Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

RAU OM - 水芙蓉

Còn gọi là ngổ om, mò om, ngổ, ma am (Cămpuchia), phắp hom pôm (Lào).

Tên khoa học Limnophila aromatica (Lamk.) Merr.

Thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

rau om, 水芙蓉, ngổ om, mò om, ngổ, ma am, phắp hom pôm, Limnophila aromatica (Lamk.) Merr., họ hoa mõm chó, Scrophulariaceae

Rau om - Limnophila aromatica

A. MÔ TẢ CÂY

Rau om là một loại cỏ mọc bò, thân dòn, dài 20-30cm, mùi rất thơm. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm vào thân, phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa. Có khi lá mọc thành cụm 3 lá. Hoa hơi không cuống, mọc đơn độc hoặc họp thành 2-3 dạng xim. Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn hình trụ màu đen nhạt, có vân mạng.

Ngoài cây rau om Limnophila aromatica nói trên có mùi rất thơm, còn có rau om Limnophila rugosa Merr. cũng có mùi thơm, rau om Ấn Limnophila indica (L.) Druce, rau om tầu Limnophila chinensis (Osb.) Merr. cũng được sử dụng.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Rau om mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta, nhưng được sử dụng nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam làm gia vị nấu canh chua, canh cá. Thường dùng tươi hoặc phơi sấy khô làm thuốc.

Tại các tỉnh phía Nam người ta phân ra rau om xanh và rau om tím. Loại tím hay được tìm dùng làm thuốc nhưng vì hiếm nên vẫn dùng phổ biến loại rau om xanh.

Cũng cần lưu ý tránh nhầm lẫn: Ở các tỉnh phía Bắc, rau om thường được gọi là rau ngổ, nhưng ngay tại miền Bắc lại có mấy loại rau ngổ, rau ngổ thuộc họ Hoa mõm chó là loại rau om nói ở đây, còn loại rau ngổ thuộc họ Cúc (Compositae) có tên khoa học Enhydra fluctuans Lour. còn có tên ngổ thơm, ngổ trâu là một loại cây sống nổi hay ngập nước không thuộc loại rau om nói ở đây.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo Lưu Thị Thu Cúc và Phó Đức Thuần, trong rau om Limnophila aromatica có tinh dầu, flavonoit, cumarin, axit hữu cơ, đường khử (Dược học 4, 1985, 8-10).

Theo Indian Perfumer 21, 135-138, 1977 trích lại trong Miltitzer Berichte 1978, tinh dầu cất từ rau om Limnophila rugosa có tỷ trọng d21 0,9934, nD21 1,5272, chỉ số xà phòng 1,74, chỉ số este 15,94 chỉ số este sau axetyl hóa 38,36, độ tan trong cồn 80o 1/8. Trong tinh dầu có 82,2% metylchavicol, 13,5% anisaldehyt, 3% p.metoxyzimtaldehyt, 0,5% caryophyllenoxyt, 0,4% limonen, 0,2% p.cymol và 0,2% linalot (phân tích bằng sắc ký khí).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Xuất phát từ những kết quả lâm sàng thực tế đã đạt được ở Hợp tác xã y học dân tộc Hải Thượng, Cần Thơ, Thu Cúc và Phó Đức Thuần (Dược học 1985, 4, 8-10) đã nghiên cứu dược lý thấy rau om có độc tính không đáng kể, và độ sử dụng an toàn lớn, có tác dụng lợi tiểu, dãn cơ, chống co thắt, tác dụng dãn cơ giải thích thuốc làm mất cơn đau bụng, dãn mạch, tăng lọc ở cầu thận, tăng lượng nước tiểu giải thích làm cho viên sỏi bị tống ra ngoài, bệnh nhân đi tiểu ra những viên sỏi bị vỡ nhỏ.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trước đây rau om chỉ là một thứ gia vị dùng nấu canh chua, canh cá ở các tỉnh phía Nam.

Chỉ những năm gần đây, mọi người lưu ý tới kinh nghiệm dùng rau om chữa sỏi thận của Lương y Lê Quang Tốt (Rau om, một loại ra quý - YHCTDTVN 198, 1986, 23): Một người bạn Lương y bị sỏi thận, đã mổ một lần, nhưng sau một năm sỏi xuất hiện lại. Bác sĩ khuyên mổ nữa, nhưng lần này sợ có nguy biến. Lương y giới thiệu bệnh nhân lấy rau om giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần. Bệnh nhân nghe theo ngày uống 2 lần, sáng 1 nắm, chiều 1 nắm. Uống liền 5 ngày. Đến ngày thứ 6 bệnh viện đưa đi X quang, để biết rõ vị trí viên sỏi trước khi mổ, thì viên sỏi đã biến mất.

Đối với một số bệnh nhân khác, Lương y Tốt cho uống một nắm rau om cùng một số vị lợi tiểu bông mã đề, râu ngô, ... thanh nhiệt và hành khí cũng đem lại kết quả tốt, bệnh nhân đái thông, cơn đau giảm và mất hẳn.

Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng, còn dùng giã nát đắp lên vết thương, vết loét.

Ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc hay viên hoàn.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Náng hoa trắng
29/01/2025 10:43 CH

- 文殊蘭 (文殊兰). Còn gọi là cây lá náng, văn thù lan, hoa náng, chuối nước, thập bát học sĩ (Quảng Châu Trung Quốc). Tên khoa học Crinum asiticum L. (Crinum toxicarium Roxb.). Thuộc họ Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Keo nước hoa - 金合歡 (金合欢). Còn gọi là keo ta, mân côi, mak ku kong, kum tai (Lào), sambor meas (Cămpuchia), cassie du Levant. Tên khoa học Acacia farnesiana Willd. (Mimosa farnesiana L.). Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).
Kha tử - 訶子 (诃子). Còn gọi là cây chiều liêu, myrobolan de commerce. Tên khoa học Terminalia chebula Retz. (Terminalia reticulata Roth., Myrobalanus chebula Gaertn.). Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Kha tử (Fructus Teminaliae) là quả chín sấy hay phơi khô của cây chiều liêu hay kha tử.
Khế - 陽桃 (阳桃). Còn gọi là khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang, ngũ lãng tử, dương đào, ngũ liêm tử. Tên khoa học Averrhoa carambola L.. Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaccae). Vì quả khế có 5 cạnh nên gọi là ngũ liễm (liễm là thu lại, tụ lại).
Khế rừng - 小葉紅葉藤 (小叶红叶藤). Còn gọi là dây quai xanh, cây cháy nhà. Tên khoa học Rourea microphylla Planch. Thuộc họ Khế rừng (Connaraceae).
Khiên ngưu - 牽牛. Còn gọi là hắc sửu, bạch sửu, bìm bìm biếc, kalađana (Ấn Độ). Tên khoa học Ipomoea hederacea Jacq (Pharbitis hederacea Choisy). Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Khiên ngưu tử (Pharbitis hay Semen Pharbitidis) là hạt phơi khô của cây khiên ngưu hay bìm bìm biếc. Cây khiên ngưu còn cho ta vị thuốc nhựa khiên ngưu (Resina Pharbitidis). Khiên là dắt, ngưu là trâu là vì có người dùng vị thuốc này khỏi bệnh, dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc. Hắc sửu là chỉ hạt màu đen, bạch sửu là hạt màu trắng.
Khoai lang - 番薯. Còn gọi là phan chư, cam thự, hồng thự, cam chư. Tên khoa học Ipomoea batatas (L.) Poir. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Khoai nưa - 蒟蒻. Còn gọi là củ nưa, khoai na. Tên khoa học Amorphophalus rivieri Dur. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Khoai riềng - 蕉芋. Còn gọi là cây dong riềng, khoai đao, khương vu, arrow - root du Queensland, fécule de Tolomane. Tên khoa học Canna edulis Ker. Thuộc họ Dong riềng (Canaceae).
Khoai tây - 馬鈴薯 (马铃薯). Tên khoa học Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây chủ yếu là một cây lương thực; ở đây chúng tôi chỉ chú ý tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài do ăn khoai tây mọc mầm và dùng chất gây đau bụng đi ngoài ấy trong chữa bệnh.
Kiến kỳ nam Còn gọi là trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai. Tên khoa học Hydnophytum formicarum Jack. (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Kim ngân - 金銀花. Còn gọi là Nhẫn đông. Tên khoa học Lonicera japonica Thunb. Thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Cây kim ngân cho ta các vị thuốc: 1. Hoa kim ngân hay kim ngân hoa - Flos Lonicerae là hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân. 2. Cành và lá kim ngân - Caulis cum folium Lonicerae là cành và lá phơi hay sấy khô của cây kim ngân.
Kim sương - 野黄皮. Còn gọi là mán chỉ, đõi cầy, chàm hôi, tráng, ớt rừng, lăng ớt, mak so mát, may bi canh, mak khèn (Lào), hang chang (Mường), tomlay khouang, leai sma (Campuchia). Tên khoa học Micromilim falcatum (Lour.) Tan, Aulacia falcata lour., Micrmelum hir sutum Oliv.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Kim tiền thảo - 金錢草 (金钱草). Còn có tên là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng. Tên khoa học Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Lá lốt - 羅洛胡椒 (罗洛胡椒). Còn gọi là ana klùa táo (Buôn Mê Thuột). Tên khoa học Piper lolot C. DC. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Lá móng tay - 指甲花葉 (指甲花叶). Còn gọi là cây lá móng tay, móng tay nhuộm, chi giáp hoa, tán mạt hoa, kok khau khao youak, khoa thiên (Lào). Tên khoa học Lawsonia inermis L. (Lawsonia spinosa L.). Thuộc họ Tử vi (Lythraceae).
Lạc - 落花生. Còn gọi là đậu phộng, lạc hoa sinh (Trung Quốc), arachide, pistache deterre, cacahuete (Pháp). Tên khoa học Arachis hypogea Linn. Thuộc họ cánh Bướm Fabaceae (Papilionaceae). Chú thích về tên: Hypogea có nghĩa là quả ở trong đất vì quả được hình thành và chín trong đất.
Lân tơ uyn Còn gọi là dây sống rắn (Quảng Nam), cây đuổi phượng (Khu V, miền Bắc), lân tơ uyn (Kontum). Tên khoa học Raphidophora decursiva Schott. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Lấu - 九节木. Còn gọi là lấu đực, huyết ti la tản, sa huenk (Lào), ko sa mat (Lào), đại la tản (Quảng Tây). Tên khoa học Psychotria montana Bl. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]