Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

MÙ U - 海棠油

Còn gọi là đồng hồ, khung tung, khchyong (Cămpuchia).

Tên khoa học Calophyllum mophyllum L. (Balsamaria inophyllum Lour.).

Thuộc họ Măng cụt (Guttiferae).

海棠油, mù u, đồng hồ, khung tung, khchyong, Calophyllum mophyllum L., Balsamaria inophyllum Lour., họ Măng cụt, Guttiferae

Mù u - Calophyllum mophyllum

A. MÔ TẢ CÂY

Mù u là một cây cao chừng 10-15m, dáng đẹp. Lá mọc đối, mỏng, thon dài, phía cuống hơi thắt lại, đầu lá hơi tù, phiến lá dài 10-17cm, rộng 5-8cm, gân rất nhỏ, nhiều, chạy song song và nổi rỗ cả 2 mặt lá. Hoa khá to, thơm, màu trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hay đầu cành. Từ xa, người ta phân biệt được cây mù u với cây khác là nhờ màu trắng đặc biệt của hoa. Quả hạch, hình cầu, đường kính chừng 2,5cm khi chín có màu vàng nhạt, vỏ quả giữa mẫm, vỏ quả trong dày, cứng. Hạt có lá mầm chứa rất nhiều dầu. Mùa hoa tháng 2-6; mùa quả chín tháng 10-11-12.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mù u mọc hoang và được trồng tại rất nhiều tỉnh miền Bắc và miền Nam nước ta: Quảng Ninh, Kiến An (cũ), từ Quảng Bình đến Phan Thiết, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Gia Định (cũ), Sông Bé, bà Rịa .v.v.

Còn mọc ở một số tỉnh miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Cămpuchia.

Cây mù u mọc hoang thường mọc tại những vùng đất cát tại bờ bể. Nhân dân miền Trung thường trồng lấy hạt ép dầu thắp đèn.

Cây trồng bốn năm bắt đầu cho quả. Năm đầu một cây cho khoảng 4kg hạt, những năm sau từ 30-50kg hạt.

Ở các tỉnh phía Nam vụ thu hoạch chính tháng 11-12, vụ sau vào tháng 4-5 (trước mùa mưa).

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hạt mù u chứa từ 41-51% dầu, nếu tính nhân không, tỷ lệ có thể tới 73%. Từ dầu thô đó có thể tách ra 71,5% dầu béo và 28,5% nhựa, có loại dầu chứa tới 90,3% dầu béo và 9,7% nhựa. Tỷ trọng 0,910-0,918. Chỉ số xà phòng 188-190. Độ chảy của axit béo 30-38o.

Dầu thô rất sánh, màu xanh lục sẫm, có mùi đặc biệt, vị đắng. Khi đã loại nhựa rồi, dầu sẽ lỏng hơn màu nâu vàng. Trong dầu mù u có panmitin, stearin, olein và arachidin. Chỉ số iôt của dầu là 90,4.

Những năm gần đây, dầu mù u dã được nghiên cứu kỹ hơn.

Dietrich P., Lederer E. và Polonsky đã chiết được từ hạt mù u axit calophylic và chất calophylotlit, từ các chất trên lại chiết ra được axit benzoic và axetonphenon.

Các tác giả trên còn chiết từ hạt một chất lacton. Chất lacton này xà phòng hóa cho axit calophylic (Bull. Soc. Chim. France 5, 1953, tr 546-549).

Nhựa mù u lấy được từ dầu thô có màu nâu sẫm, tan trong benzen, cacbon sunfua, ête dầu hoả, cồn và các dung môi hữu cơ nói chung. Độ chảy 30-35o, chỉ số iôt 125,2.

Thân cây mù u: Từ thân cây trích được một thứ nhựa màu lục nhạt, cùng dùng làm thuốc. Trong vỏ cây chứa11,9% tanin (Theo Gana, 1969, Philip. Sci. A, 11: 262).

Theo Kalaw và Sacay (1952, Philip. Agric. 14, 424) trong lá, vỏ và rễ có chứa axit xyanhydric và một chất saponin.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Phần lớn còn dùng trong phạm vi nhân dân.

Nhựa mù u được dùng dưới dạng bột rắc lên các vết lở loét, mụn nhọt, tai có mủ.

