Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

NỌC ONG - 蜂毒

Apitoxin

Nọc ong là một vị thuốc được nhân dân nhiều nước châu Á và châu Âu biết dùng từ lâu để chữa nhiều bệnh khác nhau.

Nọc ong là sản phẩm của những tuyến đặc biệt trong cơ thể con ong, muốn dùng nọc ong trước đây người ta cho con ong đốt, hay có khi người ta uống con ong, gần đây người ta lấy nọc ong riêng rồi chế thành thuốc với những dạng khác nhau như nhũ dịch, dầu bôi có nọc ong, thuốc tiêm dưới da, di chuyển ion (ionphorese).

Muốn lấy nọc ong hàng loạt, người ta thường kích thích con ong bằng cách giết chết một con ong, đặt lên một màng mỏng có dòng điện, khi những con ong khác đậu vào bị dòng điện kích thích sẽ "đốt " màng mỏng. Nọc chảy ra người ta hứng lấy để chế thuốc.

A. TÍNH CHẤT CỦA NỌC ONG

Nọc ong là một chất lỏng rất sánh, không mùa, mùi rất đặc biệt na ná như mùi mật ong, vị bỏng đắng. Tỷ trọng 1,131, phản ứng axit, trong nứoc có pH 4,5-5,5; trong không khí nọc ong chóng khô, lượng cao khô trong nọc ong chừng 41%.

Ở dạng khô, nọc ong giữ nguyên tính chất căn bản một thời gian dài.

Trong dung dịch nước (pha loãng 0,1-1%) nọc ong bị phá hủy dần.

B. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NỌC ONG

Thành phần hóa học của nọc ong rất phức tạp.

Người ta mới biết trong nọc ong có:

   - Phần abumin và chất mỡ.

   - Phần hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp.

   - Các axit amin tự do: Xystin, lysin, acginin, glycocol, alanin, methionin, axit glutamic, treonin, leuxin, isoleuxin.

   - Các axit nucleic (desoxyribonucleic và ribonucleic).

   - Các axit muravic, ortophotphoric.

   - Chất béo và các chất có cấu tạo steroit.

   - Tinh dầu.

   - Các men hialuronidaza và photpholipaza A.

   - Chất vô cơ, magiê, đồng.

Các nhà nghiên cứu Đức, Nâyman và Khabecman đã tách được phần abumin có tác dụng gọi là melitin, trọng lượng phân tử khoảng 35.000. Melitin bền vững ở nhiệt độ thấp và cả ở nhiệt độ cao, không bị môi trường axit mạnh phá hủy nhưng dễ bị phá hủy ở môi trường kiềm.

Nghiên cứu thành phần vô cơ của nọc ong, nhà nghiên cứu Liên Xô cũ, Actêmov đã thấy trong tro của nọc ong có 0,4% magiê, ít đồng nhưng hoàn toàn không thấy những kim loại khác như Na, K, Fe thường thấy trong những hợp chất sinh vật  khác.

Trong axit hữu cơ tự do và amin, có chừng 1% histamin.

C. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA NỌC ONG

Tác dụng dược lý có quan hệ nhiều đến melitin, làm tan hồng cầu, có các cơ trơn và cơ vân, hạ huyết áp phong bế một đoạn thần kinh trung ương và ngoại vi, tác dụng lên thành các mạch máu, gây viêm tại chỗ.

Men Hialurodinaza làm tan các chất căn bản của tổ chức liên kết thúc đẩy sự lan truyền của nọc độc, ở trong da và đẩy mạnh tác dụng tại chỗ.

Men photpholipaza phân hủy lexitin và tạo thành lisoxitin có khả năng dung giải các tế bào và làm dung huyết một cách gián tiếp: Người ta còn cho photpholipaza làm trì hoãn hoạt động của thủy phân của các tổ chức và của thrombokinaza, trên cơ sở này người ta cắt nghĩa hiện tượng nọc ong hạ thấp độ đông của máu.

Nhiệt độ cao chỉ phá hủy các men của nọc ong, mà không tác dụng với melitin: Melitin rất vững đối với nhiệt độ và đối với cả môi trường axit mạnh nhưng dễ bị phá hủy trong môi trường kiềm mạnh.

Các nhân tố oxi hóa làm giảm tác dụng của nọc ong, các men dung giả protein, pepsin, trypsin phong bế hoàn toàn hoàn toàn nọc ong, phá hủy abumin của nọc ong là chất có tác dụng cơ bản trong nọc ong.

D. TÁC DỤNG TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI

Nọc ong có tác dụng thay đổi tùy theo liều cao thấp, nơi bị đốt và đặc biệt cảm ứng riêng của từng cơ thể.

Phụ nữ và trẻ em thường nhạy cảm đối với nọc ong hơn nam giới.

