Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

PHÒNG KỶ

Còn gọi là hán phòng kỷ, quảng phòng kỷ, mộc phòng kỷ, phấn phòng kỷ, hán trung phòng kỷ.
Tên khoa học (xem ở dưới).

Phòng có nghĩa là phòng ngừa, kỷ là cho mình; ý nói là vị thuốc có tác dụng phòng ngừa tật bệnh cho mình.

Phòng kỷ là tên dùng để chỉ nhiều vị thuốc, nguồn gốc thực vật khác hẳn nhau. Sau đây chỉ kể một số vị thường dùng:

1. Phấn phòng kỷ hay phòng kỷ:

   Radix Stephaniae là rễ phơi hay sấy khô của cấy phấn phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

2. Quảng phòng kỷ hay mộc phòng kỷ, đẳng phòng kỷ, phòng kỷ (Quảng Tây):

   Là rễ phơi hay sấy khô của cây quảng phòng kỷ (Aristolochia westlandi Hemsl.) thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae).

3. Hán trung phòng kỷ:

   Radix Aristolochiae heterophyllae là rễ phơi hay sấy khô của cây hán trung phòng kỷ hay thành mộc hương (Aristolochia heterophylla Hemsl.) cùng họ Mộc thông (Aristolochiaceae).

4. Mộc phòng kỷ:

   Là rễ phơi hay sấy khô của cây mộc phòng kỷ (Cocculus trilobus DC.) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

Cần chú ý khi dùng để theo dõi tác dụng có thể khác nhau do dùng vị thuốc khác nhau tuy mang cùng một tên.


1. PHẤN PHÒNG KỶ (RADIX STEPHANIAE) - 粉防己

PHẤN PHÒNG KỶ, RADIX STEPHANIAE, 粉防己

Phấn phòng kỷ - Stephania tetrandra

A. MÔ TẢ CÂY

Phấn phòng kỷ là một cây sống lâu năm, mọc leo, rễ phình thành củ, đường kính của rễ có thể đạt tới 6cm, mặt ngoài rễ có màu tro nhạt, hay màu nâu. Thân mềm, có thể dài tới 2,5-4m; vỏ thân màu xanh nhạt, phía gốc hơi đỏ.

Lá mọc so le, hình khiên, dài 4-6cm, rộng 4,5-6cm, gốc lá hình tim, đầu lá nhọn, mép nguyên, hai mặt đều có lông ngắn, mềm, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro. Cuống lá dài gần bằng chiều dài của lá, không đính vào đáy lá mà vào phía trong phiến lá.

Hoa nhỏ, đực cái khác gốc, màu xanh nhạt. Quả hạch, hình cầu hơi dẹt. Mùa hoa tại Trung Quốc vào các tháng 4-5; mùa quả vào các tháng 5-6.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây này chưa thấy mọc ở Việt Nam.

Tại Trung Quốc cây này mọc hoang ở các đồi, ven rừng thấp, cỏ rậm ở các tỉnh Triết Giang, An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây. Qua địa lý của cây ở Trung Quốc, ta có thể chú ý tìm và phát hiện cây này tại các tỉnh biên giới của ta.

Vào các tháng 9-10, người ta đi đào rễ về, cắt bỏ rễ con, có khi cạo bỏ vỏ ngoài, bổ dọc rồi phơi khô, cắt thành từng đoạn 5-10cm.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Từ vị phòng kỷ này người ta đã chiết xuất được nhiều ancaloit khác nhau, trong đó chủ yếu là tetrandrin C38H42N2O6, demetyl tetrandrin C36H40N2O6 và một ancaloit có tính chất phenol với công thức C32H42O6N2.

IMG

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Thí nghiệm trên chuột, vị phòng kỷ có tác dụng kích thích đối với thần kinh trung ương và hô hấp.
Một số ancaloit có tác dụng hạ thân nhiệt, gây co bóp ruột thỏ và chuột. Trên mèo, thuốc có tác dụng hạ huyết áp.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Vị thuốc mới được dùng trong phạm vi nhân dân.

Theo tài liệu cổ: Phòng kỷ vị rất đắng, cay và lạnh, vào kinh Bàng quang. Có tác dụng khử phong, hành thủy, tả hạ, tiêu huyết phận thấp nhiệt. Thường dùng chữa những bệnh như thủy thũng, cước khí, thấp thũng, khớp xương đau nhức. Sách cổ nói những người âm hư không thấp nhiệt không dùng được.

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, phối hợp với nhiều vị thuốc khác như bạch truật, cam thảo, sinh khương, quế tâm, ô đầu v.v...


2. QUẢNG PHÒNG KỶ (RADIX ARISTOLOCHIAE WESTLANDII) - 廣防己 (广防己)

QUẢNG PHÒNG KỶ, RADIX ARISTOLOCHIAE WESTLANDII, 廣防己, 广防己

Quảng phong kỷ - Aristolochiae Westlandii

A. MÔ TẢ CÂY

Cây leo, sống lâu năm, có thân màu tro nâu hoặc nâu đen.

Lá mọc so le, cuống lá dài 1-3,5cm; phiến lá hình trứng dài, chiều dài 3-17cm, rộng 1-6cm, mép nguyên.

