Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

NGŨ BỘI TỬ - 五倍子

Còn gọi là bầu bí, măc piêt, bơ pật (Thái).

Tên khoa học Galla sinensis.

NGŨ BỘI TỬ, 五倍子, bầu bí, măc piêt, bơ pật, Galla sinensis

Cành cây muối - Rhus semialata và ngũ bội tử được tạo thành (a)

Ngũ bội tử (galla sinensis) là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu ngũ bội tử Schlechtendalia sinensis Bell gây ra trên những cuống lá và cành của cây muối hay cây diêm phu mộc - Rhus semialata Murray (Rhus sinensis Mill.) thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).

A. MÔ TẢ CÂY:

Cây muối (hay diêm phu mộc) là một cây nhỏ cao từ 2 đến 8m.

Lá mọc so le, kép dìa lẻ, gồm 7 đến 14 lá chét. Cuống lá chung có dìa như cánh, trên có những lông ngắn màu vàng nâu nhạt. Lá chét không cuống, hình trứng, mép có răng cưa to, thô, dài 5-14cm, rộng 2,5-9cm.

Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành, dài 20-30cm. Hoa nhỏ, màu trắng sữa.

Quả hạch màu vàng cam đỏ, một hạt.

Mùa hoa các tháng 8-9, mùa quả tháng 10.

Khi cành non và cuống lá cây này bị một giống sâu đục thì sẽ xuất hiện những chỗ sùi lên hình dạng khác nhau dài từ 3 đến 6cm, khi thì giống quả trứng nhỏ, khi thì lại có nhiều nhánh. Trên mặt có lông mịn, ngắn màu xám nhạt, có chỗ màu đỏ nâu. Khi bẻ ta thấy thành dày 1-2mm, cứng bóng như sừng. Trong có những lông nhỏ trắng như sợi len và mảnh con sâu. Những chỗ sùi này được gọi là bầu bí (tiếng kinh), măc piêt (tiếng thổ Cao bằng), ngũ bội (tên vị thuốc).

B. PHÂN BỐ THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Ở nước ta, ngũ bội tử chỉ mới có nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn (Nước Hai, Nguyên Bình, Sóc Giang), Hà Giang (Quảng Bạ). Lào Cai có một ít. Có thể một số vùng Tây Bắc gần biên giới Trung Việt cũng có.

Tại nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến v.v...) cũng có.

Vào khoảng tháng 5-6, con sâu ngũ bội tử (sâu cái) từ những cây trung gian hay đến cây muối hay diêm phu mộc, chích vào cành non và lá cây này, rồi đẻ trứng. Có thể do những chất kích thích thích tố đặc biệt của trứng và sâu non, những tế bào của cây phát triển đặc biệt, bất thường thành ngũ bội.

Vào khoảng tháng 9, người ta hái về, hấp nước sôi từ 3 đến 5 phút để giết chết con sâu ở trong rồi phơi khô là được.

Trước đây hằng năm nước ta có thể sản xuất tới 30-40 tấn để xuất, nhưng sau chiến tranh, lượng sản xuất có giảm sút và chưa được phục hồi đúng mức.

C. THÀNH PHẦ HÓA HỌC

Ngũ bội tử của ta, có thành phần hóa học giống ngũ bội tử Trung Quốc. Độ ẩm 13,47%, chất tan vào nước gồm có tanin 43,20%, không tanin 13,20%, chất không tan 30,13%. Trong khi đó ngũ bội tử Trung Quốc có độ ẩm 13,27%, chất tan trong nước gồm tanin 42,5%, không tanin 10%, chất không tan 34,23%.

Nếu trừ độ ẩm đi rồi, tỷ lệ tanin của ngũ bội tử Việt Nam là 50%, loại tốt lên tới 60-70%, có khi tới 80%.

IMG

Các dạng ngũ bội tử

Tanin ngũ bội tử còn gọi là axit galotanic.

Thành phần hóa học chủ yếu là penta m. digaloyglucoza trong đó một phân tử glucoza được kết hợp với 5 phân tử axit đigalic, có khi một phần tanin gồm một phân tử glucoza kết hợp với axit elagic hay axit galic.

Phân tử các tanin đó thường biểu thị chung là C76H52O46. Thủy phân axit sẽ cho axit galic.

Ngoài tanin ra, trong ngũ bội tử còn có axit galic tự do, 2-4% chất béo, nhựa và tính bột. Khi chất tanin của ngũ bội tử tác dụng lên feric clorua sẽ cho màu lam đen; nếu dùng thuốc thử Braemer (dung dịch natri tungstat và natri axetat 1g trong 10ml nước) sẽ có màu vàng nâu hay màu vàng.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tác dụng dược lý của ngũ bội tử chủ yếu do chất tanin.

Tanin có tính chất làm tủa protit; tổ chức của da, niêm mạc, vết loét tiếp xúc với tanin sẽ tủa và đanh lại, tạo thành một lớp cứng làm máu đông lại, ngừng chảy, do đó có tác dụng cầm máu, tế bào của các hạch phân tiết cũng bị đông và làm giảm sự bài tiết các dịch, niêm mạc được khô ráo. Đầu dây thần kinh cũng bị cứng lại, do đó hơi có tác dụng gây tê.

