Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

RAU DỪA NƯỚC - 過塘蛇 (过塘蛇)

Còn gọi là thủy long, du long thái.

Tên khoa học Jussiaea repens L. (Cubospermum palustre Lour.).

Thuộc họ Rau dừa nước Oenotheraceae hoặc Onagraceae.

rau dừa nước, 過塘蛇, 过塘蛇, thủy long, du long thái, Jussiaea repens L., Cubospermum palustre Lour., họ Rau dừa nước, Oenotheraceae, Onagraceae

rau dừa nước, 過塘蛇, 过塘蛇, thủy long, du long thái, Jussiaea repens L., Cubospermum palustre Lour., họ Rau dừa nước, Oenotheraceae, Onagraceae

Dừa nước - Jussiaea repens

A. MÔ TẢ CÂY

Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại, đầu tù hay hơi tròn, dài 4-6cm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá màu trắng, cuống dài 1cm. Đài 5 răng, tràng 5, nhị 10, bầu hạ, 5 ô. Quả nang hình trụ dài 25mm, mở thành 3 mảnh, trên mặt có lông. Hạt nhiều, nhỏ, hơi hình chữ nhật.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang dại, rất phổ biến ở các ao, đầm, bờ ruộng ẩm ướt. Nhiều nơi chỉ dùng làm thức ăn cho lợn.

Còn thấy mọc ở Malaixia, Ấn Độ, Trung Quốc.

Có thể thu hái gần như quanh năm. Hái về rửa sạch, thái ngắn, phơi hay sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hoạt chất chưa rõ.

Chỉ mới thấy trong thân lá có những hợp chất flavon, tanin, rất nhiều chất nhầy, rất nhiều muối Na, K.

Phân tích về mặt thực phẩm, thấy trong 100g rau dừa nước có 2,62g protit, 4,5g gluxit, 5,5g xenluloza, 1,2g tro, 153mg canxi, 2,5mg P, 0,7mg Fe, 0,26mg caroten, 52mg vitamin C.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nhân dân chỉ hay dùng rau dừa nước làm thức ăn cho lợn. Một vài nơi dùng ăn sống như xà lách.

Có người dùng cây giã nát với dầu thầu dầu rồi xát lên đầu chữa sài đầu (teigne) và một số bệnh da đầu khác.

Tại một số vùng khác, nhất là đồng bào miền Nam dùng sắc uống chữa sốt, lỵ ra máu, dùng ngoài chữa rắn cắn, bỏng.

Tại Malaixia, nhân dân cũng dùng cây giã nát chữa bệnh ngoài da. Nhân dân đảo Angti Séc lấy nước chữa mắt và rửa vết thương cho chóng lên da.

Mới đây theo kinh nghiệm của lương y Phạm Công Tuyên, Tạ Trác Dụ ở Bệnh viện Đông y Hà Nội đã dùng nước sắc rau dừa nước (100g khô trong 1 ngày, uống liên tục từ 5 đến 10 ngày) chữa 25 người (23 nữ 2 nam) bị viêm bàng quang mà không do sỏi, hoặc lao bàng quang hay lao thận với những triệu chứng đái buốt, đái rắt, đái ra máu. Kết quả thu được rất tốt: Sau 1 đến 2 tuần điều trị, bệnh nhân hết đái buốt, đái rắt, nước tiểu bình thường sau 6 tháng hay hơn không thấy tái phát (Sức khỏe 11. 1970).

Các tác giả còn mở rộng điều trị 37 trường hợp đái ra dưỡng chấp (chylurie) và huyết dưỡng chấp (hemochylurie) mắc bệnh từ 1 tháng đến 1-2 năm. Bệnh nhân đi tiểu đục kéo dài, có bệnh nhân sáng dậy đái bật ra từng miếng màu trắng như thạch hoặc màu hồng như miếng thịt. Kiểm tra máu không thấy ấu trùng giun chỉ. Kết quả thu được rất tốt.

Cách dùng cũng như trên: Mỗi ngày uống 100-200g rau dừa khô dưới dạng thuốc sắc (thêm 1,5-2 lít nước, đun sôi 2-3 giờ còn 0,5 lít, chia 2 lần uống trong ngày). Thời gian điều trị 4-64 ngày liên tục. Trong thời gian điều trị bệnh nhân kiêng mỡ, trứng, ít ăn mặn hoặc ăn nhạt. Không những làm hết dưỡng chấp mà còn hết cả anbumin, hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Gai tầm xoọng
17/04/2025 08:16 CH

- 酒餅簕 (酒饼簕). Còn gọi là cúc keo, quít gai, quít hôi, độc lực, cây gai xanh, mền tên, tửu bính lặc. Tên khoa học Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv. (Atalantia bilocularis Wall., Severinia monophylla Tanaka.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Xương rồng - 火殃勒. Còn gọi là bá vương tiêm, hóa ương lặc. Tên khoa học Euphorbia antiquorum L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương sông - 千頭艾納香 (千头艾纳香). Còn gọi là rau súng ăn gỏi, xang sông, hoạt lộc thảo. Tên khoa học Blumea myriocephala DC. Conyza lanceolaria Roxb. Gorteria setosa Lour. (non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Xuyên khung - 川芎. Còn gọi là khung cùng, tang ky. Tên khoa học Ligusticum wallichii Franch. Thuộc họ Hoa Tán Apiaceae (Umblliferae). Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii ) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên khung. Trong con người, cái đầu được coi là bộ phận cao nhất, như vòm trời. Vị thuốc này chuyên trị các chứng về đầu, não, do đó có tên (khung: cao; cùng: chỗ cuối cùng). Tên xuyên khung vì vị thuốc nguồn gốc ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện đã di thực được vào nước ta.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]