Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

MANG TIÊU - 芒硝

Còn gọi là phác tiêu, huyền minh phấn.

Tên khoa học Mirabilita, Natrium Sulfuricum, Sal Glauberis.

Mang tiêu (Natrium Sulfuricum, Sal Glauberis) là muối natri sunfat thiên nhiên tinh chế mà thành.

Huyền minh phấn (Natrium Sulfuricum exciccatum) còn gọi là nguyên minh phấn, hay phong hóa tiêu là mang tiêu khử hết nước.

A. CHẾ BIẾN

Tại những nơi có mang tiêu thiên nhiên, người ta đào về, hòa tan vào nước, lọc trong để loại tạp chất, rồi cô đặc để kết tinh. Làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi trong trắng thì thôi.

Tùy theo địa phương và nguyên liệu chế mang tiêu thiên nhiên mà tỷ lệ tạp chất có khác nhau.

Hiện nay, người ta chế mang tiêu theo kiểu thuốc tây bằng cách dùng dư phẩm kỹ nghệ chế axit clohydric hay kỹ nghệ khác, trong trường hợp này tỷ lệ tạp chất ít hơn.

Nếu sấy hết nước trong tinh thể đi, ta sẽ có huyền minh phấn, tương ứng với muối natrium sunfat khô kiệt của thuốc tây.

B. PHÂN BỐ

Trước đây, trong đông y vẫn phải nhập của Trung Quốc.

Từ năm 1958 chúng tôi đã giới thiệu những nguồn mang tiêu trong nước và hiện nay đã tự túc.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Mang tiêu nguyên chất chỉ có Na2SO4.10H2O, trong đó tỷ lệ Na2O là 19,3%, SO3 24,8%, H2O là 55,9%.

Tuy nhiên nếu là mang tiêu thiên nhiên chế thành có thể chứa nhiều tạp chất, ví dụ mang tiêu tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) có NaSO4-56,15%, FeSO4-2,28%, CaSO4-0,81%, K2SO4-4,48%, KCl 1,09%, nước 18,16%.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chúng ta đều biết muối natri sunfat và một số muối tẩy sunfat khác, do ion SO4 có phân tử lớn khó qua màng ruột nằm lại trong ruột và hút nước ở các tổ chức tới ruột làm loãng phân trong ruột do đó làm cho đại tiện dễ dàng.

Người ta còn cho rằng muối natri sunfat có tác dụng kích thích sự bài tiết của ruột và ức chế hiện tượng chống co bóp bình thường của ruột. Vì có như vậy mới giải thích được tác dụng tẩy của những dung dịch loãng và liều nhỏ của các muối đó.

Đông y coi mang tiêu vị mặn, đắng, tính hàn, vào 3 kinh Vị, Đại tràng và Tam tiêu. Có tác dụng tiêu tích, tả nhiệt, nhuận táo, làm mềm chất rắn, trị bách bệnh hàn nhiệt, tà khí, trục tích tụ trong ngũ tạng, hóa huyết bế đờm kết, thay cũ đổi mới.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Công dụng của natri sunfat trong tây y chúng ta đã biết.

Ở đây chỉ giới thiệu một số trường hợp dùng mang tiêu trong đông y:

   1. Chữa bàng quang nóng tiểu tiện không thông: Dùng mang tiêu tán nhỏ, ngày uống 2 hay 3 lần, mỗi lần uống 4g. Dùng nước pha tiểu hồi mà chiêu thuốc.

   2. Chữa nhức đầu không chịu được: Mang tiêu tán nhỏ, thổi vào mũi.

   3. Chữa ăn uống không tiêu, trong bụng ì ạch: Mang tiêu 30g, ngô thù du 40g. Sắc nước uống dần, khi thấy chuyển thì thôi.

Tuy nhiên trong đông y nói thêm: Phàm vị hư, không thực nhiệt, phụ nữ có thai không được dùng.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bồ kết
14/04/2025 12:16 SA

