Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

QUÁN CHÚNG - 貫眾

貫眾, quán chúng, Cyrtomium fortunei

Quán chúng - Cyrtomium fortunei

Quán chúng là một vị thuốc tương đối hay dùng trong Đông y. Tuy nhiên nguồn gốc rất phức tạp và chưa thống nhất.

Trước đây căn cứ vào các tài liệu của Trung Quốc, ta thường xác định quán chúng là thân rễ của cây Cyrtomium  fortunei J. Sm. (họ Polypodiaceae).

Theo A. Pételot (1954. Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Việt Nam, tập III - tr. 319) thì cây này có ở Việt Nam nhưng cho đến nay chưa ai phát hiện lại được. Tại nhiều vùng nhân dân ta dùng thân rễ của nhiều loài quyết khác nhau, tên khoa học chưa được ai xác định chính xác.

Năm 1961, tại Trung Quốc (1961 - Trung dược trí I) các tác giả có báo cáo đã điều tra nguồn gốc quán chúng tại nhiều vùng ở Trung Quốc (Đông Bắc, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, .v.v.) nhưng chưa hề thấy ở đâu dùng thân rễ cây Cyrtomium fortunei J. Sm. như thường ghi trong nhiều tài liệu trước.

Chúng tôi giới thiệu tóm tắt một số tài liệu về nguồn gốc và công dụng của vị quán chúng để chúng ta tham khảo và chú ý nghiên cứu để chỉnh lý lại trên cơ sở thực tế sử dụng ở Việt Nam ta.

"Quán" là xâu, chuỗi; "chúng" là nhiều, vì vị quán chúng trông giống như nhiều cành xâu vào gốc cây cho nên đặt tên như vậy.

Trong sách vở, người ta mô tả, quán chúng là một thứ cây mọc ở khe núi, hình giống đuôi chim chả, da đen, thịt đỏ.

A. NGUỒN GỐC VỊ QUÁN CHÚNG

Như trên đã nói, tên quán chúng dùng để chỉ thân rễ và phần dưới cuống lá phơi khô hay sấy khô của rất nhiều cây khác nhau thuộc quyết thực vật.

Sau đây là một số cây chính:

1. Curtomium fortunei J. Sm., (polystichum fortunei Nakai). Cây có thân rễ mọc đứng, lá non mọc thành túp cuống dài 5-20cm khía sâu, có vảy. Phiến lá hình lông chim dài 15-35cm, ổ tử nang phân phối đều từ gân chính đến mép các thùy của lá.

Như trên đã nói, mặc dầu có ghi trong tài liệu cũ, nhưng cho đến nay chưa ai phát hiện lại. Tại Trung Quốc, người ta cũng chưa thấy ở đâu dùng vị thuốc này làm quán chúng.

2. Dryopteris crassirhizoma Nakai (Thô hành lân mao quyết) thuộc họ Aspidiaceae, còn có tên quán chúng (Đông bắc, Trung Quốc). Cây này mới thấy ở Trung Quốc (Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh).

3. Athyrium acrostichoides (Sw.) Diels - Quán chúng (Tứ Xuyên) họ Athyriaceae. Cây này mọc ở Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Bắc, An Huy, Vân Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, Nội Mông (Trung Quốc) chưa thấy có ở nước ta.

4. Woodwardia unigemmata Nakai họ Ô kim quyết (Blechnaceae) có tên là đơn nha cẩu tích - quản trọng, cây này có mọc ở Sapa (Lào Cai).

Cùng giống còn có Đông phương cẩu tích - Woodwardia orientalis Sw. và Woodwardia orientalis Sw. var. prolifera (Hook-et Arn) Ching.

Những loài này thấy và được dùng ở Triết Giang, Phúc Kiến, Đài Loan, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Cam Túc, Hồ Nam, Phúc Kiến.

Tại nước ta, qua các tài liệu cũ có cây mang tên cẩu tích Woodwardia cochinchinensis Ching (co cút, đong un, Lào) nói là có mọc phổ biến ở miền núi nước ta, nhưng cũng chưa phát hiện.

5. Osmunda japonica Thunb. là cây tử cơ thuộc họ Tử cơ (Osmundaceae).

Cây này mọc và được dùng ở Hồ Nam, Sơn Đông, An Huy, Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến, Đài Loan, Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tây, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Thiểm Tây.