Đối với người có tính cảm ứng bình thường, ong đốt 1, 2 lần chỉ gây phản ứng viêm tại chỗ, đối với người bị ong đốt nhiều lần như những người nuôi ong, có thể xuất hiện sức đề kháng cao.

Tại chỗ, nọc ong thường gây đỏ, sưng, cảm giác đau, xuất hiện đột ngột, có cảm giác như bị bỏng, có thể sốt, nhiệt độ tăng hơn bình thường 2 đến 5ºC. Với liều cao hơn (bị chừng 50 đến 200 con ong đốt một lúc có thể nằm liệt giường, ngay sau khi bị đốt, nạn nhân thấy chóng mặt, buồn nôn, chảy nước bọt, mồ hôi ra nhiều, rồi nôn mửa, rối loạn đường ruột, bất tỉnh nhân sự, huyết áp hạ xuống, có những dấu hiệu tan các hồng cầu.

Tuy nhiên ít gặp người nào chết do ong đốt, vì liều chết vào khoảng khi bị 1.000 con ong đốt một lúc. Chết do liệt trung tâm hô hấp.

Với liều vừa đúng, tùy theo từng người, nọc ong có tác dụng chữa bệnh, liều độc so với liều điều trị thường gấp hàng chục lần, và liều chết gấp 100 lần liều điều trị.

Nọc ong làm dãn động mạch và các mao quản, tăng cường sự thâm nhập của máu đến cơ quan bị thương, làm giảm đau. Đối với hệ thống tuần hoàn, nọc ong nâng cao số lượng hemoglobin, bạch cầu ở địa phương và toàn thân, tốc độ hạ huyết trầm hạ thấp, độ nhớt và độ đông máu nhỏ hơn. Nọc ong kích thích cơ tim, hạ huyết áp, ảnh hưởng tới dinh dưỡng, đặc biệt làm giảm cholestetol trong máu.

Nọc ong nâng cao sức lực toàn thân và khả năng làm việc, làm cho ăn ngủ tốt  hơn.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nọc ong được dùng điều trị có hiệu quả trong nhiều bệnh, những bệnh nặng và kéo dài, đôi khi khó chữa, như sưng khớp do thấp, bệnh thấp cơ, sưng khớp truyền nhiễm không đặc hiệu, suyễn, viêm khí quản, nhức đầu, huyết áp cao ở giai đoạn 1 và 2.

Tuy nhiên nọc ong không dùng được đối với bệnh lao, bệnh gan và tuyến tụy tạng, bệnh thận kèm đái ra máu, bệnh tuyến thượng thận, suy nhược toàn thân, bệnh máu và các tổ chức tạo máu với khuynh hướng làm chảy máu.

Phụ nữ có thai không điều trị bằng nọc ong.

Có người dùng tiêm nọc ong phối hợp với châm cứu (tiêm vào các huyệt).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Thạch tín
07/07/2025 09:15 CH

