Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

MÙ U - 海棠油

Còn gọi là đồng hồ, khung tung, khchyong (Cămpuchia).

Tên khoa học Calophyllum mophyllum L. (Balsamaria inophyllum Lour.).

Thuộc họ Măng cụt (Guttiferae).

海棠油, mù u, đồng hồ, khung tung, khchyong, Calophyllum mophyllum L., Balsamaria inophyllum Lour., họ Măng cụt, Guttiferae

Mù u - Calophyllum mophyllum

A. MÔ TẢ CÂY

Mù u là một cây cao chừng 10-15m, dáng đẹp. Lá mọc đối, mỏng, thon dài, phía cuống hơi thắt lại, đầu lá hơi tù, phiến lá dài 10-17cm, rộng 5-8cm, gân rất nhỏ, nhiều, chạy song song và nổi rỗ cả 2 mặt lá. Hoa khá to, thơm, màu trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hay đầu cành. Từ xa, người ta phân biệt được cây mù u với cây khác là nhờ màu trắng đặc biệt của hoa. Quả hạch, hình cầu, đường kính chừng 2,5cm khi chín có màu vàng nhạt, vỏ quả giữa mẫm, vỏ quả trong dày, cứng. Hạt có lá mầm chứa rất nhiều dầu. Mùa hoa tháng 2-6; mùa quả chín tháng 10-11-12.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mù u mọc hoang và được trồng tại rất nhiều tỉnh miền Bắc và miền Nam nước ta: Quảng Ninh, Kiến An (cũ), từ Quảng Bình đến Phan Thiết, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Gia Định (cũ), Sông Bé, bà Rịa .v.v.

Còn mọc ở một số tỉnh miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Cămpuchia.

Cây mù u mọc hoang thường mọc tại những vùng đất cát tại bờ bể. Nhân dân miền Trung thường trồng lấy hạt ép dầu thắp đèn.

Cây trồng bốn năm bắt đầu cho quả. Năm đầu một cây cho khoảng 4kg hạt, những năm sau từ 30-50kg hạt.

Ở các tỉnh phía Nam vụ thu hoạch chính tháng 11-12, vụ sau vào tháng 4-5 (trước mùa mưa).

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hạt mù u chứa từ 41-51% dầu, nếu tính nhân không, tỷ lệ có thể tới 73%. Từ dầu thô đó có thể tách ra 71,5% dầu béo và 28,5% nhựa, có loại dầu chứa tới 90,3% dầu béo và 9,7% nhựa. Tỷ trọng 0,910-0,918. Chỉ số xà phòng 188-190. Độ chảy của axit béo 30-38o.

Dầu thô rất sánh, màu xanh lục sẫm, có mùi đặc biệt, vị đắng. Khi đã loại nhựa rồi, dầu sẽ lỏng hơn màu nâu vàng. Trong dầu mù u có panmitin, stearin, olein và arachidin. Chỉ số iôt của dầu là 90,4.

Những năm gần đây, dầu mù u dã được nghiên cứu kỹ hơn.

Dietrich P., Lederer E. và Polonsky đã chiết được từ hạt mù u axit calophylic và chất calophylotlit, từ các chất trên lại chiết ra được axit benzoic và axetonphenon.

Các tác giả trên còn chiết từ hạt một chất lacton. Chất lacton này xà phòng hóa cho axit calophylic (Bull. Soc. Chim. France 5, 1953, tr 546-549).

Nhựa mù u lấy được từ dầu thô có màu nâu sẫm, tan trong benzen, cacbon sunfua, ête dầu hoả, cồn và các dung môi hữu cơ nói chung. Độ chảy 30-35o, chỉ số iôt 125,2.

Thân cây mù u: Từ thân cây trích được một thứ nhựa màu lục nhạt, cùng dùng làm thuốc. Trong vỏ cây chứa11,9% tanin (Theo Gana, 1969, Philip. Sci. A, 11: 262).

Theo Kalaw và Sacay (1952, Philip. Agric. 14, 424) trong lá, vỏ và rễ có chứa axit xyanhydric và một chất saponin.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Phần lớn còn dùng trong phạm vi nhân dân.

Nhựa mù u được dùng dưới dạng bột rắc lên các vết lở loét, mụn nhọt, tai có mủ.

Dầu mù u dùng chữa ghẻ, bệnh ngoài da hay trộn đều với ít vôi đun lên rồi bôi vào.

Theo Pétard (1940 Rev. Bot. appliquée et d' Agronomic coloniale 26: 210-211) este etylic của dầu mù u dùng để điều trị có kết quả chứng viêm dây thần kinh do hủi. Liều dùng của este etylic dầu mù u là 5-10ml (tiêm bắp thịt sâu), 5-20ml (uống). Có thể dùng nhiều ngày liền vì uống không độc.

