không bằng tươi. Chúng tôi đang thí nghiệm dùng sài đất ổn định bằng cách cho đồ hơi nước sôi trong 5 phút trước khi phơi hay sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Cây sài đất đã được T. R. Govindachari, K. Nagarajan nghiên cứu từ năm 1956 và đã lấy được từ lá ra một chất lacton gọi là wedelolacton C16H10C7 với  tỷ lệ 0,05%.

Các tác giả cũng đã đưa ra được công thức khai triển (theo W. Karrer. 1958, Konstitution und workommen der organischen Pflanzenstoffe). Trọng lượng phân tử 314,2. Độ chảy 242-244oC (triaxetat).

wedelolacton, C16H10C7

Theo cấu trúc wedelolacton vừa là một flavonoit vừa là một cumarin.

Theo sự nghiên cứu của Bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội, trong sài đất có tinh dầu, rất nhiều muối vô cơ. Hoạt chất cho đến nay vẫn chưa xác định được.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Theo báo cáo của bệnh viện Bắc Giang năm 1961, tác dụng kháng sinh của sài đất trong ống nghiệm rất thấp: Không thấy tác dụng với Flexneri, vòng vô khuẩn đối với cầu trùng Staphyllococcus 0,3cm, với bạch cầu trùng 0,2cm, với liên cầu trùng Streptococcus 0,1cm với Typhi 0,1cm.

Trên lâm sàng, ngược lại sài đất biểu hiện 2 tác dụng rõ rệt: Giảm đau, giảm sốt và kháng sinh rõ rệt; không thấy độc tính.

Năm 1966, theo dõi 21 trường hợp viêm nhiễm trùng phần mềm (viêm tấy tỏa lan hay khu trú, viêm quầng, áp xe đầu đinh, phần lớn có sốt), bệnh xá Ngô Quyền (Hải Phòng) chỉ dùng sài đất giã nát đắp lên chỗ viêm, không cho uống và cũng không cho một thứ thuốc nào khác đã đi tới kết luận là tác dụng chống viêm của sài đất rất rõ rệt, những hiện tượng sưng nóng đỏ đều dần dần biến mất, nhưng lá sài đất không có tác dụng đối với những trạng thái viêm đã chuyển sang giai đoạn mưng mủ, áp xe hóa (Sức khỏe, 8-1966).

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nhân dân Bắc Ninh, Bắc Giang và nhiều nơi khác vẫn dùng cây sài đất ăn sống như rau với thịt hay cá.

Một số nơi khác dùng sài đất tắm trị rôm sảy hoặc uống phòng chạy sởi, chữa báng, sốt rét.

Từ cuối năm 1961, bệnh viện Bắc Giang đã sử dụng điều trị có kết quả mọi trường hợp viêm tấy ngoài da, ở khớp xương, ở răng, vú, sưng bắp chuối, sưng khớp nhiễm trùng, lở loét, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt, .v.v.

Hiện nay việc sử dụng sài đất được phổ biến rộng rãi, có nơi đã dùng sài đất chữa viêm bàng quang cũng có kết quả tốt (Bệnh viện khu Hai Bà Hà Nội, năm 1966).

Có thể dùng tươi hay khô. Nhưng cho đến nay những người dùng thường cho tươi tốt hơn khô. Cây thu hái vào mùa Hè tốt hơn thu hái vào những mùa khác (Phân viện 9). Tuy nhiên còn cần theo dõi nhiều hơn nữa mới có thể đi tới kết luận chắc chắn.

Dùng cây tươi: Ngày uống 100g, giã cây tươi với ít muối ăn, thêm 100ml nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước chia làm 1-2 lần uống trong ngày. Bã có thể dùng đắp lên nơi sưng đau.

Có thể giã nát, vắt lấy nước cô đặc thành cao dùng dần. Cao này bảo quản không bị mốc hỏng.

Dùng cây khô: Ngày dùng 50g thêm nửa lít nước, sắc và cô cho đến khi còn 200ml, chia 1-2 lần uống trong ngày.

Thời gian điều trị chừng 1-2 ngày, nhiều nhất tới 5-7 ngày.

Hiện nay có nơi chế thành dạng xirô, ống để uống (Bộ môn Dược liệu Trường đại học Dược Hà Nội), thuốc bột, thuốc viên. Cần chú ý tổng kết xem hình thức nào dùng tiện mà vẫn bảo đảm công hiệu.

Chú thích về nhầm lẫn

Hiện nay có 2 cây thường dùng nhầm với tên sài đất:

1. Cây lỗ địa cúc còn có tên là bành kỳ cúc, tên khoa học là Wedelia  prostrata (Hook. et Arn.) Hemls, cũng họ Cúc (Aseracetae).