Hoa đơn độc, mọc ở kẽ lá; tràng hình ống, màu tím, cong ở phía gần giữa.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Hiện cũng chưa thấy cây này tại Việt Nam. Ta vẫn phải nhập của Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, cây này mọc hoang ở rừng núi các tỉnh Quảng  Đông, Quảng Tây. Do đó ta có thể để ý phát hiện tại các tỉnh biên giới nước ta.

Mùa thu, đào rễ về, cạo vỏ ngoài hay không, cắt thành từng đoạn ngắn 14-25cm; (những củ to đem bổ làm đôi, xông diêm sinh, có nơi không xông diêm sinh) rồi phơi hay sấy khô.

C.THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong quảng phòng kỳ, người ta cũng đã tìm thấy một số ancaloit, chủ yếu là mufongchin A: C32H24O13N2, mufongchin B: C14H22O11N14 và mufongchin C: C18H21O10.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Cũng như phấn phòng kỷ, quảng phòng kỷ được dùng chữa các chứng thủy thũng, phong thũng, lâm bệnh, tiểu tiện khó khăn, phong tì thống, cước khí thấp thũng, hạ bộ ung thũng thấp thương.

Tuy nhiên trong đông y người ta cho rằng khi bị thủy thũng thì dùng phấn phòng kỷ, còn nếu bị phong thấp thì dùng quảng phòng kỷ.

Liều dùng cũng như phấn phòng kỷ.

Cùng với loại này có hán trung phòng kỷ (Aristolochia heterophylla).


3. MỘC PHÒNG KỶ (RADIX ARISTOLOCHIAE HEMSL.) - 木防己

Là rễ phơi hay sấy khô của cây Cocculus trilobus DC. thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

Loại dây leo, sống lâu năm, cho những mẩu rễ đường kính 1,5-3,5cm, cắt thành từng mẩu dài 13cm.

Trong mộc phòng kỷ có các ancaloit như trilobin C36H36O5N2 và isotrilobin C36H36O5N2 C36H36O5N2.

Mặc dù khác loài khác chi, nhưng người ta dùng chữa những bệnh như các vị phòng kỷ nói trên.


4. CÁC LOẠI PHÒNG KỶ DÙNG Ở VIỆT NAM

Hán trung phòng kỷ, Radix Aristolochiae heterophyllae

Hán trung phòng kỷ - Aristolochiae heterophyllae

Hiện nay ở nước ta có khai thác một số rễ cây với tên phòng kỷ. Chúng tôi chưa có dịp xác định; phòng kỷ khai thác ở Quảng Ninh không những dùng trong nước, lại còn được xuất sang Trung Quốc. Cần chú ý nghiên cứu.

Qua các tài liệu cũ, ở ta có một loại dây leo gọi là dây xanh hay dây một Cocculus sarmentosus Diels thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Còn gọi là dây cót ken - dây sâm - hoàng thanh. Đây là một loại dây leo, có cành nhỏ, mang lông. Lá nhiều hình dạng, khi thì nhọn, khi thì tròn có khi lại bằng đáy, hai mặt có lông, nhưng mặt dưới nhiều lông hơn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá. Chùm hoa dài 2-5cm: khi hoa mọc ở đầu cành thì dài hơn. Quả hạch, màu đen đường kính 5-6cm, hạch dẹt, trên mỗi mặt có một vết lõm hình liềm. Phôi nhũ hình móng ngựa.

Có tài liệu cho rằng đây chính là loài Cocculus trilobus nói trên.

Ngoài vị phòng kỷ nói trên, một số nơi còn dùng rễ cây gấc Momordica cochinchinensis với tên phòng kỷ. Việc thay thế này không có căn cứ. Có lẽ chỉ vì người ta thấy vết cắt ngang của rễ gấc hơi giống vết cắt ngang của vị phòng kỷ thật cho nên nhầm lẫn chăng.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Con quy
02/07/2025 08:55 CH

