Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ỚT - 辣椒

Còn gọi là ớt tàu ớt chỉ thiên, ớt chỉ địa, lạt tiêu.

Tên khoa học Capsicum annuum L.

Thuộc họ Cà (Solanaceae).

ỚT, 辣椒, ớt tàu, ớt chỉ thiên, ớt chỉ địa, lạt tiêu, Capsicum annuum L., họ Cà, Solanaceae

Ớt - Capsicum annuum

Ớt (Fructus Capsici) là quả chín phơi khô của cây ớt Capsicum annuum L. và những cây ớt khác. Ta còn dùng cả là tươi (Folium Capsici).

Tên khoa học do chữ Capsa là túi, ý nói quả ớt giống cái túi, annnuum có nghĩa là mọc hàng năm.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây loại cỏ mọc hàng năm tại những nước ôn đới, sống lâu năm và thân phía dưới hóa gỗ ở những nước nhiệt đới. Cây có rất nhiều cành, nhẵn. Lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn, phía cuống cũng thuôn hẹp, có cuống; phiến lá dài 2-4cm, rộng 1,5-2cm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả mọc rủ xuống hay quay lên trời (chỉ thiên), hình dáng thay đổi, khi thì tròn, khi thì dài, đầu nhọn, màu vàng hay đỏ. Có loại rất cay, có loại ít cay, tuỳ theo nhiều điều kiện.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Được trồng ở khắp nơi tại Việt Nam. Có những cây mọc hoang, nhưng có lẽ đó cũng là do gần đấy có nhà ở trước trồng sau bỏ đi nơi khác, còn sót giống lại.

Tuy nhiên việc trồng ớt ở nước ta chưa phát triển lắm. Tại nhiều nước như Nhật Bản, Inđônêxya, Ấn Độ, nhất là Hungari người ta trồng hàng nghìn hecta, mỗi năm xuất cảng từ 2500 đến 3000 tấn ớt khô. Có những cơ quan chuyên nghiên cứu, trồng ớt, chọn giống, hướng dẫn cách thu hái, chế biến và có xí nghiệp chuyên môn chế biến ớt. Chủ yếu hái quả dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Lá thường dùng tươi.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong ớt có những chất chủ yếu sau đây:

   - Capsicain C18H27NO3 là một ancaloit chừng 0,05- 2%, phần lớn tập chung ở biểu bì của giá noãn (Placenta); khi tán bột giá noãn, nhỏ nước lên rồi soi kính sẽ thấy các tinh thể hình vuông của capsicain. Độ chảy của capsicain là 65o, khi nhiệt độ hơi cao thì bốc hơi và kích ứng rất mạnh gây hắt hơi rất khó chịu. Cấu tạo hoá học của nó đã được xác định là axit isodexenic vanilylamit.
Tính chất cay này gặp kiềm không bị mất đi như chất cay của hồ tiêu. Nhưng nếu bị ôxy hoá bởi kali bicromat, hoặc kili pecmanganat thì tính chất cay sẽ bị mất đi. Trong đo tính chất cay độc do gốc -CO-NH-CH-CH2- quyết định.

IMG

   Chất này với nồng độ 1/100.000 vẫn còn cay.

   - Một ancaloit nữa không có vị cay, ở dạng lỏng.

   - Chất capsixin là hoạt chất gây đỏ nóng, trạng thái dầu lỏng, xuất hiện khi quả chín. Cấu tạo hóa học chưa xác định được. Tỷ lệ từ 0,01% ở những ớt thường đến 0,10% ở những ớt paprika.

   - Vitamin C, tỷ lệ khoảng chừng 0,8%-1,0% trong ớt của ta (Việt Nam - Bộ môn dược liệu, 1957). Có những tác giả nghiên cứu ớt ở châu Phi, Hungari, thấy lượng vitamin C lên tới 1,17%, 2,66%,  4,98%.

Ngoài ra trong ớt còn có chất khác như capsanthin - chất màu có tinh thể thuộc loại caroten - vitamin B1, B2, axit xitric, axit malic v.v..

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Gây xót da và niêm mạc: Gây đỏ mà không gây phồng da, làm ta có cảm giác nóng ở môi và dạ dày.

Tay mó vào ớt cần tránh dụi vào mắt. Bột ớt gây hắt hơi rất khó chịu: Khi đốt ớt, khói ớt gây hắt hơi rất mạnh.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ngoài công dụng làm gia vị, ớt có thể là một vị thuốc làm giúp sự tiêu hóa, làm ăn ngon chóng tiêu.

Dùng ngoài, ớt là một vị thuốc gây đỏ, kích thích tại chỗ, những trường hợp đau do phong thấp, đau lưng, đau khớp.

Ngày dùng 0,05g chia làm nhiều lần uống. Dùng ngoài không có liều lượng.

Đơn thuốc có ớt:

   Chữa rắn rết cắn: Giã nhỏ lá ớt, đắp vào nơi bị thương. Hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày làm một đến hai lần cho đến khi hết đau. Thường 15-30 phút hết đau, 2-3 giờ là khỏi hẳn.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Hoàng nàn
03/02/2025 08:13 CH