Tanin còn có tác dụng tủa với các chất ancoloit, làm giảm sự hấp thụ, do đó có thể dùng làm thuốc giải độc.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo tài liệu cổ: Ngũ bội tử vị chua, tính bình; vào 3 kinh Phế, Thận và Đại trường. Có tác dụng liễm phế, giáng hỏa chỉ huyết, liễm hãn, sáp trường. Dùng chữa phế hư sinh ho, lỵ lâu ngày lòi dom, nhiều mồ hôi, mụn nhọt.

Ngũ bội tử được dùng làm thuốc thu liễm trong bệnh đi ỉa lỏng, lỵ xuất huyết, hoàng đản, giải độc.

Còn là nguyên liệu chế tanin dùng thuộc da loại màu sáng, chế mực viết, nhuộm màu đen v.v...

Liều dùng: Ngày uống 0,5 đến 1g, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Dung dịch 5-10% dùng súc miệng để điều trị các vết loét trong miệng.

Đơn thuốc có ngũ bội tử:

   1. Chữa đau bụng đi ỉa lỏng: Ngũ bội tử tán bột, thêm hồ vào, viên thành viên bằng hạt đậu xanh, ngày  uống 15-20 viên, dùng nước pha bạc hà mà uống thuốc.

   2. Trẻ con đái dầm: Ngũ bội tử giã nhỏ. Thêm nước cho dính, đắp vào rốn.

   3. Trẻ con bị trớ: Ngũ bội tử 3g, một nửa để sống, một nửa nướng chín, trích cam thảo 20g. Tất cả tán nhỏ. Mỗi lần dùng 2g bột này, dùng nước cơm hay nước cháo mà chiêu  thuốc.

IMG

Lá cây muối - Rhus semialata

Chú thích:

   Một số nơi ở nước ta và Lào có loại cây gọi là sơn bút-Rhus semialata Roxb. var. roxburghii DC. cùng họ cũng hay bị một loại sâu cánh mềm (chưa xác định được tên khoa học) gây trên cành non những loại ngũ bội nhỏ hơn, chỉ bằng quả nho, thường rất bằng nhau, lúc đầu có màu đỏ, sau đen, thành dày khoảng 0,5mm. Độ ẩm 16,00%, tỷ lệ tanin 5,75% ít thấy dùng.

   Trong đông y hiện nay dùng củ ngũ bội nhập của Trung Quốc, cùng loại với ngũ bội tử của ta, cũng con sâu đó và cũng sống trên một loài cây Rhus semialata Mill.

   Trước đây, ta vẫn phải nhập loại ngũ bội tử của Thổ Nhĩ Kỳ - Galla Turcia. Ngũ bội này do loài ong Cynips gallae tinctoriae Oliv. gây trên cành non của cây Quercus infectoria Oliv. thuộc họ Giẻ (Fagaceae) không thấy ở nước ta. Thành phần là Turkish galotanin chừng 50-70%, cấu tạo hóa học của nó là tetragaloyglucoza.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bách hợp
10/04/2025 08:24 CH