Cây này thường có lá ngắn hơn, hoa màu vàng nhạt, quả bế không có lông và không thu hẹp ở đầu, không có vòng lồi lên, đầu cụt.

Chúng tôi chưa thu thập được tên địa phương.

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Theo báo Phúc Kiến trung y dược tạp chí 10-1959 (Trung Quốc) tại Phúc Kiến đã dùng lỗ địa cúc tươi chế dấm chữa 120 trường hợp bạch hầu có kết quả đạt 96,75%. Nhân dân Trung Quốc còn dùng cây lỗ địa cúc tươi trị viêm amyđan cấp tính, sưng đau cổ họng, viêm phổi, viêm phế quản, ho lâu ngày, cao huyết áp, ho ra máu, máu cam, u ở mũi. Dùng ngoài chữa mụn nhọt đầu đinh kết quả rất tốt.

Báo Dược học Việt Nam 11-1965 có giới thiệu một đơn vị quân y dùng lỗ địa cúc đã phơi khô nấu thành cao tiêu độc dùng chữa viêm tấy, nhọt, apxe, ho, lở loét, .v.v. có kết quả tốt. Nhưng dùng tươi kết quả tốt hơn. Tuy nhiên trong báo cáo không mô tả rõ cây, lại có chú thích là có nơi gọi là sài đất Bắc Giang, cho nên chúng tôi thấy cần chú ý theo dõi lại.

2. Cây sài đất giả: Chỉ mới thấy Quốc doanh Hà Nội thu mua nhầm một vài lần. Cây này có tên khoa học là Lippia nodiflora (L) L. C. Rich., thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

sài đất giả, Lippia nodiflora (L) L. C. Rich., họ Cỏ roi ngựa, Verbenaceae

Sài đất giả - Lippia nodiflora

Cây này rất dễ phân biệt ở những đặc điểm: Cành gần như vuông, nhẵn hay hơi có lông. Lá hình thìa, đầu hơi tròn, mép phía trên có răng cưa, mép phía dưới hoàn toàn nguyên. Hoa nhỏ màu xanh nhạt, có khi vàng hồng hay trắng, mọc thành bông ở nách lá, lúc đầu hình đầu, sau khi kết quả thì dài ra hình như bắp ngô nhỏ dài 1-1,5cm trên có những hàng quả khô màu nâu đen.

Cây này ít thấy dùng làm thuốc ở nước ta. Theo một số tác giả, vùng Nha Trang người ta uống thay chè hay dùng chữa viêm phổi và một vài bệnh đường hô hấp.

Tại Ấn Độ, cây này được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa, thông tiểu.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Mật gấu
25/01/2025 10:55 CH

