Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

NGHỆ - 薑黃 (姜黄)

Còn có tên là uất kim, khương hoàng, safran des Indes.

Tên khoa học Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour.).

Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

nghệ, 薑黃, 姜黄, uất kim, khương hoàng, safran des Indes, Curcuma longa L., Curcuma domestica Lour., họ Gừng, Zingiberaceae

nghệ, 薑黃, 姜黄, uất kim, khương hoàng, safran des Indes, Curcuma longa L., Curcuma domestica Lour., họ Gừng, Zingiberaceae

Nghệ - Curcuma longa L.

Ta dùng thân rễ cây nghệ gọi là khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) và rễ củ gọi là uất kim (Radix Curcumae longae).

A. MÔ TẢ CÂY

Nghệ là một loại cỏ cao 0,6-1,0m. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm. Lá hình trái xoan thon nhọn ở 2 đầu, 2 mặt đều nhẵn dài tới 45cm, rộng tới 18cm. Cuống lá có bẹ. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên, thành hình nón thưa, lá bắc hữu thụ khum hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá bắc bất thụ hẹp hơn, màu hơi tím nhạt. Tràng có phiến, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành 3 thùy, thùy trên to hơn, phiến cánh hoa trong cũng chia 3 thùy, 2 thùy 2 bên đứng và phẳng, thùy dưới hõm thành máng sâu. Quả nặng 3 ngăn, mở bằng 3 van. Hạt có áo hạt.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm gia vị và làm thuốc.

Còn mọc và được trồng ở các nước Ấn Độ, Inđônêxya, Cămpuchia, Lào, Trung Quốc và các nước Nhiệt đới.

Thu hoạch vào mùa Thu. Cắt bỏ hết rễ để riêng, thân rễ để riêng.

Muốn để được lâu phải đồ hoặc hấp trong 6-12 giờ, sau đó đợi ráo nước, đem phơi nắng hoặc sấy khô. Thân rễ gọi là khương hoàng, rễ gọi là uất kim.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong nghệ, người ta đã phân tích được:

    1. Chất màu curcumin 0,3%, tinh thể nâu đỏ, ánh tím, không tan trong nước, tan trong rượu, ête, clorofoc, dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục.

    Tan trong axit (màu đỏ tươi), trong kiềm (màu đỏ máu rồi ngả tím), trong chất béo (dùng để nhuộm các chất béo). Công thức curcumin đã được xác định như sau:

curcumin

arylturmeron

    2. Tinh dầu 1-5% màu vàng nhạt, thơm. Trong tinh dầu có curcumen C15H24 một cacbon không no, 5% paratolylmetyl cacbinol và 1% long não hữu tuyến. Hai chất sau chỉ thấy có trong tinh dầu Curcuma xanthorriza Roxb.

    3. Ngoài ra còn tinh bột, canxi oxalat, chất béo.

Theo R. R. Paris và H. Moyse (1967, 11, 78) củ nghệ chứa 8-10% nước, 6-8% chất vô cơ, 40-50% tinh bột nhựa.

Hoạt chất của nghệ gồm:

    1. Tinh dầu 3-5% gồm 25% cacbua tecpenic, chủ yếu là zingiberen và 65% xeton sespuitecpenic, các chất turmeron (do tiếng Anh của củ nghệ là turmeric).

    2. Các chất màu vàng gọi chung là curcumin. Vào đầu thế kỷ XIX người ta đã chiết được curcumin tinh thể không tan trong nước, tan trong cồn, ête, dầu béo. Nhưng năm 1953 - Srinivasan K. R. (J. Pharm. Pharmacol. 1953, 5, 448 - 457) đã chứng minh bằng sắc ký trên cột silic rằng đó là một hỗn hợp:

    Curcumin chính thức (còn gọi là curcumin I) chiếm 60% đây là một dixeton đối xứng không no có thể coi như là diferuloyl-metan (axit ferulic là axit hydroxy - 4 - metoxy - 3 - xinamic).

    Curcumin II hay monodesmetoxy-curcumin chiếm 24% và curcumin III hay didesmetoxy-curcumin chiếm 14% trong đó 1 hay 2 axit hydroxycinamic thay cho axit ferulic.

    Nếu dùng sắc ký trên giấy sẽ thấy các chất curcumin khác nữa nhưng với lượng  nhỏ.

Theo E. Gildmeister và F. R. Hoffman trong tinh dầu nghệ có 53,1% xeton α-β etylenic ở mạch nhánh gắn vào nhân (bao gồm 29,5% turmeron và 23,6% arylturmeron).

