Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

PHỤC LINH - 茯苓

Còn có tên là bạch phục linh, phục thần.

Tên khoa học Poria cocos Wolf. (Pachyma hoelen Rumph.).

Thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae).

phục linh, 茯苓, bạch phục linh, phục thần, Poria cocos Wolf., Pachyma hoelen Rumph, họ Nấm lỗ, Polyporaceae

phục linh, 茯苓, bạch phục linh, phục thần, Poria cocos Wolf., Pachyma hoelen Rumph, họ Nấm lỗ, Polyporaceae

Phục linh - Poria cocos

A. MÔ TẢ NẤM

Nấm này mọc ký sinh trên rễ cây thông. Vì người ta cho phục linh là linh khí của cây thông nấp ở dưới đất, do đó mà đặt tên. Nếu nấm mọc xung quanh rễ khi đào lên có rễ thông ở giữa nấm thì gọi là phục thần. Người ta cho loại này có tác dụng yên thần phách, chữa sợ hãi, mất ngủ.

Nấm hình khối to, có thể nặng tới 5 kg. Nhỏ có thể bằng nắm tay. Mặt ngoài màu xám đen, nhăn nheo có khi thành bướu. Cắt ngang sẽ thấy mặt lổn nhổn hoặc trắng (bạch phục linh) hoặc hồng xám (xích phục linh).

Bột phục linh có màu trắng xám, chủ yếu gồm các khuẩn ty, bào tử, cuống đảm tử.

Dùng glyxêrin để soi sẽ thấy các khuẩn ty không mầu, thỉnh thoảng có các khuẩn ty màu nâu đường kính 3-4μm, cuống đám tử có đường kính 9-18μm, trên đầu có nhiều đảm bào tử đường kính 11-26μm. Ngoài ra, đôi khi có các đám chất keo.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Phục linh hiện phải nhập của Trung Quốc. Loại tốt nhất mọc ở Vân Nam gọi là Vân Linh. Thứ ở Quảng Đông có thể không tốt bằng thứ ở Vân Nam.

Mới phát hiện thấy có ở vùng Đà Lạt (Lâm Đồng) ở nước ta (năm 1977).

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chưa rõ hoạt chất là gì.

Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.

Mới đây người ta nghiên cứu thấy thành phần phục linh gồm 3 loại:

1. Các axit có thành phần hợp chất tritecpen: Axit pachimic C33H52O5, axit tumolosic C31H50O4, axit eburicoic C35H50O3, axit pinicolic C30H46O3, axit 3b-hydroxylanosta-7,9 (II), 24 trien, 21-oic (Dược học tạp chí 1970, 90, 475 - Nhật).

2. Đường đặc biệt của phục linh: Pachyman có trong phục linh tới 75%.

3. Ngoài ra còn ergosterol, cholin, histidin, và rất ít men proteaza.

axit pinicolic

Axit pachimic

hydroxylanosta

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Cao Ứng Dấu và Chu Nhĩ Phượng (1955, Trung Hoa y học tạp chí, 10) đã nghiên cứu và báo cáo về tác dụng dược lý của phục linh như sau:

    Chuẩn bị một số thỏ trong 5 ngày: Nhốt từng con vào chuồng riêng, mỗi ngày cho mỗi con ăn ngoài đậu đen ra còn cho uống 200ml nước (cho vào cổ họng). Hằng ngày hứng nước tiểu của từng con và cân.

    Đến ngày thứ sáu tiêm vào màng bụng dung dịch 25% phục linh (ngâm bột phục linh 48 giờ với 5 phần cồn 70o, lọc, cô thu hồi cồn, thêm nước cất vào thành dung dịch 25%). Mỗi kg thân thể tiêm 2ml (tương ứng với 0,5g dược liệu).

    Tiến hành và theo dõi như vậy trong 5 ngày liền. Sau khi nghỉ thuốc, tiếp tục theo dõi 5 ngày nữa.

