Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

SẢ - 香茅

Còn gọi là cỏ sả, lá sả, sả chanh, hương mao.

Tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl (Sả)-cymbopogon flexuosus. Stapf (Sả chanh).

Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

SẢ, 香茅, cỏ sả, lá sả, sả chanh, hương mao, Cymbopogon nardus Rendl (Sả), cymbopogon flexuosus. Stapf, họ Lúa Poaceae, Gramineae

Sả - Cymbopogon nardus

A. MÔ TẢ CÂY

Sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi, cao từ 0,80 đến 1,5m hay hơn. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép hơi nháp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơi đặc biệt mùi sả.

Trồng làm thuốc, người ta ít phân biệt sả này với sả khác, nhưng khi trồng để cất tinh dầu người ta phân biệt sả ra hai nhóm có tinh dầu có giá trị khác hẳn nhau:

1. Nhóm sả cho tinh dầu với thành phần chủ yếu là Citronellal và genariola (citronnelle).

   Trong nhóm này có loài Cymbopogon winterianus, Cymbopogon nardus (L.) Rendl. (Andropogon nardus L.) có hàm lượng tinh dầu cao và chất lượng tốt nhất, sau đấy đến cây sả Cymbopogon confertiflorus Stapf cho ít tinh dầu hơn, chất lượng cũng kém hơn.

2. Nhóm sả cho tinh dầu với thành phần chủ yếu là xitrala (Lemon grass-Verveine des Indes) làm tinh dầu có mùi chanh rất rõ.

   Đứng đầu nhóm sả này là sả Cymbopogon flexuosus Stapf. (Andropogon flexuosus Nees), sau đến loài Cymbopogon citratus Stapf, (Andropogon Schoenanthus L.).

Ngoài hai nhóm này còn một số loài sả cho tinh dầu có thành phần khác hẳn mặc dầu về hình thái và giải phẫu rất khó phân biệt như loài sả Cymbopogon martinii (Roxb.) Wats. thì thứ motia cho tinh dầu gọi là essence Palma rosa hay Geranium des Indes chứa tới 75-95% geraniola, còn thứ sofia lại cho một thứ tinh dầu không chứa geraniola mà lại chỉ có ancol perilic.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây sả được trồng ở khắp nước ta, nhưng diện tích trồng làm thuốc không nhiều, chỉ có tính chất gia đình và người ta chỉ dùng rễ hoặc toàn cây đào về dùng tươi hay phơi trong râm mát.

Nhưng diện tích trồng sả để cất tinh dầu lại rất lớn: Từ trước Cách mạng tháng 8, ở miền Bắc nước ta diện tích trồng ở đồn điền Sơn Cốt (Thái Nguyên cũ - Bắc Thái hiện nay) hằng năm cho khoảng 10 tấn tinh dầu. Từ ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc nước ta (1954) diện tích trồng sả để cất tinh dầu tăng dần tới hàng nghìn hecta, hằng năm cung cấp hằng trăm tấn tinh dầu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhu cầu tinh dầu sả trên thế giới vào khoảng 3.000-4.000 tấn/năm. Những nước sản xuất nhiều tinh dầu sả nhất là Inđônêxya (nổi tiếng sả Giava), Xrilanca nổi tiếng với tên sả Xrilanca, sau đến Ấn Độ, Trung Quốc.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Nhân dân ta dùng rễ và toàn cây tươi khô. Hoạt chất của sả như thế nào hiện chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Chỉ mới biết trong sả có 1 đến 2% tinh dầu.