- 百合. Còn gọi là cây tỏi rừng (Sơn Pha, Sơn Đông, Lạng Sơn). Tên khoa học Lilium brownii F. E. Br. var. colchesteri Wils. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Bách hợp (Bulbus) là dò phơi hay sấy khô của cây bách hợp và một số cây cùng chi. Tên bách hợp là do chữ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thổ phục linh - 土茯苓. Còn gọi là củ khúc khắc, củ kim cang. Tên khoa học Smilax glabra Roxb. (Smilax hookeri Kunth). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Thổ phục linh (Rhizoma Smilacis) là thân rễ phơi hay sấy phô của nhiều cây thuộc chi Smilax, trong đó có cây Smilax glabra.
Thóc lép - 大葉山螞蝗 (大叶山蚂蝗). Còn có tên là cỏ cháy, bài ngài. Tên khoa học Desmodium gangeticum DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Thồm lồm - 火炭母. Còn gọi là đuôi tôm, mía giò, bẻm, mía bẻm, mía nung, cây lôm, chuồng chuồng, hỏa khôi mẫu, săm koy (Luang Prabang). Tên khoa học Polygonum sinense L..Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Ta dùng toàn cây hay lá tươi hoặc phơi khô.
Thòng bong - 曲軸海金沙 (曲轴海金沙). Còn gọi là bòng bong, dương vong, thạch vĩ dây. Tên khoa học Lygodium flexuosum Sw. Thuộc họ Thòng bong (Schizaeaceae). Ta dùng toàn cây thòng bong phơi hay sấy khô - Herba Lygodi.
Thốt nốt - 糖棕. Còn gọi là thnot (Cămpuchia), mak tan kok (Lào), palmier à sucre, rondier. Tên khoa học Borasus flabellifer L. (Pholidocarpus tunicatus H. Wendl.). Thuộc họ Dừa (Palmaceae).
Thuốc bỏng - 落地生根. Còn gọi là trường sinh, thổ tam thất, đả bất tử, diệp sinh căn, sái bất tử, lạc địa sinh căn, sống đời. Tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. (Bryophylum calycinum Salisb.). Thuộc họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). Có tên "thuốc bỏng" vì cây được dùng làm thuốc chữa bỏng. Trường sinh (sống lâu) hay lạc địa sinh căn (rụng xuống đất mọc rễ) là vì cây sống rất lâu, lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ và thành một cây con.
Thược dược - 芍藥 (芍药). Trên thị trường có 2 loại thược dược: 1. Bạch thược là rễ phơi khô của cây Paeonia lactiflora Pall., (Paeonia albiflora Pall); 2. Xích thược là rễ của 3 cây khác nhau: Paeonia lactiflora Pall., Paeonia obovata Maxim, Paeonia veitchii Lynch, và một số loài khác nữa. Tất cả đều thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Thuốc giấu - 紅雀珊瑚 (红雀珊瑚). Còn gọi là hồng tước san hô, dương san hô. Tên khoa học Euphorbia tithymaloides L. (Pedilanthus tithymaloides (Linn.), Poit). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Thuốc lá - 煙草 (烟草). Còn gọi là Nicotiana thnam (Cămphuchia), yên thảo (Trung Quốc), tabac (Pháp). Tên khoa học Nicotinia tabacum Lin. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Thương lục - 商陸 (商陆). Còn gọi là trưởng bất lão, kim thất nương. Tên khoa học Phytolacca esculenta Van Hout. Thuộc họ Thương lục (Phytolaccaceae).
Thường sơn - 常山. Còn gọi là hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo. Tên khoa học Dichroa febrifuga Lour. Thuộc họ Thường sơn (Saxifragaceae). Cây thường sơn cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Vị Thường sơn (Radix Dichroae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thường sơn; (2) Lá và cành phơi hay sấy khô (Folium Dichroae) được gọi là thục tất. Trên thực tế ở Việt Nam người ta ít dùng rễ hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn. Chữ Dichroa có nghĩa là 2 màu, febrifuga có nghĩa là đuổi sốt, vì cây và lá thường sơn có 2 màu tím đỏ và xanh lại có tác dụng chữa sốt do đó có tên. Tên thường sơn vì có ở núi Thường Sơn, đất Ba Thục (Tứ Xuyên Trung Quốc hiện nay).
Thương truật - 蒼术 (苍术). Còn gọi là mao truật, xích truật, nam thương truật. Tên khoa học Atractylodes lancea (Thunb.) DC. (Atractylis lance Thunb.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Tía tô - 紫蘇 (紫苏). Còn gọi là tử tô, tử tô tử, tô ngạnh. Tên khoa học Perilla ocymoides L. [Perilla nankinensis (Lour.) Decne, Perilla frutescens (L.) Breit]. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae.). Ngoài công dụng làm gia vị, cây tía tô cho các vị thuốc say đây: (1) Tử tô tử (tô tử, hắc tô tử - Fructus Perillae) là quả chín phơi hay sấy khô (ta gọi nhầm là hạt) của cây tía tô. (2) Tử tô (Herba Perilae) là cành non có mang lá của cây tía tô phơi hay sấy khô. (3) Tử tô diệp – Folium Perillae là lá phơi hay sấy khô. (4) Tô ngạnh (Tử tô ngạnh - Caulis Perillae) là cành non hoặc cành già phơi hay sấy khô.
Tía tô dại - 山香. Còn gọi là é lớn tròng, tía tô giới ballote camphée. Tên khoa học Hyptis suaveolens (Linn). Poir. Thuộc họ Hoa môi (Lamiacae).
Tiền hồ - 前胡. Còn gọi là quy nam (Lạng Sơn), tử hoa tiền hồ (Trung Quốc), thổ dương quy, sạ hương thái. Tên khoa học Peucedanum decursivum maxim, Angelica decursiva Franch et Savat. Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Tiền hồ (Radix Peucedani decursivi) là rễ phơi hay sấy khô của cây tiền hồ hay cây quy nam.
Tô hạp hương - 蘇合香 (苏合香). Tên khoa học Liquidambar orientalis Mill. Thuộc họ Sau sau (Hamamelidaceae). Ta dùng tô hạp hương hay tô hạp du (Styrax liquidus) là nhựa dầu lấy ở cây tô hạp.
Tơ mành - 風車藤 (风车藤). Còn có tên là mạng nhện, dây chỉ. Tên khoa học Hiptage madablota Gaertn, (Hiptage benghalensis (l.) Kurz.). Thuộc họ Măng rô (Malpighiaceae).
Tỏi - 大蒜. Tên khoa học Allium sativum L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng củ tỏi (Bulbus Allii) là dò của cây tỏi mà ta vẫn dùng làm gia vị.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]