Năm 1977, Nguyễn Khang (Đại học Dược khoa Hà Nội) đã chiết từ bột củ nghệ sau khi đã cất lấy hết tinh dầu bằng benzen, sau đó thu hồi dung môi trong áp lực giảm và kết tinh lại bằng cồn etylic cho tới khi có độ chảy không thay đổi và một vết trên sắc ký lớp mỏng đã thu được từ 0,76-1,1% curcumin I tinh khiết, độ chảy 182-183oC. Nếu chọn củ nghệ thu vào tháng 1, tháng 2 có thể đạt  tới 1,5% curcumin.

Từ vỏ củ nghệ (vẫn cạo bỏ đi) đã cất được từ 1,5-2,1% tinh dầu có thành phần tương tự như tinh dầu cất từ củ nghệ, do phần vỏ dày từ 0,5-1mm trong đó trọng lượng lớp vỏ mỏng không đáng kể, còn phần củ dính vào chiếm chủ yếu.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

1. Guy Laroche (1933), H. Leclec (1935) đã chứng minh tính chất kích thích sự bài tiết mật của các tế bào gan (cholérétique) là do chất paratolyl metylcacbinol, còn chất curcumin có tính chất thông mật (cholagogue) nghĩa là gây co bóp túi mật. Chất curcumen có tác dụng phá cholesterol trong máu (cholesterolitique).

Toàn tinh dầu dù pha loãng cũng có tác dụng diệt nấm và sát trùng đối với bệnh nấm, với Staphylcoc và vi trùng khác.

2. Robbers (1936) nói đã dùng chất lấy ra ở nghệ bằng ête etylic thấy có tác dụng tăng sự bài tiết mật và chất curcumin có tính chất co bóp túi mật.

3. Trương Ngôn Chí (1955, Trung Hoa y dược tạp chí, 5) đã báo cáo: Ông đã chế nghệ dưới hai hình thức dung dịch 50% và dùng dung dịch 2% HCl để chiết xuất và chế thành dung dịch 50% (sau khi đã trung tính hóa mới dùng thí nghiệm).

Thí nghiệm trên tử cung cô lập của chuột bạch và chuột nhắt thấy có tác dụng hưng phấn, thí nghiệm trên tử cung của thỏ (theo phương pháp Reynolds) thì khi tiêm dung dịch clohydrat cao nghệ vào tĩnh mạch hoặc thụt dung dịch nghệ, đều thấy tử cung co bóp đều đặn, mỗi lần cho thuốc, thời gian tác dụng kéo dài 5-7 giờ.

Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15-20ml, có thể đưa đến đình chỉ hô hấp và huyết áp hạ.

Thí nghiệm trên tim cô lập (phương pháp Straub) thấy có hiện tượng ức chế.

4. Theo Vũ Điền tân dược tập, bản thứ 4 một số tác dụng dược lý của nghệ đã được nghiên cứu như sau:

    - Tác dụng đối với cơ năng giải độc của gan đã được thí nghiệm bằng cách cho uống thuốc có nghệ, sau đó theo dõi khả năng giải độc của gan đối với santonin thì thấy tăng cơ năng giải độc của gan. Nếu uống liên tục, thấy tác dụng rõ hơn là uống một lần.

    - Đối với bệnh nhân bị galactoza niệu sau khi uống thuốc có nghệ 10 ngày, kiểm nghiệm lượng galactoza bằng phương pháp Banev thì thấy lượng Galactoza giảm xuống.

    - Đối với lượng urobilin tăng trong nước tiểu, uống thuốc có nghệ vài ngày sẽ thấy lượng urobilin trong nước tiểu giảm xuống.

    - Đối với sự tiết nước mật: Cho nước nghệ vào tá tràng sẽ thấy lượng nước mật trong tá tràng được tăng cao, nhưng lượng bilirubin không tăng, nhưng khi lượng nước mật tăng nhiều, độ sánh của nước mật cũng tăng lên.

    Nếu như đang cho nước nghệ vào tá tràng làm cho lượng nước mật tăng lên, thôi không cho nước nghệ nữa mà cho dung dịch magiê sunfat đặc vào, thì lượng nước mật vẫn tăng và đặc.

    - Dùng nghệ trong những bệnh về gan và đường mật thì thấy chóng hết đau. Nhưng trong những trường hợp sỏi mật cấp tính thì kết quả chậm, chỉ có tác dụng từ từ.

5. Tác dụng kháng sinh M. M. semiakin và cộng sự (Khimia antibiotikop, xuất  bản lần 3, 1, 278, Nga văn) đã chứng minh curcumin I có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis ở nồng độ 25 γ/ml, ngoài ra curcumin I còn có hiệu lực đối với Salmonella paratyphi ở nồng độ 200 γ/ml, với Staphyllococcus aureus ở nồng độ 50 γ/ml, nấm Trychophyton gypcum ở nồng độ 25 γ/ml.