- Tên khoa học Anphitobius diaperinus Panzer. Thuộc họ Quy (Tenebrionidae). Bộ cánh cứng (Coleoptrae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Hoàng đằng - 黄藤. Còn gọi là nam hoàng liên, thích hoàng liên. Tên khoa học Fibraurea tinctoria Lour. (Fibraurea recisa Pierre). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Hoàng đằng chân vịt - 毛葉輪環藤 (毛叶轮环藤). Còn gọi là tờ rôn, nhân sâm, sâm nam, plou, plou bat (Cămpuchia). Tên khoa học Cyclea peltata Hook. et. Thw (Cocculus peltatus DC). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Hoàng đằng loong trơn Tên khoa học Cyclea bicristata Diels. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Còn gọi là sâm hai sóng.
Hoàng kỳ - 黄芪. Hoàng kỳ (Radix Astragali) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng kỳ - [Astragalus menbranaceus (Fish) Bunge] - hay cây hoàng kỳ Mông Cổ (Astragalus mongholcus Bunge) hoặc của những cây cùng chi đều thuộc họ Đậu (Fabaceae). Vị thuốc màu vàng, sở trường về bổ cho nên có tên gọi như vậy: Hoàng là vàng, kỳ là nhớn (sở trường).
Hoàng liên - 黃連. Hoàng liên (Coptis - Rhizoma Coptidis) là thân rễ phơi khô của nhiều loài hoàng liên chân gà như Coptis quinquesecta, Coptis sinensis Franch, Coptis teeta Wall., Coptis teetoides C. Y. Cheng, .v.v. đều thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Hoàng liên gai - 小蘗紅豆杉. Còn gọi là hoàng mù - hoàng mộc. Tên khoa học Berberis wallichiana DC. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng liên ô rô - 闊葉十大功勞 (阔叶十大功劳). Còn gọi là thập đại công lao (Trung Quốc). Tên khoa học Mahonia bealii Carr. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng nàn - 長籽馬錢 (长籽马钱). Còn gọi là vỏ dãn, vỏ doãn. Tên khoa học Strychnos wallichiana Steud, ex Dc., Strychnos gauthierana Pierre (Strychnos malacensis Clarke). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Hoàng nàn (Cortex Strychnii gauthieranae) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây hoàng nàn.
Hoàng tinh - 黃精. Còn gọi là củ cây cơm nếp (Lào Cai) woòng sính, kim thị hoàng tinh, cứu hoang thảo, koesd ka sat pa (Mèo Xiêng Khoảng). Tên khoa học Polygonatum kingianum coll. et Hemsl. Thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati) là thân rễ phơi hay sấy khô hoặc chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây cơm nếp hay cây hoàng tinh Polygonatum kingianum coll. et Hemsl và các cây cùng chi khác loài như Polygonatum sibiricum Redoute, Polygonatum multiflorum L.v.v... đều thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Không nên nhầm tên cây hoàng tinh này với cây hoàng tinh hay cây củ dong cho tinh bột vẫn thấy luộc bán ở nhiều nơi. Cây này có tên khoa học Maranta arundinacea L. thuộc họ Dong (Marantaceae). Người xưa cho rằng vì vị thuốc có màu vàng (hoàng = vàng) do tinh khí của đất sinh ra, cho nên có tên hoàng tinh.
Hoạt thạch - 滑石. Còn gọi là ngạnh hoạt thạch, hoạt thạch phấn, nguyên hoạt thạch. Tên khoa học Talcum.
Hồi - 大茴香. Còn gọi là đại hồi, bát giác hồi hương, đại hồi hương. Tên khoa học Illicium verum Hook.f. Thuộc họ Hồi (Illiciaceae). Đại hồi hay bát giác hồi hương (Fructus Anisi Stellati hoặc Anisum stellatum hay Illicium) là quả chín phơi khô của cây hồi. Hồi là về, hương là thơm; thịt thiu hay tương thối cho ít đại hồi vào nấu thì mùi thơm lại trở về do đó có tên.
Hồi đầu thảo - 水田七. Còn gọi là vùi đầu thảo, vui sầu. Tên khoa học Schizocapsa plantaginea Hance. Thuộc họ Râu hùm (Taccaceae).
Hồi núi - 八角. Còn gọi là đại hồi núi (Faux badianier), mu bu (tiếng Mèo). Tên khoa học Illicium griffithii Hook. f. et Thoms. Thuộc họ Hồi (Illiciaceae).
Hồng bì - 黄皮. Còn gọi là hoàng bì. Tên khoa học Clausena lansium (Lour.) Skeels [Clausena wampi (Blanco) Oliv.]. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Hồng đằng - 紅藤 (红藤). Còn gọi là thuyết đằng, đại hoạt đằng, hoạt huyết đằng, kê huyết đằng, đại huyết đằng, dây máu người. Tên khoa học Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wils. (Holboellia cuneata Oliv.). Thuộc họ Huyết đằng (Sargentodoxceae). Hồng đằng hay huyết đằng (Caulis Sargen-todoxae), là thân phơi hay sấy khô của cây huyết đằng Sargentodoxa cuneata (Oliv) Rehd, et Wils. Ngoài ra, người ta còn dùng kê huyết đằng (Caulis Mucunae) là thân của cây kê huyết đằng (Mucuna birwoodiana Tutcher) hoặc một số loài Milletia như Milletia nitida Benth; Miletia diesiana Harms đều thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae). Tên huyết đằng vì thân cây cắt ra có chất nhựa màu đỏ như máu (huyết là máu, đằng là dây), kê huyết đằng là dây máu gà.
Hồng đậu khấu - 紅豆蔻 (红豆蔻). Còn gọi là sơn khương tử, hồng khấu. Tên khoa học Alpinia galanga Willd. Thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Hồng đậu khấu - (Fructus Alpiniae galangae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây riềng nếp (Alpinia galanga Willd.).
Hồng xiêm - 人心果. Còn gọi là tầm lức, sacôchê, sabôchê, sapotillier. Tên khoa học Achras sapota l., Sapota achras Mill. Thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae).
Hublông - 啤酒花. Còn gọi là houblon, hương bia, hoa bia. Tên khoa học Humulus lupulus L. Thuộc họ Gai mèo (Cannabinaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]