Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

MUỐNG BIỂN - 馬鞍藤 (马鞍藤)

Tên khoa học Ipomoea biloba Forsk, (Ipomoea maritima R. Br., Convolvulus pescaproe L. Batatas maritima Bojer.).

Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).

MUỐNG BIỂN, 馬鞍藤, 马鞍藤, Ipomoea biloba Forsk, Ipomoea maritima R. Br., Convolvulus pescaproe L. Batatas maritima Bojer., họ Bìm bìm, Convolvulaceae

Muống biển - Ipomoea biloba

A. MÔ TẢ CÂY

Muống biển là một loại cây cỏ mọc bò rất dài, không mọc leo, phân rất nhiều cành, thân tím như thân rau muống ăn, nhưng đặc và không rỗng như thân rau muống, có 2 đường rãnh nông ở hai bên thân dọc theo chiều dài từ mấu nọ đến mấu kia.

Lá mọc cách, gần như hình vuông, phía cuống hình tim, đầu hơi tròn và xẻ thành hai như hình móng chân con trâu, cuống dài 5-7cm, có khi tới 12cm, phiến lá dài 4-6cm, rộng 5-7cm, hai mặt đều nhẵn. Lá non có 2 mảnh cụp vào nhau.

Hoa lớn, màu hồng tím, giống như hoa rau muống, mọc thành xim ít hoa ở kẽ lá, cuống chung dài 2-4cm, 5 nhị màu trắng đính vào cuối tràng hoa, bao phấn chia 2 ngăn nứt theo chiều dọc, tua nhị phình to phía dưới, có lông. Bầu thượng.

Khi ngắt lá có nhựa đục trắng chảy ra giống như nhựa khoai lang. Dây mọc bò lan trên mặt đất; bò lan đến đâu, rễ mọc đến đấy.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Muống biển mọc hoang ở khắp ven biển ở nước ta: Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, An Giang, Minh Hải (Rạch Giá, Bạc Liêu v.v...) ít khi trồng; muốn trồng thì trồng bằng cành vào mùa mưa, trên đất phù sa.

Thu hái vào tháng 5 tháng 6. Hái lá cành non, phơi khô. Có khi dùng cả rễ và dây.

Muống biển còn mọc ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin, Ấn Độ v.v....

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Toàn thân có chấy nhầy.

Những chất khác, chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nhân dân dùng muống biển làm thuốc chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, tê thấp, chân tay đau nhức, mỏi, thông tiểu tiện, chữa thủy thũng, đau bụng.

Dùng ngoài, lá muống biển tươi giã nát đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ. Hoặc phơi khô, tán nhỏ rắc lên những nơi bị bỏng.

Tại Campuchia, có nơi dùng lá giã nhỏ, trộn với lá dây đau xương, củ sả và vỏ dừa đốt lấy khói xông lên chỗ trĩ hậu môn.

Liều dùng hằng ngày: 20-30g dưới hình thức thuốc sắc hay thuốc xông.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Hồng bì
16/04/2025 09:48 CH