Qua tài liệu cũ ở ta có cây quản trọng Osmunda Zeylanica L. (tên khác của Helmithostachys zeylanica Hook.) (xem vị này).

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Như trên đã nói, do nguồn gốc hỗn loạn cho nên sự phân bố của cây nào đã giới thiệu ngay ở phần nguồn gốc.

Tại nước ta, chưa tiến hành một cuộc điều tra nào về vị quán chúng, chỉ biết rằng đối với những cây người ta cho là vị quán chúng thì vào mùa Hè, mùa Thu đào lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần trên mặt đất, rễ con, rồi phơi hay sấy khô là được. Khi dùng ngâm nước cho mềm rồi thái mỏng sắc uống hay tán bột. Có khi sao cháy đen mới dùng.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Do nguồn gốc hỗn loạn cho nên thành phần hóa học cần xác minh lại.

Theo Dược học tạp chí (Nhật 39: 905, 1920) trong Đông bắc quán chúng có filixin, filmaron C47H56O16, albaspidin C25H38O8. Filixin thủy phân sẽ cho axit filixic C35H40O12 và aspidinola C12H16O4, ngoài ra còn axit filmaric, chất béo.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Quán chúng là một vị thuốc kinh nghiệm nhân dân.

Tính chất theo tài liệu cổ của quán chúng là vị đắng, hơi hàn; có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tán ứ, cầm máu, giải độc, sát trùng, dự phòng bệnh thời khí.

Dùng trong những bệnh trừ tà nhiệt, chất độc chứa trong bụng, phá trưng hà (hòn khối trong bụng), trị bạch thốn trùng (sán). Còn dùng làm thuốc sát trùng, chữa băng đới, thuốc phụ khoa.

Coi vậy ta thấy một loài quán chúng có tác dụng tẩy sán như loài dương xỉ đực, trong Tây y (dương xỉ đực Aspidium filixmas Roth. thuộc họ Tàm kiển - Polypodiaceae. Trong dương xỉ đực có chất tanin-axit filicotannic, chất béo, chất sáp, nhựa, tinh dầu, filixin, filmaron).

Liều dùng của quán chúng: Ngày dùng 6-12 g.

Trong sách cổ nói: Những người tỳ hư, vị hàn không thực nhiệt không được dùng.

Đơn thuốc có quán chúng dùng trong nhân dân:

    1. Chữa băng huyết: Quán chúng 20g sắc với rượu mà uống.

    2. Xích bạch đới lâu ngày không khỏi, sau khi đẻ mất máu nhiều: Một củ quán chúng để nguyên, tẩm dấm cho ướt, nướng thơm để nguội tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 6g, dùng rượu mà chiêu thuốc.

    3. Phòng bệnh: Trong mùa ôn dịch người ta thường cho quán chúng vào bể nước ăn cho khỏi độc (theo Hoàng Cung Tú - Bản thái cương mục của Lý Thời Trân).

    4. Chữa lỵ: Quán chúng sao vàng tán bột, kim ngân hoa sao vàng tán bột - mỗi vị 20g; cam thảo bột 10g. Trộn đều, mỗi lần uống 1-2g, ngày uống 3-4 lần (kinh nghiệm của Diêp Quyết Tuyền).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Rau khúc
28/04/2025 12:05 SA