- 熊膽 (熊胆). Còn gọi là hùng đởm. Tên khoa học Fel Ursi. Thuộc họ Gấu (Ursidae). Mật gấu (Fel Ursi) là túi mật phơi hay sấy khô của nhiều loài gấu Ursus sp. Ở Việt Nam, thường là loài gấu ngựa Selenarctos thibetanus G. Cuvier. có khoang như chữ V trắng ở ngực...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Móng lưng rồng - 九死還魂草 (九死还魂草). Còn gọi là chân vịt, quyển bá, vạn niên tùng, kiến thủy hoàn dương, hồi sinh thảo, trường sinh thảo, cải tử hoàn hồn thảo, hoàn dương thảo, nhả mung ngựa (Thái), thạch bá chi. Tên khoa học Selaginella tamariscina (Beauv.) Spring. Thuộc họ Quyển bá (Selaginellaceae).
Mù u - 海棠油. Còn gọi là đồng hồ, khung tung, khchyong (Cămpuchia). Tên khoa học Calophyllum mophyllum L. (Balsamaria inophyllum Lour.). Thuộc họ Măng cụt (Guttiferae).
Mùi tây - 歐芹 (欧芹). Còn gọi là rau pecsin, persil. Tên khoa học Petroselinum sativum Hoff. (Carum petroselinum Benth. et Hoof. f). Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae).
Muồng trâu - 翅荚决明, 对叶豆. Còn gọi là trong bhang, ana drao bhao (Buôm mê thuột), dâng het, tâng hét, dang hét khmoch (Campuchia) khi lek ban (Lào). Tên khoa học Cassia alata L., (Cassia bracteata L., Cassia herpetica Jacq.). Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Muồng truổng - 簕欓花椒. Còn gọi là màn tàn, sen lai, tần tiêu, buồn chuồn, mú tương, cam. Tên khoa học Zanthoxylum avicennae (Lamk.) DC (Fagara avicennae Lamk., Zanthoxylum herculis Lour.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Mướp - 山鐵樹 (山铁树). Còn gọi là mướp hương, ty qua, thiên ty qua, bố ty, ty lạc. Tên khoa học Luffa cylindrica (L. ) Roem, (Momordica cylindrica L.). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Nấm hương - 香菇. Còn gọi là bioc hom, lét lang. Tên khoa học Lentinus edodes (Berk.) Sing.; Agaricus rhinonensis Berk. Thuộc họ Nấm tán Polyporaceae (Pleurotaceae).
Náng hoa trắng - 文殊蘭 (文殊兰). Còn gọi là cây lá náng, văn thù lan, hoa náng, chuối nước, thập bát học sĩ (Quảng Châu Trung Quốc). Tên khoa học Crinum asiticum L. (Crinum toxicarium Roxb.). Thuộc họ Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).
Nàng nàng - 白毛紫珠. Còn gọi là trứng ếch, trứng ốc, bọt ếch, nổ trắng, co phá mặc lăm (Thái), pha tốp (Lai Châu), đốc pha nốc (Lào), srul kraham (Cămpuchia). Tên khoa học Callicarpa cana L. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Nga truật - 蓬莪術 (蓬莪术). Còn gọi là ngải tím, tam nại, bồng truật, nghệ đen. Tên khoa học Curcuma zedoaria. Rosc. (Curcuma zerumbet Roxb.). Nga truật (Rizomza Zedoariae) là thân rễ phơi khô của cây ngải tím Curcuma zedoaria Rosc.
Ngải cứu - 艾葉 (艾叶). Còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp. Tên khoa học Artemisia vulgaris L.. Thuộc học Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng lá có lẫn ít cành non - Forlium Artemisiae - phơi hay sấy khô của cây Ngải cứu. Vị thuốc còn mang tên ngải diệp (lá ngải). Ngải cứu là một vị thuốc thông dụng cả trong Đông y và Tây y.
Nghệ - 薑黃 (姜黄). Còn có tên là uất kim, khương hoàng, safran des Indes. Tên khoa học Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Ta dùng thân rễ cây nghệ gọi là khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) và rễ củ gọi là uất kim (Radix Curcumae longae).
Ngô thù du - 吳茱萸. Còn gọi là thù du, ngô vu. Tên khoa học Evodia rutaecarpa (Juss) Benth. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ngô thù du (Fructus Evodiae) là quả chín phơi khô của cây thù du. Thù du ở nhièu nơi đều có, nhưng chỉ có loại thù du ở đất Ngô là tốt hơn cả, do đó có tên ngô thù du.
Ngũ bội tử - 五倍子. Còn gọi là bầu bí, măc piêt, bơ pật (Thái). Tên khoa học Galla sinensis. Ngũ bội tử (galla sinensis) là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu ngũ bội tử Schlechtendalia sinensis Bell gây ra trên những cuống lá và cành của cây muối hay cây diêm phu mộc - Rhus semialata Murray (Rhus sinensis Mill.) thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Ngũ gia bì - 五加皮. Còn gọi là xuyên gia bì, thích gia bì (ngũ gia bì gai). Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Acanthopanax aculeatum Hook. Acanthopanax trifoliatus (L). Merr. Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Ngũ gia bì (Cortex Acanthopanacis), là vỏ rễ phơi khô của cây ngũ gia bì. Vì lá có 5 lá chét to chụm vào với nhau và chỉ dùng vỏ rễ làm thuốc do đó có tên như vậy. Ngoài vị trên ra, tên ngũ gia bì còn chỉ nhiều vị khác nhau. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Nhội - 秋楓木 (秋枫木). Còn gọi là thu phong, ô dương, trọng dương mộc. Tên khoa học Bischofia trifoliata (Roxb.) Hook.f. (Bischofia javanica Blume, Andrachne trifoliata Roxb.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cần chú ý ngay là có 2 cây mang tên nhội. Cây thứ 2 thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), có tên khoa học là Citharexylon quadrangulare Jacq.
Nhục đậu khấu - 肉豆蔻. Còn gọi là nhục quả, ngọc quả, muscade, noix de muscade. Tên khoa học Myristica fragrans Houtt. Thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae). Cây nhục đậu khấu cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Nhục đậu khấu (Semen Myristicae) là nhân phơi hay sấy khô của cây nhục đậu khấu. (2) Ngọc quả hoa còn gọi là nhục đậu khấu y (Arillus Myristicae hay Macis) là áo của hạt nhục đậu khấu phơi hay sấy khô.
Niệt gió - 了哥王. Còn gọi là gió niệt, gió cánh, gió miết, gió chuột, liễu kha vương, lĩnh nam nguyên hoa, cửu tin thảo, sơn miên bì, địa ba ma, độc ngư đằng. Tên khoa học Wikstroemia indica C. A. Mey. (Wikstroemia viridiflora Meissn, Daphne cannabina Lour.). Thuộc họ Trầm (Thymeleaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]