- 黄皮. Còn gọi là hoàng bì. Tên khoa học Clausena lansium (Lour.) Skeels [Clausena wampi (Blanco) Oliv.]. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây ba kích - 巴戟天. Còn có tên ba kích thiên, cây Ruột gà, chẩu phóng xì (Hải Ninh), thao tầy cáy, ba kích nhục, liên châu ba kích. Tên khoa học Morinda offcinalis How. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây bã thuốc - 塔花山梗菜. Còn gọi là sang dinh (Mèo). Tên khoa học Lobelia pyramidalis Wall. Thuộc họ Lôbêli (Lobeliaceae).
Cây bách bộ - 百部. Còn có tên là dây đẹt ác, dây ba mươi. Tên khoa học Stemona tuberosa Lour. Thuộc họ Bách bộ (Stemonaceae). Ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Stemonae) của cây bách bộ.
Cây ban - 地耳草. Còn gọi là điền cơ vương, điền cơ hoàng, địa nhĩ thảo, dạ quan môn, nọc sởi, bioc lương, châm hương. Tên khoa học Hypericum japoncum Thunb. Thuộc họ Ban (Hypericaceae). Ta dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Tên điền cơ hoàng vì cây này hoa màu vàng, thường mọc đầy ở những ruộng hoang (điền là ruộng, cơ là nền gốc, hoàng là màu vàng), tên dạ quan môn vì cây này vào chiều tối thì cúp lại (dạ là tối, quan là đóng, môn là cửa).
Cây bọ mắm - 霧水葛 (雾水葛). Còn có tên là cây thuốc dòi. Tên khoa học Pouzolzia zeylanica Benn. (Pouzolzia indica Gaud.). Thuộc họ Gai (Urticaceae).
Cây bông - 棉花根. Tên khoa học Gossypium sp.. Thuộc họ bông (Malvaceae). Ta dùng vỏ rễ cây bông (Cortex Gossypii radicis) là dư phẩm của kỹ nghệ trồng bông. Sau khi hái cây bông ta đào rễ rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô.
Cây bồng bồng - 牛角瓜. Còn có tên là nam tì bà, cây lá hen. Tên khoa học Calotropis gigantea R. Br. Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Cây cà độc dược - 曼陀羅 (曼陀罗). Còn gọi là mạn đà la. Tên khoa học Datura metel L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Thuốc độc - Bảng A. Ta dùng hoa (Flos Daturae) và lá (Folium daturae) phơi hay sấy khô cuả cây cà độc dược. Tên mạn đà la do tiếng Trung Quốc phiên âm tên chữ Phạn (Ấn Độ) của cây có nghĩa là cây có màu sắc sặc sỡ.
Cây cam xũng - 龍利葉 (龙利叶). Còn gọi là lưỡi cọp, đơn lưỡi cọp, đơn lưỡi hổ, lưỡi hùm. Tên khoa học Sauropus rostratus Miq. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây cau - 檳榔 (槟榔). Còn gọi là binh lang, tân lang. Tên khoa học Areca catechu L. Thuộc họ cau dừa (Palmae). Họ cau dừa hiện nay có tên khoa học là Arecaceae.Người ta dùng hạt cau hay binh lang, tân lang (Semen Arecae) là hạt phơi khô của cây cau. ("Tân" = khách, "tân" = chàng. Khi có khách đem trầu cau ra mời cho nên gọi là tân lang). Có độc, dùng phải cẩn thận.
Cây câu đằng - 鉤藤 (钩藤). Tên khoa học Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Câu đằng - Rynchophylla - Ramulus et Uncus Uncariae - gai móc câu là mẩu thân có gai của cây câu đằng.
Cây chân bầu Còn có tên là cây chưng bầu, song ke (Cămpuchia). Tên khoa học Combretum quadrangulare Kurz (Combretum attenuatum Wall). Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Người ta dùng quả và vỏ cây chân bầu.
Cây chè - 茶. Còn gọi là trà. Tên khoa học Camellia sinensis O. Ktze (Thea chinensis Seem.). Thuộc họ Chè (Theaceae). Ta dùng làm thuốc búp và lá chè non (Folium Theae), sao khô thường gọi là chè hương hay chè tàu. Còn gọi là trà diệp.
Cây chẹo Còn gọi là chẹo tía, hoàng khởi, peo, sui deng, nhân khởi, cây cơi. Tên khoa học Engelhardtia chrysolepis Hance (Engelhardtia wallichiana Lindl). Thuộc họ Hồ đào (Juglandaceae).
Cây cho curarơ Curarơ là những chế phẩm phức tạp chủ yếu chế từ một số cây thuộc chi Mã tiền (Strychnos) họ Mã tiền (Loganiaceae) như Strychnos toxifera, S. gubleri, S. curare v.v... có khi phối hợp với một số cây thuộc chi và họ khác như cây Chondodrendron tonmentosum thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), một số cây thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Mộc hương (Aristolochiaceae) v.v...
Cây chổi xuể - 崗松 (岗松). Còn gọi là cây chổi sể, thanh hao. Tên khoa học Baeckea frutescens L. Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Cây chua me lá me - 感應草 (感应草). Còn gọi là lá chua me. Tên khoa học Biophytum sensitivum (Lour.) DC. (Oxalis sensitiva Lour., Biophytum candolleanum Wight). Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae).
Cây cổ bình - 葫蘆茶 (葫芦茶). Còn gọi là hố lô trà, cây mũi mác, cây cổ cò, thóc lép. Tên khoa học Desmodium trique-trum (L.) DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]