Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

CON RƯƠI - 禾虫

Còn gọi là Palolo (Tiếng thổ dân trên các quần đảo Thái Bình Dương gọi con rươi).

Tên khoa học Eunice viridis.

Thuộc họ Rươi (Neireidae).

CON RƯƠI, 禾虫, Palolo, Eunice viridis, họ Rươi, Neireidae

Rươi - Eunice viridis

A. MÔ TẢ CON RƯƠI

Rươi là một loại giun sống ở nước, trên mình có nhiều loại lông tơ giúp rươi bơi dễ dàng trong nước.

Rươi trưởng thành dài 60-70mm, bề ngang chừng 5-6mm. Thân mình dẹp với hơn 50 đốt màu hồng, xanh nhạt, nâu nhạt hay màu trắng. Đầu rươi tương đối nhỏ, nhưng mắt lại to. Phần trước của rươi lớn hơn phần sau trong khi các đốt lại ngắn hơn. Cơ thể rươi rất đối xứng, lưng và bụng phân biệt rõ ràng.

Rươi sống quanh năm dưới đất, trong lớp bùn đáy sông hay trong các ruộng nước. Môi trường sống thích hợp cho rươi là nước phải thật nhạt. Khi đã đến thời kỳ sinh sản, rươi bò lui ra khỏi hang, phần sau chứa đầy tế bào sinh dục đứt lìa khỏi phần trước và trôi nhanh lên mặt nước. Chúng bơi tung tăng đây đó, phóng ra vô số trứng hay tinh trùng làm cho mặt nước có màu trắng đục như sữa.

Trứng, tinh trùng kết hợp với nhau tạo một thế hệ mới. Trong khi đó phần đầu của rươi vẫn sống dưới hang đào sâu đến 30-40cm để tái tạo phần đuôi. Phải mất đến một năm rưỡi mới trở lại tình trạng cũ. Lúc đó phần sau của vô vàn con rươi, đứt ra, trồi lên mặt nước khoảng từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng để hoàn thành chức năng sinh sản gọi là "hiện tượng Swarming". Đó chính là lúc vớt rươi vì chúng nhiều vô kể. Nếu không rươi sẽ chết và chìm xuống đáy sông.

B. PHÂN BỐ VÀ THU HOẠCH RƯƠI

Trong vùng biển nhiệt đới của Thái Bình Dương, người ta cũng thấy rươi thuộc loài Eunice viridis, xuất hiện quanh các đảo Samoa và Fidji vào đúng ngày giờ nhất định. Loài rươi Eunice fucata cũng được phát hiện trong vùng biển Caribê.

Ở nước ta, tại các cửa sông Thái Bình, nhất là vùng Hải Dương có rất nhiều loại rươi thuộc loài Tylorhynchus sinensis. Ngoài ra rươi còn được tìm thấy ở Gò Công, Đà Nẵng. Theo Dawdoff thì ở Côn Đảo, Nha Trang cũng có rươi.

Tại các khu vực dài nuôi tôm vùng Cà Mau cũng có rươi nhưng là giống Nereis, tên địa phương gọi là con rết biển. Rết biển cũng có hiện tượng xuất hiện thành đàn trên mặt nước hàng năm, nhưng không được nhân dân địa phương sử dụng làm thực phẩm. Nereis là thành phần quan trọng của thức ăn của cá.

Ở miền Bắc nước ta, vào những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch, trời đang bình thường bỗng mát hẳn, nhiệt độ có khi xuống dưới 25ºC, vòm trời u ám, có mưa lất phất... đó là dấu hiệu cho biết thời điểm đàn rươi kéo nhau lên mặt nước, tổ chức những cuộc "khiêu vũ tập thể" theo truyền thống. Lúc ấy từng đàn rươi ở dưới đáy sông tràn lên, lúc nhúc đầy mặt nước, nhảy múa tung tăng và bị người ta săn bắt chính vào thời kỳ này.