Theo Taniyama H. và cộng sự (J. Pharm. Soc. Japan 1956, 76, 154-157) các xeton α-β etylenic trong hệ thống vòng có khả năng khóa nhóm -SH của men, làm rối loạn chuyển hóa của men trong cơ thể vi trùng nói chung và vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis nói riêng. Các xeton loại này có nhiều trong nghệ.

Năm 1977, phòng vi trùng Viện chống lao và Viện Đông y Hà Nội đã thí nghiệm thấy tinh dầu nghệ ức chế được sự phát triển của vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis H37RV ở nồng độ 1 γ/ml, nồng độ tối thiểu ức chế đối với Bacillus subtilis là 1/250, đối với Candida albicans là 1/160. Tinh dầu nghệ không có tác dụng đối với Bacterium pyocyaneum và Streptococcus hemolyticus.

6. Độc tính của tinh dầu nghệ DL50 của tinh dầu nghệ trên chuột nhắt trắng là 9,2ml/kg thể trọng (Bộ môn dược lý - Đại học Quân y Hà Nội, 1977).

7. Tác dụng khác: Võ Văn Lan đã phát hiện tiêm tinh nghệ có khả năng thấm qua các màng tế bào đặc biệt là vỏ sáp khuẩn lao và hủi, nó giúp cho chất màu xâm nhập vào trong các tế báo này (Bộ môn sinh lý, dược lý - Đại học Y khoa thành  phố Hồ Chí Minh - Các hội nghị y dược học quốc tế và quốc gia quý 1 - 1977 - Thư viện y học trung ương, 3).

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo tài liệu cổ: Nghệ vị cay, đắng, tính ôn; vào 2 kinh Can và Tỳ. Nghệ có tác dụng phá ác huyết, huyết tích, kim sang và sinh cơ (lên da) chỉ huyết. Nhưng nếu âm hư mà không ứ trệ cấm dùng, các bệnh sản hậu (sau khi đẻ) mà không phải nhiệt kết ứ cũng không nên dùng, đàn bà có thai không nên dùng. Nghệ thường được dùng trong bệnh đau dạ dày, vàng da, phụ nữ sinh nở xong đau bụng.

Liều dùng hàng hàng 1-6g dưới hình thức bột hoặc thuốc sắc chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Ngoài công dụng trên, nhân dân còn dùng nghệ bôi lên các mụn mới khỏi để đỡ sẹo, nhuộm vàng bột cary, nhuộm len, nhuộm tơ, nhuộm da.

Đơn thuốc có nghệ:

    1. Chữa thổ huyết máu cam: Nghệ tán nhỏ, ngày uống 4-6g chiêu bằng nước.

    2. Bài thuốc kinh nghiệm chữa điên cuồng (kinh nghiệm phương - Bản thảo cương  mục): Nghệ 250g, phèn chua 100g, tán nhỏ, hòa nước cháo viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 50 viên. Uống hết hai đơn như trên thì khỏi. Đã chữa khỏi một người phụ nữ do lo sợ quá độ phát điên đã 10 năm.

    3. Đơn thuốc cao dán nhọt (kinh nghiệm của Ngô Tất Tố): Củ ráy 80g (một củ), nghệ 60g (một củ), nhựa thông 40g, sáp ong 40g, dầu vừng 80g; củ ráy gọt sạch vở cùng giã với nghệ cho thật nhỏ, cho vào nấu nhừ với nhựa thông dầu vừng và sáp ong; lọc để nguội, phết lên giấy bản dán vào mụn nhọt.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Kim sương
04/02/2025 08:45 CH