Năm 1947, Mauboussin còn dùng dầu mù u có iôt để điều trị bệnh tràng nhạc (luận án thi bác sĩ y khoa, Paris).

Dầu mù u còn dùng xoa bóp trị bệnh thấp khớp.

Năm 1951, A. Ormanegy và cộng sự đã chứng minh tác dụng lên sẹo và an thần của dầu mù u.

Từ năm 1983, tại bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Quang Long đã dùng dầu mù u điều trị các viết thương, viêm xương có kết quả rất tốt.

Nguyễn Tiến Hải dùng dầu mù u điều trị thành công lộ tuyến viêm cổ tử cung.

Ngoài công dụng làm thuốc, dầu mù u còn được nhân dân dùng thắp đèn, có thể dùng nấu xà phòng. Gỗ mù u dùng đóng thuyền và làm cột buồm.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Gối hạc
03/02/2025 07:55 CH

- 火筒樹 (火筒树). Còn gọi là kim lê, bí dại, phỉ tử, mũn, mạy chia (Thổ). Tên khoa học Leea rubra Blume. Thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Sòi - 烏桕 (乌桕). Còn gọi là ô cửu, ô thụ quả, ô du, thác tử thụ, mộc tử thụ, cửu tử thụ. Tên khoa học Sapium sebiferum (L.), Roxb. (Croton sebiferum L. Stillingia sebifera Michx.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây sòi cho các vị thuốc sau đây: 1. Vỏ rễ - ô cửu căn bì (Radix Sapii) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây sòi. Có khi người ta dùng cả vỏ thân, nhưng hay dùng vỏ rễ hơn. 2. Dầu hạt sòi - cửu chi hay ô cửu chi hay bì du (Oleum Sapii) là hỗn hợp chất sáp bọc lớp ngoài của hạt và dầu ép từ hạt sòi. Tên gọi là ô cửu vì quạ (ô) thích ăn hạt cây này.
Sơn tra - 山楂. Còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine. Tên khoa học Crataegus pinnatifida Bunge (bắc sơn tra, sơn tra); Crataegus cuneata Sieb.et Zucc. (nam sơn tra, dã sơn tra). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Sơn tra (Fructus Crataegi) là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây bắc hay nam sơn tra.
Sử quân tử Còn gọi là cây quả giun, quả nấc, sứ quân tử. Tên khoa học Quisqualis indica L. Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Ta dùng quả chín (Fructus Quisqualis) hay nhân chín (Semen Quisqualis) phơi hay sấy khô của cây sử quân tử. Tên đúng là sứ quân tử (hạt của ông sứ quân) vì trước đây có một vị sứ quân (người đứng đầu một vùng ngày xưa) chuyên dùng hạt này chữa bệnh cho trẻ em. Về sau đọc chệch thành sử quân.
Tai chua - 大果藤黄. Tên khoa học Garcinia pedunculata Roxb. (G. cowa Roxb.). Thuộc họ Bứa Clusiaceae (Guttiferae). Về tên khoa học của tai chua, một số người đã căn cứ vào tài liệu đầu tiên của Ch. Grevost và A. Petelot đã xác định là một loài thuộc chi Dillenia. Nhưng ngay trong những phần phụ lục của tác giả trong tập Sản phẩm Đông Dương I đã đính chính lại tên, và tập VI (1941) các tác giả đã nhắc lại và khẳng định là loài Garcinia pedunculata Roxb.
Tai chuột - 眼樹蓮 (眼树莲). Còn gọi là cây hạt bí, qua tử kim. Tên khoa học Dischidia acuminata Cost. Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Tầm duột Còn gọi là chùm ruột, chùm giuột, tầm ruộc, mak nhôm (Viêntian). Tên khoa học Phyllanthus disichus Muell, Arg. (Phyllanthus acidus Skeels, Cicca disticha L.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tần cửu (Thanh táo) - 駁骨丹 (驳骨丹). Còn gọi là tần cừu, tần qua, tần giao, thanh táo, thuốc trặc, trường sơn cây. Tên khoa học Justicia gendarussa L. (Gendarussa vulgaris Nees.). Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Táo rừng Còn gọi là mận rừng, bút mèo, vang trầm. Tên khoa học Rhamnus crenatus Sieb và Zucc. var. cambodianus Tard. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