Vì rươi chỉ xuất hiện trên mặt nước vào thời kỳ sinh sản, vào những ngày giờ nhất định và chịu ảnh hưởng của thủy triều, thời tiết và nhiệt độ, cho nên trong nhân dân vùng có rươi đã có câu hát:

"Tháng chín đôi mươi,

Tháng mười, mồng năm"

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Cơ thể rươi chứa 11,34% chất đạm, 3,2% chất béo, cùng nhiều khoáng chất như sulfua canxi, kali và 0,3% kim loại.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trong nhân dân, nhất là những vùng có rươi, rươi được coi là nguồn thức ăn bổ vì nhiều chất đạm.

Ngoài ra rươi còn là thức ăn cho cá.

Tuy nhiên, những người có bệnh hen tránh ăn rươi có thể vì rươi có chất gây lên cơn hen.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Sâu ban miêu
03/07/2025 02:02 SA

- 斑蝥. Cantharis Mylabris. Còn gọi là nguyên thanh, ban manh, ban mao (Trung Quốc), sâu đậu (Việt Nam), cantharide vésicante (Pháp). Tên khoa học Cantharis vesicaroria, lytta vesicatoria Fabr., Mylabris phalerata Pall., Mylabris cichorii Linn. Thuộc họ Ban m...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thốt nốt - 糖棕. Còn gọi là thnot (Cămpuchia), mak tan kok (Lào), palmier à sucre, rondier. Tên khoa học Borasus flabellifer L. (Pholidocarpus tunicatus H. Wendl.). Thuộc họ Dừa (Palmaceae).
Thuốc bỏng - 落地生根. Còn gọi là trường sinh, thổ tam thất, đả bất tử, diệp sinh căn, sái bất tử, lạc địa sinh căn, sống đời. Tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. (Bryophylum calycinum Salisb.). Thuộc họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). Có tên "thuốc bỏng" vì cây được dùng làm thuốc chữa bỏng. Trường sinh (sống lâu) hay lạc địa sinh căn (rụng xuống đất mọc rễ) là vì cây sống rất lâu, lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ và thành một cây con.
Thược dược - 芍藥 (芍药). Trên thị trường có 2 loại thược dược: 1. Bạch thược là rễ phơi khô của cây Paeonia lactiflora Pall., (Paeonia albiflora Pall); 2. Xích thược là rễ của 3 cây khác nhau: Paeonia lactiflora Pall., Paeonia obovata Maxim, Paeonia veitchii Lynch, và một số loài khác nữa. Tất cả đều thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Thuốc giấu - 紅雀珊瑚 (红雀珊瑚). Còn gọi là hồng tước san hô, dương san hô. Tên khoa học Euphorbia tithymaloides L. (Pedilanthus tithymaloides (Linn.), Poit). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Thuốc lá - 煙草 (烟草). Còn gọi là Nicotiana thnam (Cămphuchia), yên thảo (Trung Quốc), tabac (Pháp). Tên khoa học Nicotinia tabacum Lin. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Thương lục - 商陸 (商陆). Còn gọi là trưởng bất lão, kim thất nương. Tên khoa học Phytolacca esculenta Van Hout. Thuộc họ Thương lục (Phytolaccaceae).
Thường sơn - 常山. Còn gọi là hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo. Tên khoa học Dichroa febrifuga Lour. Thuộc họ Thường sơn (Saxifragaceae). Cây thường sơn cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Vị Thường sơn (Radix Dichroae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thường sơn; (2) Lá và cành phơi hay sấy khô (Folium Dichroae) được gọi là thục tất. Trên thực tế ở Việt Nam người ta ít dùng rễ hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn. Chữ Dichroa có nghĩa là 2 màu, febrifuga có nghĩa là đuổi sốt, vì cây và lá thường sơn có 2 màu tím đỏ và xanh lại có tác dụng chữa sốt do đó có tên. Tên thường sơn vì có ở núi Thường Sơn, đất Ba Thục (Tứ Xuyên Trung Quốc hiện nay).