    Sau đó tiến hành đối chiếu với lượng tro tương đương của dược liệu và thuốc lợi tiểu (mersalylum và théophyllinum).

    Kết quả thí nghiệm chứng minh phục linh có tác dụng lợi tiểu và tác dụng lợi tiểu đó không phải do muối có trong tro của phục linh.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tính chất phục linh theo tài liệu cổ: Vị ngọt, nhạt, tính bình; vào 5 kính Tâm, Phế, Thận, Tỳ và Vị. Có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, bổ tỳ, định tâm, dùng chữa tiểu tiện khó khăn, thủy thũng trướng man, tiết tả, phục thần định tâm, an thần chữa hồi hộp mất ngủ.

Trong nhân dân, phục linh được coi là vị thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, dùng trong bệnh thủy thũng.

Còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, chữa các trường hợp mất ngủ, hay sợ hãi, di tinh.

Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, viên.

Đơn thuốc có phục linh:

    1. Chữa bệnh thủy thũng: Phục linh 10g, mộc thông 5g, tang bạch bì 10g, nước 600ml; sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

    2. Chữa phù thũng, sợ hãi: Phục linh 8g, cam thảo 3g, quế chi 4g, sinh khương 3g, nước 400ml; sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

    3. Chữa vết đen trên mặt: Tán bột phục linh mà bôi.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây bọ mắm
10/04/2025 10:00 CH

