Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

RIỀNG - 高良薑 (高良姜)

Còn gọi là cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương, galanga.

Tên khoa học Alpinia officinarum Hance.

Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

RIỀNG, 高良薑, 高良姜, cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương, galanga, Alpinia officinarum Hance., họ Gừng, Zingiberaceae

Riềng - Alpinia officinarum

Cao lương khương hay lương khương (Galanga, hay Rhizoma Alpiniae offcinarum) là thân rễ phơi khô của cây riềng.

Vì đây là một loại “gừng” mọc ở quận Cao Lương, do đó có tên này (khương là gừng).

A. MÔ TẢ CÂY

Riềng là một loại cỏ nhỏ, cao chừng 0,70-1,2m. Thân rễ mọc bò ngang, dài, hình trụ, đường kính 12-18mm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt không đều nhau, màu trắng nhạt.

Lá không có cuống, có bẹ, hình mác dài, nhẵn, dài 22-40cm, rộng 24mm.

Cụm hoa hình chùy, mọc ở đầu cành, có lông măng dài chừng 10cm. Hoa rất sít nhau, mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một có màu xanh, một có màu trắng. Tràng hình ống, có 3 thùy tù, hình thon, dài từ 15-20mm, rộng từ 4-5mm, thùy giữa chỉ hơi lớn hơn các thùy khác, cánh môi hình trứng , dài 20mm, rộng 15-18mm, màu trắng, có vạch màu đỏ sim.

Quả hình cầu có lông. Hạt có áo hạt.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Có cả ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài Loan).

Có thể thu hái quanh năm, thường đào vào mùa thu đông hoặc sang xuân trước vụ mưa phùn để dễ phơi, sấy.

Loại trồng thì đào vào tháng 7-10. Đào về, rửa sạch đất, cắt bỏ lá và rễ con, vẩy lá rồi cắt thành từng đoạn 4-6cm, phơi khô là được.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong riềng có từ 0,5-1% tinh dầu, lỏng sền sệt, màu vàng xanh, có mùi long não, trong đó chủ yếu có xineola và metylxinnamat.

Ngoài tinh dầu, trong riềng còn có các chất sau đây:

   - Một chất dầu, có vị cây gọi là galangola.

   - Ba chất có tinh thể, không có vị gì, đều là dẫn xuất của lavon. Số lượng ước chừng 0,1%. Ba chất đó là galangin C15H10O5, alpinin C17H16O6 và kaempferit C16H12O6 (1-3 dioxy- 4- metoxyflavonon).

IMG

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo tài liệu cổ: Cao lương khương vị cay, tính ôn, vào hai kinh Tỳ và Vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hết đau, tiêu thực.

Được dùng cả trong đông và tây y làm thuốc kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, đi lỏng, trúng hàn, nôn mửa.

Có khi người ta dùng nhai để chữa đau răng.

Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rượu thuốc.

Đơn thuốc có cao lương khương:

   - Chữa đau bụng nôn mửa: Cao lương khương 8g, đại táo 1 quả. Sắc với 300ml nước, còn 100ml chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

   - Chữa sốt, sốt rét, kém ăn: Cao lương khương tẩm dầu vừng sao 40g, can khương nướng 40g. Hai vị tán nhỏ, dùng mật lợn hoà vào làm thành viên, bằng hạt ngô. Ngày uống 15-20 viên này.

Chú thích:

   Ngoài vị riềng kể trên nước ta còn có một vị riềng nữa gọi là riềng nếp - Alpinia galanga Swartz cùng họ, cũng được dùng làm gia vị và làm thuốc, nhưng thường không quí bằng loại riềng nói trên.

IMG

Riềng nếp - Alpinia galanga

   Riềng nếp so với riềng thì to cao hơn, lá cũng hình mác, nhọn, mép lá có dìa trắng, dài 40cm, rộng 7cm, không cuống. Cụm hoa hình chùy dài 15-30cm. Hoa trắng, điểm hồng, dài 20-25cm, tràng hình ống ngắn không vượt quá đài. Quả hình cầu hay hình trứng, dài 12mm, rộng 8mm, màu đỏ nâu.

   Thân rễ to thô bán tại thị trường với tên đại cao lương khương, dài 8-20cm, đường kính 1,5-3cm, màu nâu hồng nhạt, mùi vị không thơm như cao lương khương.

   Cũng có nơi dùng như cao lương khương chữa đau bụng, đi ỉa, nôn mửa, đi lỵ. Phối hợp với than tóc rối, uống chữa ngộ độc thịt cóc.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Lá lốt
31/01/2025 10:11 CH