- 皂荚. Còn gọi là tạo giáp, tạo giác, chưa nha tạo giác, man khét (Campuchia). Tên khoa học Gleditschia australis Hemsl. (Gleditschia sinensis Lamk., Mimosa fera Lour.). Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau đây: (1) ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây cà độc dược - 曼陀羅 (曼陀罗). Còn gọi là mạn đà la. Tên khoa học Datura metel L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Thuốc độc - Bảng A. Ta dùng hoa (Flos Daturae) và lá (Folium daturae) phơi hay sấy khô cuả cây cà độc dược. Tên mạn đà la do tiếng Trung Quốc phiên âm tên chữ Phạn (Ấn Độ) của cây có nghĩa là cây có màu sắc sặc sỡ.
Cây cam xũng - 龍利葉 (龙利叶). Còn gọi là lưỡi cọp, đơn lưỡi cọp, đơn lưỡi hổ, lưỡi hùm. Tên khoa học Sauropus rostratus Miq. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây cau - 檳榔 (槟榔). Còn gọi là binh lang, tân lang. Tên khoa học Areca catechu L. Thuộc họ cau dừa (Palmae). Họ cau dừa hiện nay có tên khoa học là Arecaceae.Người ta dùng hạt cau hay binh lang, tân lang (Semen Arecae) là hạt phơi khô của cây cau. ("Tân" = khách, "tân" = chàng. Khi có khách đem trầu cau ra mời cho nên gọi là tân lang). Có độc, dùng phải cẩn thận.
Cây câu đằng - 鉤藤 (钩藤). Tên khoa học Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Câu đằng - Rynchophylla - Ramulus et Uncus Uncariae - gai móc câu là mẩu thân có gai của cây câu đằng.
Cây chân bầu Còn có tên là cây chưng bầu, song ke (Cămpuchia). Tên khoa học Combretum quadrangulare Kurz (Combretum attenuatum Wall). Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Người ta dùng quả và vỏ cây chân bầu.
Cây chè - 茶. Còn gọi là trà. Tên khoa học Camellia sinensis O. Ktze (Thea chinensis Seem.). Thuộc họ Chè (Theaceae). Ta dùng làm thuốc búp và lá chè non (Folium Theae), sao khô thường gọi là chè hương hay chè tàu. Còn gọi là trà diệp.
Cây chẹo Còn gọi là chẹo tía, hoàng khởi, peo, sui deng, nhân khởi, cây cơi. Tên khoa học Engelhardtia chrysolepis Hance (Engelhardtia wallichiana Lindl). Thuộc họ Hồ đào (Juglandaceae).
Cây cho curarơ Curarơ là những chế phẩm phức tạp chủ yếu chế từ một số cây thuộc chi Mã tiền (Strychnos) họ Mã tiền (Loganiaceae) như Strychnos toxifera, S. gubleri, S. curare v.v... có khi phối hợp với một số cây thuộc chi và họ khác như cây Chondodrendron tonmentosum thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), một số cây thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Mộc hương (Aristolochiaceae) v.v...
Cây chổi xuể - 崗松 (岗松). Còn gọi là cây chổi sể, thanh hao. Tên khoa học Baeckea frutescens L. Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Cây chua me lá me - 感應草 (感应草). Còn gọi là lá chua me. Tên khoa học Biophytum sensitivum (Lour.) DC. (Oxalis sensitiva Lour., Biophytum candolleanum Wight). Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae).
Cây cổ bình - 葫蘆茶 (葫芦茶). Còn gọi là hố lô trà, cây mũi mác, cây cổ cò, thóc lép. Tên khoa học Desmodium trique-trum (L.) DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cây cỏ nến - 香蒲. Còn có tên bồ thảo, hương bồ thảo, bồ hoàng. Tên khoa học Typha orientalis G. A. Stuart. Thuộc họ Hương bồ (Typhaceae). Người ta dùng bồ hoàng (Pollen Typhae) là phấn hoa sấy hay phơi khô của hoa đực cây cỏ nến. Tên cỏ nến vì cụm hoa của nó giống cây nến.
Cây cối xay - 磨盘草. Còn gọi là cây dằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo. Tên khoa học Abutilon indicum (L.) G. Don (Sida indica L.). Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Cây cơm cháy - 走馬風 (走马风). Còn gọi là cây thuốc mọi. Tên khoa học Sambucus javanica Reinw. Thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae).
Cây củ đậu - 沙葛, 地瓜. Còn gọi là củ sắng, măn phăo (Lào-Viêntian), krâsang (Cămpuchia), sắn nước (miền Nam). Tên khoa học Pachyrhizus erosus (L.) Urb. (Dolichos erosus L.), Pachyrhizus angulatus Rich. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Cây củ đậu cho ta rễ củ ăn được, nhưng lá và hạt có chất độc, cần chú ý khi sử dụng.
Cây cúc bách nhật - 百日紅 (百日红). Còn gọi là thiên kim hồng, bách nhật hồng, bách nhật bạch, thiên nhật hồng. Tên khoa học Gomphrena globosa L. Thuộc họ Rau dền (Amaranthaceae).
Cây đa - 印度榕. Tên khoa học: Ficus elastica Roxb; Đa búp đỏ, bồ đề (đom pur): Ficus religiosa L.; Đa nhiều rễ: Ficus macrophylla; Đa tròn lá: Ficus benghalensis L.. Đều thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Cay dạ cẩm - 花耳草. Còn gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạ khẩu cắm. Tên khoa học Oldelandia eapitellata Kuntze. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Ta dùng toàn cây hay chỉ dùng lá và ngọn non của nhiều loài dạ cẩm: Dạ cẩm thân tím nhiều lông và loài dạ cẩm thân xanh.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]