- 霧水葛 (雾水葛). Còn có tên là cây thuốc dòi. Tên khoa học Pouzolzia zeylanica Benn. (Pouzolzia indica Gaud.). Thuộc họ Gai (Urticaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thổ phục linh - 土茯苓. Còn gọi là củ khúc khắc, củ kim cang. Tên khoa học Smilax glabra Roxb. (Smilax hookeri Kunth). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Thổ phục linh (Rhizoma Smilacis) là thân rễ phơi hay sấy phô của nhiều cây thuộc chi Smilax, trong đó có cây Smilax glabra.
Thóc lép - 大葉山螞蝗 (大叶山蚂蝗). Còn có tên là cỏ cháy, bài ngài. Tên khoa học Desmodium gangeticum DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Thồm lồm - 火炭母. Còn gọi là đuôi tôm, mía giò, bẻm, mía bẻm, mía nung, cây lôm, chuồng chuồng, hỏa khôi mẫu, săm koy (Luang Prabang). Tên khoa học Polygonum sinense L..Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Ta dùng toàn cây hay lá tươi hoặc phơi khô.
Thòng bong - 曲軸海金沙 (曲轴海金沙). Còn gọi là bòng bong, dương vong, thạch vĩ dây. Tên khoa học Lygodium flexuosum Sw. Thuộc họ Thòng bong (Schizaeaceae). Ta dùng toàn cây thòng bong phơi hay sấy khô - Herba Lygodi.
Thốt nốt - 糖棕. Còn gọi là thnot (Cămpuchia), mak tan kok (Lào), palmier à sucre, rondier. Tên khoa học Borasus flabellifer L. (Pholidocarpus tunicatus H. Wendl.). Thuộc họ Dừa (Palmaceae).
Thuốc bỏng - 落地生根. Còn gọi là trường sinh, thổ tam thất, đả bất tử, diệp sinh căn, sái bất tử, lạc địa sinh căn, sống đời. Tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. (Bryophylum calycinum Salisb.). Thuộc họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). Có tên "thuốc bỏng" vì cây được dùng làm thuốc chữa bỏng. Trường sinh (sống lâu) hay lạc địa sinh căn (rụng xuống đất mọc rễ) là vì cây sống rất lâu, lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ và thành một cây con.
Thược dược - 芍藥 (芍药). Trên thị trường có 2 loại thược dược: 1. Bạch thược là rễ phơi khô của cây Paeonia lactiflora Pall., (Paeonia albiflora Pall); 2. Xích thược là rễ của 3 cây khác nhau: Paeonia lactiflora Pall., Paeonia obovata Maxim, Paeonia veitchii Lynch, và một số loài khác nữa. Tất cả đều thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Thuốc giấu - 紅雀珊瑚 (红雀珊瑚). Còn gọi là hồng tước san hô, dương san hô. Tên khoa học Euphorbia tithymaloides L. (Pedilanthus tithymaloides (Linn.), Poit). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Thuốc lá - 煙草 (烟草). Còn gọi là Nicotiana thnam (Cămphuchia), yên thảo (Trung Quốc), tabac (Pháp). Tên khoa học Nicotinia tabacum Lin. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Thương lục - 商陸 (商陆). Còn gọi là trưởng bất lão, kim thất nương. Tên khoa học Phytolacca esculenta Van Hout. Thuộc họ Thương lục (Phytolaccaceae).
Thường sơn - 常山. Còn gọi là hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo. Tên khoa học Dichroa febrifuga Lour. Thuộc họ Thường sơn (Saxifragaceae). Cây thường sơn cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Vị Thường sơn (Radix Dichroae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thường sơn; (2) Lá và cành phơi hay sấy khô (Folium Dichroae) được gọi là thục tất. Trên thực tế ở Việt Nam người ta ít dùng rễ hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn. Chữ Dichroa có nghĩa là 2 màu, febrifuga có nghĩa là đuổi sốt, vì cây và lá thường sơn có 2 màu tím đỏ và xanh lại có tác dụng chữa sốt do đó có tên. Tên thường sơn vì có ở núi Thường Sơn, đất Ba Thục (Tứ Xuyên Trung Quốc hiện nay).
Thương truật - 蒼术 (苍术). Còn gọi là mao truật, xích truật, nam thương truật. Tên khoa học Atractylodes lancea (Thunb.) DC. (Atractylis lance Thunb.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Tía tô - 紫蘇 (紫苏). Còn gọi là tử tô, tử tô tử, tô ngạnh. Tên khoa học Perilla ocymoides L. [Perilla nankinensis (Lour.) Decne, Perilla frutescens (L.) Breit]. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae.). Ngoài công dụng làm gia vị, cây tía tô cho các vị thuốc say đây: (1) Tử tô tử (tô tử, hắc tô tử - Fructus Perillae) là quả chín phơi hay sấy khô (ta gọi nhầm là hạt) của cây tía tô. (2) Tử tô (Herba Perilae) là cành non có mang lá của cây tía tô phơi hay sấy khô. (3) Tử tô diệp – Folium Perillae là lá phơi hay sấy khô. (4) Tô ngạnh (Tử tô ngạnh - Caulis Perillae) là cành non hoặc cành già phơi hay sấy khô.
Tía tô dại - 山香. Còn gọi là é lớn tròng, tía tô giới ballote camphée. Tên khoa học Hyptis suaveolens (Linn). Poir. Thuộc họ Hoa môi (Lamiacae).
Tiền hồ - 前胡. Còn gọi là quy nam (Lạng Sơn), tử hoa tiền hồ (Trung Quốc), thổ dương quy, sạ hương thái. Tên khoa học Peucedanum decursivum maxim, Angelica decursiva Franch et Savat. Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Tiền hồ (Radix Peucedani decursivi) là rễ phơi hay sấy khô của cây tiền hồ hay cây quy nam.
Tô hạp hương - 蘇合香 (苏合香). Tên khoa học Liquidambar orientalis Mill. Thuộc họ Sau sau (Hamamelidaceae). Ta dùng tô hạp hương hay tô hạp du (Styrax liquidus) là nhựa dầu lấy ở cây tô hạp.
Tơ mành - 風車藤 (风车藤). Còn có tên là mạng nhện, dây chỉ. Tên khoa học Hiptage madablota Gaertn, (Hiptage benghalensis (l.) Kurz.). Thuộc họ Măng rô (Malpighiaceae).
Tỏi - 大蒜. Tên khoa học Allium sativum L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng củ tỏi (Bulbus Allii) là dò của cây tỏi mà ta vẫn dùng làm gia vị.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]