Dầu mù u dùng chữa ghẻ, bệnh ngoài da hay trộn đều với ít vôi đun lên rồi bôi vào.

Theo Pétard (1940 Rev. Bot. appliquée et d' Agronomic coloniale 26: 210-211) este etylic của dầu mù u dùng để điều trị có kết quả chứng viêm dây thần kinh do hủi. Liều dùng của este etylic dầu mù u là 5-10ml (tiêm bắp thịt sâu), 5-20ml (uống). Có thể dùng nhiều ngày liền vì uống không độc.

Năm 1947, Mauboussin còn dùng dầu mù u có iôt để điều trị bệnh tràng nhạc (luận án thi bác sĩ y khoa, Paris).

Dầu mù u còn dùng xoa bóp trị bệnh thấp khớp.

Năm 1951, A. Ormanegy và cộng sự đã chứng minh tác dụng lên sẹo và an thần của dầu mù u.

Từ năm 1983, tại bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Quang Long đã dùng dầu mù u điều trị các viết thương, viêm xương có kết quả rất tốt.

Nguyễn Tiến Hải dùng dầu mù u điều trị thành công lộ tuyến viêm cổ tử cung.

Ngoài công dụng làm thuốc, dầu mù u còn được nhân dân dùng thắp đèn, có thể dùng nấu xà phòng. Gỗ mù u dùng đóng thuyền và làm cột buồm.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Mạch môn đông
08/04/2025 09:29 CH