Tùy theo loài sả, thành phần của tinh dầu thay đổi và có giá trị khác nhau. Tinh dầu sả cất từ cây sả Cymbopogon nardus (L.) Rendl. (sả Xrilanca) và cây Cymbopogon winterianus Jowitt (sả Giava) có từ 20 đến 40% geraniola và citronellola, 40 đến 60% xitronellala. Loài thứ hai được trồng nhiều ở Giava, Đài Loan, Trung Mỹ (Guatemala), Ghinê, Mangat. Tinh dầu sả cất từ cây sả chanh Cymbopogon flexuosus và C. citratus chứa từ 70 đến 80% xitral. Loại sả chanh này được trồng nhiều ở Ấn Độ, Mangat, đảo Como, Trung Mỹ (Guatemala), châu Phi ( Cônggô, Kênya). Tinh dầu sả cất từ loài Cymbopogon martinii  var. motia chứa 75- 95% geraniola còn var. sofia chứa ancol perilic.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tinh dầu sả dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, đuổi muỗi, còn dùng trong công nghiệp chất thơm, làm nước hoa, xà phòng thơm...

Lá sả dùng pha nước uống cho mát và tiêu. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt.

Ngày dùng 15 đến 30g củ sả hay lá sả dưới dạng thuốc sắc hay nấu nước xông.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cúc mốc
25/03/2025 07:50 CH