- 信石. Còn gọi là tín thạch, nhân ngôn, phê thạch, hồng phê, bạch phê. Tên khoa học Arsennicum. Thạch tín còn gọi chệch là nhân ngôn vì chữ tín gồm một bên chữ nhân, một bên chữ ngôn. Thường người ta dùng chữ thạch tín để chỉ chất As2O3 thiên nhiên, thường c...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Con nhím - 豪猪. Còn gọi là con dím, hào chư, cao chư, sơn chư, loan chứ. Tên khoa học Hystrix hodgsoni. Thuộc họ Nhím (Hystricidae). Con nhím cho vị thuốc gọi là hào trư đỗ (豪猪肚) là dạ dày của con nhím Hystix hodgsoni. Tại Trung Quốc người ta dùng da loài nhím thích cấu tử hay mao thích Erinaceus europaeus L. hoặc con nhím Hemichianus dauricus Sundevail cùng thuộc họ Erinaceidae.
Con quy - Tên khoa học Anphitobius diaperinus Panzer. Thuộc họ Quy (Tenebrionidae). Bộ cánh cứng (Coleoptrae).
Con rết - 蜈蚣. Còn có tên là ngô công, thiên long, bách túc trùng, bách cước. Tên khoa học Scolopendra morsitans L.. Thuộc họ Ngô công (Scolopendridae). Ngô công là toàn con rết Scolopendra monrsitans L. phơi hay sấy khô.
Con sam - 鱟 (鲎). Còn gọi là Kabutegami (Nhật). Tên khoa học Tachypleus tridentatus. Thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda), lớp Giáp cổ (Nerostoma).
Công cộng - 穿心蓮 (穿心莲). Còn gọi là nguyễn cộng, lam khái liên, khổ đảm thảo, xuyên tâm liên, roi des amers (Pondichery hồi thuộc Pháp) - green chireta (Anh). Tên khoa học Andrographis paniculata (Burum.f.) Nees (Justicia paniculata Burm.f.). Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Cốt toái bổ - 骨碎補. Còn gọi là bổ cốt toái, co tạng tó (Thái ở châu Quỳnh Nhai), co in tó (Thái ở Điện Biên), cây tổ phượng, cây tổ rồng, tổ diều, tắc kè đá. Tên khoa học Drynaria fortunei J. Sm. (Polypodium fortunei O. Kuntze). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Cốt toái bổ hay bổ cốt toái (Rhizoma Drynariae fortunei) là thân rễ phơi khô của cây bổ cốt toái. Tên bổ cốt toái vì người ta cho rằng vị này có tác dụng làm liền những xương dập gẫy. Tên co tạng tó vì tạng có nghĩa là đặt vào, tó là liền lại vì vị thuốc này đặt vào thì làm liền lại. Chữ in có nghĩa là gân, vì vị thuốc có tác dụng nối liền gân cốt.
Củ cải - 莱菔. Còn có tên là rau lú bú, củ cải, la bặc tử, lai phục tử. Tên khoa học Raphanus sativus L. Thuộc họ Cải (Brassicaceae). La bặc tử (Semen Raphani) là hạt phơi hay sấy khô của cây cải củ (củ cải).
Củ cấu - 菱. Còn gọi là ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, lăng thực, (Trung Quốc) macre, krecchap (Cămpuchia). Tên khoa học Trapabicornis L. Thuộc họ Củ ấu (Hydrocaryaceae).
Củ cốt khí - 虎杖根. Còn gọi là hoạt huyết đan, tử kim long, ban trượng căn, hổ trượng căn, điền thất (miền nam). Tên khoa học Reynaotria japonica Houtt. Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc. Polygonum reynoutria Makino. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Củ cốt khí (Radix Polygoni cuspidati) là rễ phơi hay sấy khô của cây củ cốt khí. Cần chú ý là chữ cốt khí còn dùng chỉ hạt và lá của nhiều cây khác thuộc họ Đậu. Đặc biệt, qua cuộc điều tra nghiên cứu, chúng tôi chỉ thấy có cây này mang tên cốt khí lại thuộc họ Rau răm.
Củ gió - 金果欖 (金果榄). Còn gọi là kim quả lãm, sơn từ cô, kim ngưu đởm, kim khổ lãm, địa đởm. Tên khoa học Tinospora capillipes Gagnep. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Củ khỉ - 野黄皮. Còn gọi là vương tùng, hồng bì núi, xì hắc, cút khí. Tên khoa học Murraya tetramera Huang-Murraya glabra Guill.Clausenia dentata(willd) Roem. Thuộc họ cam (Rutaceae).
Củ nâu - 薯莨. Còn gọi là khoai leng, vũ dư lương. Tên khoa học Dioscorea cirrhosa Lour. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Cúc áo - 天文草. Còn gọi là cây hoa cúc áo, ngổ áo, nụ áo lớn, phát khát (Vientian), cressdon de Para. Tên khoa học Spilanthes acmella L. Murr., (Verbesina acmella L., Eclipta prostrata Lour non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc hoa - 菊花. Còn gọi là cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, hoàng cúc. Tên khoa học Chrysanthemum sinense Sabine, [Chrysanthemum morifolium Ramat Chrysanthemum indicum Lour. (non L.)]. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cúc hoa (flos Chrysanthemi) là hoa cúc phơi hay sấy khô. Người ta còn dùng cả hoa của cây cúc hoa vàng hay dã cúc, kim cúc, cúc riềng vàng Chrysanthemum indicum L. Chrysanthemum procumbens Lour.) cùng họ. Cúc là cùng tận: Tháng 9 hoa cúc nở sau cùng.
Cúc liên chi dại Còn gọi là cây chứng ếch, Camomille sauvage. Tên khoa học Parthenium hysterophorus L. (Argyrochoeta bipinnatyfida Cav, Villanova bipinnatifida Orteg.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc mốc - 芙蓉菊. Còn gọi là ngải phù dung, nguyệt bạch, ngọc phù dung. Tên khoa học Crossostephium chinense (L.) Mak., Crossostephium artemisioides Less. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc tần - 欒樨 (栾樨). Còn gọi là từ bi, cây lức, nan luật (Viêntian), pros anlok, pras anlok (Cămpuchia). Tên khoa học Pluchea indica (L.) Less. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Cúc trừ sâu - 除蟲菊 (除虫菊). Còn gọi là pyrèthre - chrysanthème vermicide et insecticide. Tên khoa học Chrysanthemum cinerariaefolium Vis. (Pyrethrum cinerariaefolium Trev, Pyrethrum cinerariaefolium DC.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng cụm hoa phơi hay sấy khô của cây cúc trừ sâu (Flos Pyrethri cinerariaefoli.). Ngoài cây cúc trừ sâu Pyrethrum cinerariaefolium Trev. người ta còn dùng hoa của nhiều loại cúc khác như Pyrethrum roseum M.B. (vùng Capcazơ), Pyrethrum carneum M.B.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]