- 麥門冬. Còn có tên là mạch đông, cây lan tiên. Tên khoa học Ophiopogon japonicus Wall. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Người ta dùng rễ củ phơi hay sấy khô (Radix Ophiopogoni) của cây mạch môn đông. Vì lá giống lá lúa mạch, về mùa đông lá vẫn xanh tươi nên gọ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Dây đau xương - 宽筋藤. Còn gọi là khoan cân đằng. Tên khoa học Tinospora sinensis Merr (Tinospora tomentosa Miers, Tinospora malabarica Miers, Menispermum malabaricum Lamk). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Tên dây đau xương vì người ta dùng cây này để chữa bệnh đau xương. Khoan cân đằng là tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe.
Dây đòn gánh - 咀签. Còn gọi là đòn kẻ trộm, dây gân. Tên khoa học Gouania leptostachya DC. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
Dây ký ninh - 千里找根. Còn gọi là thuốc sốt rét, dây thần thông, bảo cự hành, khua kao ho (Lào), bandaul pech (Campuchia), liane quinine (Pháp). Tên khoa học Tinospora crispa (L.) Miers., (Menispermum crispum L., Cocculus tuberculatus L., C. cispus DC.). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Người ta dùng thân cây của cây thần thông, tươi hoặc khô. Đây không phải là cây canhkina và không có chất quinin mặc dù mang tên dây ký ninh. Chú ý đừng nhầm lẫn.
Dây quai bị - 厚葉崖爬藤 (厚叶崖爬藤). Còn gọi là dây dác, para (Phan rang). Tên khoa học Tetrastigma strumariun (Planch) Gagnep., (Tetrastigma crassipes var. strumarium Planch.). Thuộc họ Nho (Vitaceae).
Dây thuốc cá - 毛魚藤 (毛鱼藤). Còn gọi là dây duốc cá, dây mật, dây cóc, dây cát, lầu tín, tuba root (Anh), derris (Pháp), touba. Tên khoa học Derris elliptica Benth., Derris tonkinensis Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Dây duốc cá là những cây cho rễ dùng đánh bả cá. Vì những cây này chỉ độc đối với sâu bọ và động vật máu lạnh, không độc đối với người và súc vật nuôi trong nhà cho nên còn được dùng trong nông nghiệp để diệt trừ sâu bọ. Cây có ở Việt Nam.
Dây toàn - 白毛藤. Còn gọi là già căn, douce amère. Tên khoa học Solanum dulcamara L. (Solanum lyratum Thunb.). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Địa du - 地榆. Còn gọi là ngọc trát (Trung Quốc), sanguisorbe officinale, grande pimprenelle (Pháp), Pimpernel (Anh). Tên khoa học Sanguisorba officinalis L. Tên "địa du" vì "địa" là đất, "du" là cây du. Cây địa du lúc mới mọc lên, lá giống cây du, lan khắp trên mặt đất, nên đặt tên như vậy.
Địa liền - 山柰. Còn gọi là sơn nại, tam nại, thiền liền, sa khương, faux galanga. Tên khoa học Kaempferia galanga L., (Kaempferia rotunda Ridl.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Sơn nại (Rhizoma Kaempferiae) là thân rễ thái mỏng phơi khô của cây địa liền. Tên địa liền vì lá mọc sát mặt đất.
Điều nhuộm - 紅木 (红木). Còn gọi là xiêm phung, cham pou, champuk shralok (Cămpuchia), som hu, som phu, kam tai, kam set (Lào), rocouyer-annato. Tên khoa học Bixa orellana L. Thuộc họ Điều nhuộm (Bixaceae).
Đinh hương - 丁香. Còn gọi là cống đinh hương, đinh tử, đinh tử hương. Tên khoa học Syzygium aromaticum (L.) Merr.et Perry, Eugenia caryophyllata Thunb., Eygenia caryophillus (Sprengel) Bullock et. Hariss. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Vị thuốc giống như chiếc đinh, lại có mùi thơm nên đặt tên đinh hương. Tên caryophyllata do chữ caryo có nghĩa là quả giẻ, phyllus là lá; sau khi lá đài rụng hết, vị đinh hương giống như một quả hạt giẻ nhỏ được bao bọc bởi một vòng lá.
Đỗ trọng - 杜仲. Tên khoa học Eucommia ulmoides Oliv. Thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae). Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) là vỏ phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng. Xưa kia vì có người họ Đỗ tên Trọng dùng vị thuốc này, do đó mà đặt tên.
Độc hoạt - 獨活 (独活). Trên thị trường, tên độc hoạt dùng để chỉ thân rễ và rễ của nhiều cây khác nhau. Sau đây là một số vị chính: (1) Xuyên độc hoạt: Radix Angelicae tuhuo là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên độc hoạt (Angelica laxiflora Diels) ở vùng Hồ Bắc, hoặc cây Angelica megaphylla Diels ở vùng Tứ Xuyên, đều thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umebelliferae); (2) Hương độc hoạt: Radix Angelicae pubescentis là rễ của cây mao đương quy (Angelica pubescen Maxim) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae); (3) Ngưu vĩ độc hoạt: Radix Heraclei hemsleyani là rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt đuôi trâu. Ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Michx) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Cùng với tên ngưu vĩ độc hoạt có nơi còn dùng rễ phơi khô của cây độc hoạt lông mềm, nhuyễn mao độc hoạt - Heracleum lanatum Michx. cùng họ; (4) Cửu nhỡn độc hoạt: Độc hoạt 9 mắt, (Rhizoma Araliae cordatae) còn gọi là thổ đương quy (trong Bản thảo thập di) hay cửu nhỡn độc hoạt (vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cửu nhỡn độc hoạt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Đơn buốt - 鬼针草. Còn gọi là đơn kim, quỷ trâm thảo, manh tràng thảo, tử tô hoang, cúc áo. Tên khoa học Bidens pilosa L.. Thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Đơn châu chấu - 虎刺楤木. Còn gọi là cây cuồng, rau gai (Thái nguyên), độc lực (Hà tây), cẩm giảng (Bình gia, Lạng Sơn). Tên khoa học Aralia armata (Wall.) Seem (Panax armatum Wall.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Đơn đỏ Còn gọi là bông trang đỏ, mẫu đơn, kam ron tea (Cămpuchia). Tên khoa học Ixora coccinea L. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Đơn lá đỏ - 紅背桂 (红背桂). Còn gọi là đơn tướng quân, đơn tía, mặt quỉ, hồng bối quế hoa. Tên khoa học Excoecaria cochinchinesis Lour. (Excoecaria bicolor Hass., Excoecaria orientalis Pax. et Hoffm., Antidesma bicolor Hassk). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đơn răng cưa - 包疮叶. Còn gọi là đok ton, kok tap (Lào). Tên khoa học Maesa indica Wall (Boebotrys indica Roxb). Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae).
Đơn trắng (hé mọ) Còn gọi là lấu, bời lời, bồ chát, cây men sứa. Tên khoa học Psychotria reevesii Wall. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]