Thạch - 凉粉. Còn gọi là quỳnh chi. Tên khoa học agar, agar-agar. Thạch (agar hay agar-agar) là một chất nhầy phơi khô chế từ một số hồng tảo như nhiều loại rau câu (gracilaria sp.) của ta hoặc từ một loại hồng tảo gọi là thạch hoa thái Gelidium amensii Lamour. thuộc họ Thạch hoa thái (Gelidiaceae) lớp hồng tảo (Rhodophyceae).
Thạch quyết minh - 石決明. Còn gọi là cửa khổng, cửa khổng loa, ốc khổng, bào ngư. Tên khoa học Haliotis sp. Thuộc họ Haliotidae, lớp Phúc túc (Gastropoda), ngành Nhuyễn thể (Mollusca). Thạch quyết minh (Concha Haliotidis) là vỏ phơi khô của nhiều loài bào ngư Haliotis diversicolor Reeve (cửa khổng bào), Haliotidis gigantea discus Reeve (bào đại não) và Haliotidis ovina Gmelin (dương bào). Tên là thạch quyết minh vì là một vị thuốc giống đá (thạch) lại có tính chất làm tan màng, sáng mắt. Còn cửu khổng hay ốc khổng vì ở mép vỏ của bào ngư có một hàng lỗ nhỏ từ 7 đến 13 lỗ (thường là 9 lỗ), tức là chỗ để không khí ra vào cho con bào ngư thở.
Thạch vĩ - 石韋 (石韦). Còn gọi là thạch bì, thạch lan, phi đao kiếm, kim tinh thảo. Tên khoa học Pyrrhosia lingua (Thunb.) Farwell (Cyclophorus lingua Desv., Polypodium lingua Siv.). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae).
Thần khúc - 神曲. Còn gọi là lục thần khúc, lục đình khúc, kiến thần khúc. Tên khoa học Massa medicata fermentata. Thần khúc là một vị thuốc rất phổ cập để chữa bốn mùa cảm mạo, ăn uống không tiêu v.v... Nhưng thần khúc không phải do một cây thuốc nào cung cấp mà gồm nhiều vị thuốc phối hợp với bột mì hoặc bột gạo tạo nên một môi trường đặc biệt gây mốc rồi phơi khô. Vì lúc đầu thần khúc chỉ gồm có 6 vị thuốc phối hợp với nhau, ủ cho lên mốc vào những ngày 5 tháng 5, ngày 6 tháng 6 hoặc trước ngày 20 tháng 7 (âm lịch), những ngày này theo mê tín cũ là những ngày các thần hội họp với nhau do đó thành tên (lục = sáu, thần = ông thần). Nguồn gốc thần khúc ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) vì vậy còn có tên kiến thần khúc (thần khúc của Phúc Kiến).
Thàn mát - 鬧魚崖豆 (闹鱼崖豆). Còn gọi là mác bát, hột mát, duốc cá, thăn mút. Tên khoa học Milletia ichthyochtona Drake. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Hạt cây thàn mát được nhân dân miền núi nước ta dùng để duốc cá (làm cho cá say thuốc mà bắt).
Thanh đại - 青黛. Thanh đại (Indigo pulverata levis) là màu xanh chế từ nhiều cây khác nhau, chủ yếu là các cây sau đây: 1. Cây chàm (Indigofera tinctoria L.) thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae); Nghể chàm (Polygonum tinctorium Lour) thuộc họ Rau răm (Polygonaceae); Cây chàm Strobilanthes cusia Bremek (hay strobilanthes flaccidifolius Ness), còn gọi là cây chàm mèo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae); 4. Một số cây khác chưa thấy ở nước ta, như cây Isatis tinctoria L., họ Chữ thập (Brassicaceae) và cây Isatis indigotica Fort, cũng thuộc họ Chữ thập (Brassicaceae).
Thanh long - 量天尺. Còn gọi là cây mắt rồng, oeil de dragon (Pháp). Tên khoa học Hylocereus undulatus (Haw.) Britt & Rose. Thuộc họ xương rồng (Cactaceae).
Thanh ngâm - 苦玄參 (苦玄参). Còn gọi là mật đất, cây mật cá, sản đắng, thằm ngăm đất. Tên khoa học Curanga amara Juss. Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaeae).
Thành ngạnh - 黄牛木. Còn gọi là cây đỏ ngọn (Vĩnh Phú), lành ngạnh, ngành ngạnh, may tiên, ti u (Lai Châu). Tên khoa học Cratoxylon prunifolium Dyer (Cratoxylon pruniflorum Kurtz). Thuộc họ Ban (Hypericaceae).
Thảo đậu khấu - 草豆蔻. Còn gọi là thảo khấu nhân, ngẫu tử. Tên khoa học Alpnia katsumadai Hayt. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Thảo đậu khấu (Semen Alpiniae katsumadai) là hạt phơi hay sấy khô lấy từ quả gần chín của cây thảo khấu (Alpinia katsumadai).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]