- 長籽馬錢 (长籽马钱). Còn gọi là vỏ dãn, vỏ doãn. Tên khoa học Strychnos wallichiana Steud, ex Dc., Strychnos gauthierana Pierre (Strychnos malacensis Clarke). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Hoàng nàn (Cortex Strychnii gauthieranae) là vỏ thân phơi hay sấy khô củ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây khôi - 短柄紫金牛. Còn gọi là cây độc lực, đơn tướng quân. Tên khoa học Ardisia sylvestris Pitard. Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae). Ta dùng lá cây khôi phơi hay sấy khô Folium Ardisiae.
Cây la - 野煙葉 (野烟叶). Còn gọi là la rừng, ngoi, cà hôi, phô hức (Thổ), chìa vôi, sang mou (Luang prabang-Lào). Tên khoa học Solanum verbascifolium L. (Solanum pubescens Roxb, Solanum erian-thum Don.). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cây lá men - 小魚仙草 (小鱼仙草). Còn gọi là kinh giới núi, cây men. Tên khoa học Mosla dianthera Maxim. Thuộc họ Hoa Môi Lamiaceae (Labiatae).
Cây lá ngón - 斷腸草 (断肠草). Còn gọi là co ngón (Lạng Sơn), thuốc dút ruột - hồ mạn trường - đại trà đằng, hồ mạn đằng, hoàng đằng, câu vẫn, đoạn trường thảo. Tên khoa học Gelsemium elegans Benth, (Medicia elegans Gardn, Leptopteris sumatrana Blume). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Cây lá ngón được coi lá loại cây độc nhất trong nước ta. Người ta cho rằng chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người. Tên cây ngón còn dùng để chỉ một cây khác nữa có tên khoa học là Pterocaryatonkinensis Dode thuộc họ Hồ đào (Juglandaceae) sẽ giới thiệu ở sau. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Cây lá tiết dê - 錫生藤 (锡生藤). Còn gọi là cây mối tròn, cây mối nám. Tên khoa học Cissampelos pareira L. (Cissampelos convolvulacea Willd.). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Cây lai - 石栗. Còn gọi là thạch lật (Trung Quốc), ly (Thái) sekiritsu (Nhật), bancoulier à trois lobes. Tên khoa học Aleurites moluccana Willd. (Aleurites triloba Forst.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây lim - 格木. Còn gọi là xích diệp mộc, cách mộc. Tên khoa học Erythrophloeum fordii Oliv. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Cây mã tiên thảo - 馬鞭草 (马鞭草). Còn có tên là cỏ roi ngựa. Tên khoa học Verbena officinalis L.. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Người ta dùng toàn cây mã tiên thảo (Herba Verbenae) tươi hay phơi hoặc sấy khô. Tên mã tiên do chữ "mã" = ngựa, "tiên" = roi, vì cỏ dài, thẳng, có đốt như roi ngựa, do đó mà đặt tên như vậy. Châu Âu (Pháp) dùng với tên Verveine.
Cây mào gà đỏ - 雞冠花 (鸡冠花). Còn có tên bông mồng gà đỏ, kê quan hoa, kê đầu, kê quan. Tên khoa học Celosia cristata L. (Celosia argentea var. cristata (L.) O. Kuntze. Thuộc họ Dền (Amaranthaceae).
Cây mào gà trắng - 青葙. Còn có tên bông mồng gà trắng, đuôi lươn, dã kê quan, thanh tương tử. Tên khoa học Celosia argentea L. (C.linearis Sw.). Thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Ta dùng vị thanh tương tử (Semen Celosiae) là hạt chín phơi hay sấy khô của cây mào gà trắng.
Cây nghể - 水蓼. Còn có tên là thủy liễu, rau nghể. Tên khoa học Polygonum hydropiper L. Persicaria hydropiper (L.) Spoch. Thuộc họ Rau răm (Polydonaceae). Nghể (Herba Polygoni hydropiperis) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây nghể (Polygonum hydropiper L.).
Cây ngọt nghẹo - 嘉蘭 (嘉兰). Còn gọi là roi, cỏ củ nhú nhoái, vinh quang rực rỡ, phan ma ha (Lào), var sleng đông đang (Cămpuchia)... Tên khoa học Gloriosa superba L. (G.simplex Don.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây ngọt nghẹo là một nguồn conchixin ở nước ta và những nước nhiệt đới khác, đồng thời là một cây làm cảnh vì hoa rất đẹp.
Cây ngưu tất - 牛膝. Còn có tên là cây cỏ xước, hoài ngưu tất. Tên khoa học Achyranthes bidentata Blume. Thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Ta dùng rễ phơi hay sấy khô - Radix Achyranthis bidentatac - của cây ngưu tất. Sách cổ nói: Vị thuốc giống đầu gối con trâu lên gọi là ngưu tất ("ngưu" là trâu, "tất" là đầu gối).
Cây nhàu - 海濱木巴戟 (海滨木巴戟). Còn có tên cây ngao, nhầu núi, giầu. Tên khoa học Morinda citrifolia L. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây rau má lá rau muống - 一點紅 (一点红). Còn gọi là hồng bối diệp, dương đề thảo, nhất điểm hồng, cây rau má lá rau muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa mặt trời, lá mặt trời. Tên khoa học Emilia sonchifolia (L) DC. (Cacalia sonchifolia (L), Gunura caluculata DC.). Thuộc họ Cúc asteraceae (Compositae).
Cây râu mèo - 貓須草 (猫须草). Còn có tên gọi là cây bông bạc. Tên khoa học Orthisiphon stamineus Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Ta dùng lá râu mèo (Folium Orthosiphonis) là lá và búp phơi hay sấy khô hoặc chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây râu mèo hay bông bạc.
Cây rau ngổ - 沼菊. Còn gọi là rau ngổ thơm, rau ngổ trâu, cúc nước, phak hom pom (Lào). Tên khoa học Enhydra fluctuans Lour. (Hingtsha repens Roxb. Tetractis paludosa Blume). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cây rau ngót - 天綠香. Còn gọi là bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần (Trung Quốc). Tên khoa học Sauropus androgynus (L) Merr. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]