- 鼠麴草. Còn gọi là khúc nếp, thử cúc thảo. Tên khoa học Gnaphalium indicum L. Thuộc họ Cúc Asteracea (Compositae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây mào gà trắng - 青葙. Còn có tên bông mồng gà trắng, đuôi lươn, dã kê quan, thanh tương tử. Tên khoa học Celosia argentea L. (C.linearis Sw.). Thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Ta dùng vị thanh tương tử (Semen Celosiae) là hạt chín phơi hay sấy khô của cây mào gà trắng.
Cây me rừng - 餘甘子 (余甘子). Còn gọi là du cam tử, ngưu cam tử, dư cam tử. Tên khoa học Phyllantus emblica Linn. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây mỏ quạ - 穿破石. Còn gọi là hoàng lồ, vàng lồ, xuyên phá thạch. Tên khoa học Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Cây một lá - 毛唇芋蘭 (毛唇芋兰). Còn gọi là chân trâu diệp, thanh thiên quỳ, Slam lài, bâu thoọc, kíp lầu (Quảng Hoa-Cao Bằng). Tên khoa học Nervilis fordii (Hance) Schultze. Thuộc họ Lan (Orchidaceae). Ta dùng lá hay toàn cây phơi hoặc sấy khô của cây một lá hay thanh thiên quỳ.
Cây mướp sát - 海杧果. Còn gọi là sơn dương tử, hải qua tử, da krapur (Campuchia). Tên khoa học Cerbera odollam Gaertn, (Cerbera manghas L., Tanghinia odollam G. Don). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).
Cây nghể - 水蓼. Còn có tên là thủy liễu, rau nghể. Tên khoa học Polygonum hydropiper L. Persicaria hydropiper (L.) Spoch. Thuộc họ Rau răm (Polydonaceae). Nghể (Herba Polygoni hydropiperis) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây nghể (Polygonum hydropiper L.).
Cây ngọt nghẹo - 嘉蘭 (嘉兰). Còn gọi là roi, cỏ củ nhú nhoái, vinh quang rực rỡ, phan ma ha (Lào), var sleng đông đang (Cămpuchia)... Tên khoa học Gloriosa superba L. (G.simplex Don.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây ngọt nghẹo là một nguồn conchixin ở nước ta và những nước nhiệt đới khác, đồng thời là một cây làm cảnh vì hoa rất đẹp.
Cây ngưu tất - 牛膝. Còn có tên là cây cỏ xước, hoài ngưu tất. Tên khoa học Achyranthes bidentata Blume. Thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Ta dùng rễ phơi hay sấy khô - Radix Achyranthis bidentatac - của cây ngưu tất. Sách cổ nói: Vị thuốc giống đầu gối con trâu lên gọi là ngưu tất ("ngưu" là trâu, "tất" là đầu gối).
Cây nhàu - 海濱木巴戟 (海滨木巴戟). Còn có tên cây ngao, nhầu núi, giầu. Tên khoa học Morinda citrifolia L. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây nhót - 胡颓子. Còn gọi là cây lót, hồ đồi tử (Trung quốc). Tên khoa học Elaeagnus latifoila L. Thuộc họ Nhót (Elaeagnaceae).
Cây nhót tây - 枇杷葉 (枇杷叶). Còn có tên là phì phà (Cao Bằng), nhót Nhật Bản, tỳ bà diệp. Tên khoa học Eriobotrya japonica Lindl. Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae) là lá khô của cây nhót tây hay tỳ bà.
Cây ổi - 番石榴. Còn gọi là ủi, phan thạch lựu, gouavier. Tên khoa học Psidium guyjava L. (P. pomiferum Linn. Psidium Pyriferum L.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Cây rau má - 積雪草 (积雪草). Còn gọi là tích tuyết thảo, phanok (Vientian), trachiek kranh (Campuchia). Tên khoa học Centella asiatica (L.) Urb., (Hydrocotyle asiatica L. Trisanthus cochinchinensis Lour.). Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Cây rau má lá rau muống - 一點紅 (一点红). Còn gọi là hồng bối diệp, dương đề thảo, nhất điểm hồng, cây rau má lá rau muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa mặt trời, lá mặt trời. Tên khoa học Emilia sonchifolia (L) DC. (Cacalia sonchifolia (L), Gunura caluculata DC.). Thuộc họ Cúc asteraceae (Compositae).
Cây râu mèo - 貓須草 (猫须草). Còn có tên gọi là cây bông bạc. Tên khoa học Orthisiphon stamineus Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Ta dùng lá râu mèo (Folium Orthosiphonis) là lá và búp phơi hay sấy khô hoặc chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây râu mèo hay bông bạc.
Cây rau ngót - 天綠香. Còn gọi là bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần (Trung Quốc). Tên khoa học Sauropus androgynus (L) Merr. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây ráy - 海芋. Còn gọi là cây ráy dại, dã vu. Tên khoa học Alocasia odora (Roxb) C. Koch. (Colocasia macrorhiza Schott). Thuộc họ Ráy (Araceae).
Cây rùm nao - 粗糠柴. Còn gọi là thô khang sài, kamala, camala, mọt. Tên khoa học Mallotus philippinensis (Lam.) Muell. Arg. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]