- 野黄皮. Còn gọi là mán chỉ, đõi cầy, chàm hôi, tráng, ớt rừng, lăng ớt, mak so mát, may bi canh, mak khèn (Lào), hang chang (Mường), tomlay khouang, leai sma (Campuchia). Tên khoa học Micromilim falcatum (Lour.) Tan, Aulacia falcata lour., Micrmelum hir sutu...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Ba chạc - 三桠苦. Còn gọi là dầu dấu, bí bái, mạt, kom la van tio tăng (Viêm tian), swai anor (Cămpuchia). Tên khoa học Evodia lepta (Spreng) Merr. (Evodia triphylla Guill, non DC.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Ba chẽ - 假木豆. Còn gọi là ba chẽ, niễng đực. Tên khoa học Desmodium cephalotes Wall. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Ba đậu - 巴豆. Còn gọi là mắc vát, cóng khói, bã đậu, giang tử, mãnh tử nhân, lão dương tử, ba nhân, mần để, cây để, cây đết, phổn (Hòa Bình). Tên khoa học Croton tiglium L. Thuộc học Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây ba đậu cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Hạt ba đậu (Semen Tiglii) là hạt ba đậu phơi khô; (2) Dầu ba đậu (Oleum Tiglii) là dầu ép từ hạt ba đậu; (3) Ba đậu sương là hạt ba đậu sau khi đã ép hết dầu đi rồi. Vì vị thuốc giống hạt đậu, lại sản xuất ở Ba Thục (vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc hiện nay) do đó có tên này.
Ba đậu tây - 響盒子 (响盒子). Còn gọi là điệp tây, cây vông đồng, sablier. Tên khoa học Hura crepitans L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bấc đèn - 燈心草 (灯心草). Còn có tên là đăng tâm thảo. Tên khoa học Juncus effusus L. var. decipiens Buch. Thuộc họ Bấc (Juncaceae). Đăng tâm thảo (Medulla Junci caulis) là ruột phơi khô của thân cây bấc đèn.
Bạc thau - 白鹤藤. Còn gọi là bạch hạc đằng, bạc sau, thau bạc, mô bạc, bạch hoa đằng, lú lớn (Hải Hưng). Tên khoa học Argyreia acuta Lour. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Bách bệnh - 東革阿里. Còn gọi là bá bệnh, hậu phác, tho nan (Lào), antongsar, antoung sar (Campuchia). Tên khoa học Eurycoma longifolia Jack. (Crassula pinnata Lour.). Thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae).
Bạch biển đậu - 白扁豆. Còn gọi là đậu ván trắng, đậu bạch biển, biển đậu, bạch đậu. Tên khoa học Dolichos Lablab L. Lablab vulgaris Sav. L., Dolichos albus Lour. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Bạch biển đậu (Semen Dolichoris) là hạt của cây đậu ván trắng đã chín và phơi khô. Còn có tên nga mi đậu, bạch mai đậu.
Bạch đồng nữ - 臭茉莉. Còn gọi là bần trắng, vậy trắng, mấn trắng, mò trắng. Tên khoa học Clerodendron fragrans Vent. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbennaceae). Ta dùng lá và rễ phơi khô hay sấy khô của cây bạch đồng nữ - Folium Clerodendri và Radix Clerodendri. Bạch đồng nữ là tên dùng để chỉ ít nhất 3 cây khác nhau, cần chú ý phân biệt (xem phần chú thích).
Bạch hạc - 白鶴靈芝 (白鹤灵芝). Còn gọi là cây lác, thuốc lá nhỏ lá, cây kiên cỏ, nam uy linh tiên. Tên khoa học Rhinacanthus nasuta (L.) Kurz (Justicia nasuta L., Rhinacanthus communis Nees, Dianthera paniculata Lour.). Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Bạch hoa xà - 白花丹. Còn gọi là bạch tuyết hoa, cây chiến (Bắc Lệ, Lạng Sơn), cây đuôi công, pit phì khao (Luang Prabang), xitraca (Ấn Độ). Tên khoa học Plumbago zeylanica L., (Thela alba Lour.). Thuộc họ Đuôi công (Plumbaginaceae).
Bách thảo sương - 百草霜. Còn gọi là oa đề khôi, nhọ nồi. Bách thảo sương (Pulvis Fumicarbonisatus) là chất mịn màu đen bám vào các đáy nồi, chảo đun bằng rơm rạ hay cỏ khô. Có thể thu hoạch quanh năm.
Bạch thược - 芍藥 (芍药). Còn gọi là thược dược. Tên khoa học Paeonia lactiflora Pall. (Paeonia albiflora Pall.). Thuộc họ Mao Lương (Ranunculaceae). Bạch thược (Radix Paeoniae albae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thược dược. Vì vị thuốc sắc trắng, do đó có tên như vậy.
Bạch truật - 白术. Còn gọi là ư truật, đông truật, triết truật. Tên khoa học Atractylodes macrocephala Koidz. Atractylis macrocephala (Koidz) Kand. Mazz.; Atractylis ovata Thunb. Thuộc họ Cúc (Compositae). Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây bạch truật. Chữ macrocephala có nghĩa là đầu to, ý nói cụm hoa hình đầu mà lại to.
Bán hạ - 半夏. Thiên Nguyệt lịch sách Lễ ký nói: Vị thuốc này sinh vào giữa mùa hạ nên gọi là bán hạ. Bán hạ là thân rễ phơi hay sấy khô và chế biến của nhiều cây khác nhau, đều thuộc họ Ráy (Araceae).
Bàng - 欖仁樹. Còn gọi là quang lang, chambok barang parcang prang (Cămpuchia), badamier (Pháp). Tên khoa học Terminalia catappa L. Thuộc họ Bàng (Combretaceae).
Bảy lá một hoa - 七葉一枝花 (七叶一枝花). Còn gọi là thất diệp nhất chi hoa, độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa. Tên khoa học Paris polyphylla Sm. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
Bèo cái - 浮萍. Còn gọi là đại phù bình, bèo ván, bèo tai tượng, bèo tía, thủy phù liên, đại phiêu. Tên khoa học Pistia stratiotes L.. Thuộc họ Ráy (Araceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]