Thương truật - 蒼术 (苍术). Còn gọi là mao truật, xích truật, nam thương truật. Tên khoa học Atractylodes lancea (Thunb.) DC. (Atractylis lance Thunb.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Thủy tiên - 水仙. Còn gọi là hoa thủy tiên. Tên khoa học Narcissus tazetta Linn. Thuộc họ Thủy tiên (Amaryllidaceae). Thủy tiên Narcissus do chữ Hy Lạp narkao là tê cóng, vì chỉ Narcissus thường gồm những cây có hương thơm, gây tình trạng sững sờ, tazetta do tiếng Ý tazza nghĩa là chén nhỏ, nhắc lại hình dáng của tràng hoa thủy tiên giống như cái chén nhỏ. Huyền thoại còn kể rằng thần Narcises mê say vẻ đẹp của mình quá đáng, luôn mê mải ngắm bóng mình bên dòng nước và biến thành cây hoa thủy tiên.
Thuyền thuế - 蟬蛻 (蝉蜕). Còn có tên là thuyền thoái, thiền thoái, thiền xác, thiền thuế. Thuyền thuế là xác lột (Periostracum cicadae) của con ve sầu Cryptotympana pustulata Fabricius thuộc họ Ve sầu (Cicadae) khi đang lớn lên, thiền = con ve, thuế = xác.
Tía tô - 紫蘇 (紫苏). Còn gọi là tử tô, tử tô tử, tô ngạnh. Tên khoa học Perilla ocymoides L. [Perilla nankinensis (Lour.) Decne, Perilla frutescens (L.) Breit]. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae.). Ngoài công dụng làm gia vị, cây tía tô cho các vị thuốc say đây: (1) Tử tô tử (tô tử, hắc tô tử - Fructus Perillae) là quả chín phơi hay sấy khô (ta gọi nhầm là hạt) của cây tía tô. (2) Tử tô (Herba Perilae) là cành non có mang lá của cây tía tô phơi hay sấy khô. (3) Tử tô diệp – Folium Perillae là lá phơi hay sấy khô. (4) Tô ngạnh (Tử tô ngạnh - Caulis Perillae) là cành non hoặc cành già phơi hay sấy khô.
Tía tô dại - 山香. Còn gọi là é lớn tròng, tía tô giới ballote camphée. Tên khoa học Hyptis suaveolens (Linn). Poir. Thuộc họ Hoa môi (Lamiacae).
Tích dương - 鎖陽 (锁阳). Tên khoa học Caulis Cynomorii - Herba Cynomorii. Vị tích dương còn có tên địa mao cầu là thân thịt phơi hay sấy khô của cây tích dương - Cynomorium cocineum L. thuộc họ Tích dương (Cynomoriaceae).
Tiền hồ - 前胡. Còn gọi là quy nam (Lạng Sơn), tử hoa tiền hồ (Trung Quốc), thổ dương quy, sạ hương thái. Tên khoa học Peucedanum decursivum maxim, Angelica decursiva Franch et Savat. Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Tiền hồ (Radix Peucedani decursivi) là rễ phơi hay sấy khô của cây tiền hồ hay cây quy nam.
Tô hạp hương - 蘇合香 (苏合香). Tên khoa học Liquidambar orientalis Mill. Thuộc họ Sau sau (Hamamelidaceae). Ta dùng tô hạp hương hay tô hạp du (Styrax liquidus) là nhựa dầu lấy ở cây tô hạp.
Tơ mành - 風車藤 (风车藤). Còn có tên là mạng nhện, dây chỉ. Tên khoa học Hiptage madablota Gaertn, (Hiptage benghalensis (l.) Kurz.). Thuộc họ Măng rô (Malpighiaceae).
Tỏa dương - 蛇菰. Còn gọi là củ gió đất, củ ngọt núi, hoa đất, cu chó, cây không lá, xà cô. Tên khoa học Balanophora sp. Thuộc họ Gió đất (Balanophoraceae).
Tóc rối - 血餘 (血余). Còn gọi là huyết dư, đầu phát, nhân phát, loạn phát. Tên khoa học Crinis. Người xưa cho rằng tóc là do huyết thừa sinh ra, cho nên gọi tóc là huyết dư (dư là thừa). Tóc nói ở đây là tóc người - Homo sapiens L. thuộc họ Người (Homominidae). Tóc nam hay nữ đều dùng được. Người có thể dùng tóc rửa sạch phơi khô hay đem đốt lên gọi là huyết dư thán - Crinis carbonisatus còn gọi là loạn phát thán hay đầu phái thán hoặc nhân phát thán.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]