- 羅洛胡椒 (罗洛胡椒). Còn gọi là ana klùa táo (Buôn Mê Thuột). Tên khoa học Piper lolot C. DC. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Liên kiều - 連翹 (连翘). Còn gọi là trúc can, hoàng thọ đan, hạn liên tử. Tên khoa học Forsythia suspensa Vahl. Thuộc họ Nhài (Oleacae). Liên kiều (Fructus Forssythiae) là quả phơi hay sấy khô của cây liên kiều.
Lô hội - 蘆薈 (芦荟). Còn gọi là tượng đảm, du thông, nô hội, lưỡi hổ, hổ thiệt, long tu (Bình Định). Tên khoa học Aloe sp. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Vị thuốc lô hội (Aloe) là dịch cô đặc của lá nhiều loài cây lô hội (có khi gọi là cây hổ thiệt - lưỡi hổ - vì lá giống lưỡi hổ). Lô hội được dùng cả trong đông y tuy nhập của Trung Quốc nhưng Trung Quốc cũng phải nhập của nước ngoài để xuất lại sang ta. Lô là đen, hội là tụ lại, vì nhựa cây này cô đặc có sắc đen, đóng thành bánh do đó có tên.
Lộc mại - 丢了棒. Còn gọi là rau mọi, lục mại. Tên khoa học Mercurialis indica Lour. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Lõi tiền - 糞箕篤 (粪箕笃). Còn gọi là phấn cơ đốc. Tên khoa học Stephania longa Lour. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Long đởm thảo - 龍膽草 (龙胆草). Tên khoa học Gentiana scabra Bunge. Thuộc họ Long đởm (Gentianaceae). Long đởm thảo (Gentiana hay Radix Gentianae) là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây long đởm Gentiana scabra Bunge hay những loài khác cùng họ. Long là rồng, đởm là mật, vì vị thuốc này trông giống râu rồng, có vị đắng như mật.
Long nha thảo - 龍芽草. Còn có tên tiên hạc thảo. Tên khoa học Agrimonia nepalensis D. Don (Agrimonia eupatoria auct. non L.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Ta dùng toàn cây phơi hay sấy khô (Herba Agrinmoniae) của cây long nha thảo.
Lu lu đực - 龍葵 (龙葵). Còn gọi là thù lù đực, gia cầu, nút áo, hiên già nhi miêu, morelle noire, raisin de oup, herbe au magicien. Tên khoa học Solanum nigrum L.. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Lục lạc ba lá tròn - 豬屎豆 (猪屎豆). Còn gọi là muống tía, dã hoàng đậu, chư thi đậu. Tên khoa học Crotalaria mucronata Desv. Thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae).
Lưỡi rắn - 水線草. Còn gọi là vương thái tô, cóc mẳn, đơn thảo, đơn đòng, tán phòng hoa nhĩ thảo. Tên khoa học Oldenlandia corymbosa L. (O. biflora Lamk, Hedyotis burmaniana R. Br). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Mã đề - 車前. Còn gọi là mã đề thảo, xa tiền, nhả én, dứt (Thái), su ma (Thổ). Tên khoa học Plantago asiatica L. (Plantago major L. var. asiatica Decaisne). Thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae). Cây mã đề cho các vị thuốc có tên sau đây: 1. Xa tiền tử: Semen plantaginis - là hạt phơi hay sấy khô. 2. Mã đề thảo: Herba plantaginis - là toàn cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. 3. Lá mã đề: Folium plantaginix - là lá tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Mã thầy - 荸薺 (荸荠). Còn gọi là củ năn, bột tề. Tên khoa học Heleocharis plantaginea R. Br. Thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Mắc kẹn - 七葉樹 (七叶树). Còn gọi là bàm bàm, ma keyeng, may kho, marronier. Tên khoa học Aesculus sinenisis Bunge. Thuộc họ Bồ Hòn (Sapindaceae).
Mắc nưa - 柿油樹. Còn gọi là mặc nưa, mac leua (Cămpuchia). Tên khoa học Diospyros mollis Griff. Thuộc họ Thị (Ebenaceae).
Mạch ba góc - 蕎麥 (荞麦). Còn gọi là tam giác mạch, lúa mạch đen, kiều mạch, sèo (Lào Cai, Yên Bái). Tên khoa học Fagopyrum esculentum Moench. (Fagopyrum sagittatum Cilib). Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Ta có thể dùng toàn cây nhưng chủ yếu là lá và hoa của mạch ba góc để làm nguyên liệu chiết rutin.
Mạch nha - 麥芽. Tên khoa học Maltum. Mạch nha chính thức là hạt lúa mạch Hordeum sativum Jess. var. vulgare Hack hoặc một loài Hordeum khác thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae) cho mọc mầm, rồi sấy khô ở nhiệt độ dưới 60 độ. Ở Việt Nam ta vì chưa có lúa mạch, vẫn dùng hạt thóc tẻ (thóc chiêm hay thóc mùa đều được) Oryza sativa L. var. utilissima cùng họ để ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô, gọi là cốc nha. Muốn có thóc nẩy mầm, chỉ cần đãi thóc sạch đất cát, ngâm nước cho ẩm, sau đó ủ kín, thỉnh thoảng tưới nước để giữ ẩm đều, sau vài ngày hạt thóc nảy mầm, khi nào một số mầm bắt đầu xanh thì lấy ra phơi nắng cho khô, để nguyên hoặc tán nhỏ, sãy hết trấu mà dùng.
Mai mực - 海螵鞘. Còn gọi là hải phiêu tiêu, mai cá mực, ô tặc cốt. Tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, Sepiaandreana Steen-Strup. Thuộc họ Cá mực (Sepiidae). Ô tặc cốt - Os Sepiae là mai rửa sạch, phơi khô của con mực nang hay mực ván (Seppiaesculenta Hoyle) hoặc của con mực ống, mực cơm (Sepiidae) nhưng chủ yếu là mực nang hay mực ván vì mực cơm hay mực ống có mai nhỏ. Tên ô tặc vì theo cách sách cổ, con cá mực thích ăn thịt chim, thường giả chết nổi trên mặt nước, chim tưởng là xác chết, bay sà xuống để mổ, bị nó lôi xuống nước ăn thịt, ăn thịt nhiều quạ do đó thành tên vì ô là quạ, tặc là giặc, cốt là xương; ý nói xương của giặc đối với quạ. Tên hải phiêu tiêu vì vị thuốc giống tổ con bọ ngựa mà lại gặp ở ngoài bể (phiêu tiêu là tổ bọ ngựa).
Mâm xôi - 粗葉懸鉤子 (粗叶悬钩子). Còn gọi là đùm đũm. Tên khoa học Rubus alceaefolius Poir. (Rubus fimbriifeus Focke). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Mần tưới - 澤蘭 (泽兰). Còn gọi là hương thảo, lan thảo, Ayapana du Tonkin. Tên khoa học Eupatorium staechadosmun Hance. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]