- 芙蓉菊. Còn gọi là ngải phù dung, nguyệt bạch, ngọc phù dung. Tên khoa học Crossostephium chinense (L.) Mak., Crossostephium artemisioides Less. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Dầu rái trắng - 油樹 (油树). Còn gọi là dầu nước, nhang, yang may yang (Lào). Tên khoa học Dipterocarpus alatus Roxb. (Dipterocarpus gonopterus Turcz). Thuộc họ Dầu - Quả hai cánh (Dipterocarpaceae).
Đậu rựa - 刀豆. Còn gọi là đậu kiếm, đậu mèo leo, đao đậu tử. Tên khoa học Canavalia gladiata (Jacq) D. C. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu sị - 淡豆豉. Còn gọi là đạm đậu sị, đỗ đậu sị, hăm đậu sị. Tên khoa học Semen Sojae praeparatum. Đậu sị hay đạm đậu sị là đậu đen chế biến và phơi hay sấy khô.
Dây chặc chìu - 毛果錫葉藤 (毛果锡叶藤). Còn gọi là dây chiều, u trặc chìu, tích diệp đằng. Tên khoa học Tetracera scandens (L.) Merr. (Tetracera sarmentosa Vakl.). Thuộc họ Sổ (Dilleniaceae).
Dây đau xương - 宽筋藤. Còn gọi là khoan cân đằng. Tên khoa học Tinospora sinensis Merr (Tinospora tomentosa Miers, Tinospora malabarica Miers, Menispermum malabaricum Lamk). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Tên dây đau xương vì người ta dùng cây này để chữa bệnh đau xương. Khoan cân đằng là tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe.
Dây đòn gánh - 咀签. Còn gọi là đòn kẻ trộm, dây gân. Tên khoa học Gouania leptostachya DC. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
Dây ký ninh - 千里找根. Còn gọi là thuốc sốt rét, dây thần thông, bảo cự hành, khua kao ho (Lào), bandaul pech (Campuchia), liane quinine (Pháp). Tên khoa học Tinospora crispa (L.) Miers., (Menispermum crispum L., Cocculus tuberculatus L., C. cispus DC.). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Người ta dùng thân cây của cây thần thông, tươi hoặc khô. Đây không phải là cây canhkina và không có chất quinin mặc dù mang tên dây ký ninh. Chú ý đừng nhầm lẫn.
Dây quai bị - 厚葉崖爬藤 (厚叶崖爬藤). Còn gọi là dây dác, para (Phan rang). Tên khoa học Tetrastigma strumariun (Planch) Gagnep., (Tetrastigma crassipes var. strumarium Planch.). Thuộc họ Nho (Vitaceae).
Dây thuốc cá - 毛魚藤 (毛鱼藤). Còn gọi là dây duốc cá, dây mật, dây cóc, dây cát, lầu tín, tuba root (Anh), derris (Pháp), touba. Tên khoa học Derris elliptica Benth., Derris tonkinensis Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Dây duốc cá là những cây cho rễ dùng đánh bả cá. Vì những cây này chỉ độc đối với sâu bọ và động vật máu lạnh, không độc đối với người và súc vật nuôi trong nhà cho nên còn được dùng trong nông nghiệp để diệt trừ sâu bọ. Cây có ở Việt Nam.
Dây toàn - 白毛藤. Còn gọi là già căn, douce amère. Tên khoa học Solanum dulcamara L. (Solanum lyratum Thunb.). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Địa du - 地榆. Còn gọi là ngọc trát (Trung Quốc), sanguisorbe officinale, grande pimprenelle (Pháp), Pimpernel (Anh). Tên khoa học Sanguisorba officinalis L. Tên "địa du" vì "địa" là đất, "du" là cây du. Cây địa du lúc mới mọc lên, lá giống cây du, lan khắp trên mặt đất, nên đặt tên như vậy.
Địa liền - 山柰. Còn gọi là sơn nại, tam nại, thiền liền, sa khương, faux galanga. Tên khoa học Kaempferia galanga L., (Kaempferia rotunda Ridl.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Sơn nại (Rhizoma Kaempferiae) là thân rễ thái mỏng phơi khô của cây địa liền. Tên địa liền vì lá mọc sát mặt đất.
Điều nhuộm - 紅木 (红木). Còn gọi là xiêm phung, cham pou, champuk shralok (Cămpuchia), som hu, som phu, kam tai, kam set (Lào), rocouyer-annato. Tên khoa học Bixa orellana L. Thuộc họ Điều nhuộm (Bixaceae).
Đinh hương - 丁香. Còn gọi là cống đinh hương, đinh tử, đinh tử hương. Tên khoa học Syzygium aromaticum (L.) Merr.et Perry, Eugenia caryophyllata Thunb., Eygenia caryophillus (Sprengel) Bullock et. Hariss. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Vị thuốc giống như chiếc đinh, lại có mùi thơm nên đặt tên đinh hương. Tên caryophyllata do chữ caryo có nghĩa là quả giẻ, phyllus là lá; sau khi lá đài rụng hết, vị đinh hương giống như một quả hạt giẻ nhỏ được bao bọc bởi một vòng lá.
Đỗ trọng - 杜仲. Tên khoa học Eucommia ulmoides Oliv. Thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae). Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) là vỏ phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng. Xưa kia vì có người họ Đỗ tên Trọng dùng vị thuốc này, do đó mà đặt tên.
Độc hoạt - 獨活 (独活). Trên thị trường, tên độc hoạt dùng để chỉ thân rễ và rễ của nhiều cây khác nhau. Sau đây là một số vị chính: (1) Xuyên độc hoạt: Radix Angelicae tuhuo là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên độc hoạt (Angelica laxiflora Diels) ở vùng Hồ Bắc, hoặc cây Angelica megaphylla Diels ở vùng Tứ Xuyên, đều thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umebelliferae); (2) Hương độc hoạt: Radix Angelicae pubescentis là rễ của cây mao đương quy (Angelica pubescen Maxim) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae); (3) Ngưu vĩ độc hoạt: Radix Heraclei hemsleyani là rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt đuôi trâu. Ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Michx) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Cùng với tên ngưu vĩ độc hoạt có nơi còn dùng rễ phơi khô của cây độc hoạt lông mềm, nhuyễn mao độc hoạt - Heracleum lanatum Michx. cùng họ; (4) Cửu nhỡn độc hoạt: Độc hoạt 9 mắt, (Rhizoma Araliae cordatae) còn gọi là thổ đương quy (trong Bản thảo thập di) hay cửu nhỡn độc hoạt (vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cửu nhỡn độc hoạt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Đơn buốt - 鬼针草. Còn gọi là đơn kim, quỷ trâm thảo, manh tràng thảo, tử tô hoang, cúc áo. Tên khoa học Bidens pilosa L.. Thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Đơn châu chấu - 虎刺楤木. Còn gọi là cây cuồng, rau gai (Thái nguyên), độc lực (Hà tây), cẩm giảng (Bình gia, Lạng Sơn). Tên khoa học Aralia armata (Wall.) Seem (Panax armatum Wall.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]