Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

MĂNG CỤT - 山竺、山竹子

Còn gọi là sơn trúc tử, mangoustanier.

Tên khoa học Garcinia mangostana L. (Mangostana garcinia Gaertn.).

Thuộc họ Bứa Clusiaceae (Guttferae).

MĂNG CỤT, 山竺, 山竹子, sơn trúc tử, mangoustanier, Garcinia mangostana L., Mangostana garcinia Gaertn., họ Bứa, Clusiaceae, Guttferae

Măng cụt - Garcinia mangostana

Tuy mang tên sơn trúc tử tại Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không có cây này, vẫn phải nhập từ nước ngoài vào.

A. MÔ TẢ CÂY

Măng cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20m.

Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài 15-20cm, rộng 7-10cm.

Đặc điểm của cây này là người ta mới chỉ thấy cây cái. Người ta cho rằng trong số những nhị lép (staminode) bao quanh bầu có thể có bao phấn chứa phấn hoa.

Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ sẫm, dầy cứng, phía dưới có lá đài, phía đỉnh có đầu nhụy.

Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt ăn được.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Người ta cho rằng cây măng cụt nguồn gốc ở các đảo La Sôngđơ và Môluyc (Malaixia, Inđnêxya) sau được các nhà truyền giáo đạo gia tô di thực vào miền Nam Việt Nam. Hiện nay được trồng rộng rãi ở Nam bộ. Còn thấy ở Philipin, Inđônêxya, Malaixia.

Người ta trồng chủ yếu để lấy áo hạt mà ăn; vỏ quả phơi khô dùng chữa đi ỉa lỏng hay đi lỵ.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Áo của hạt có vị ngọt, thơm ngon. Khi mới chín có màu trắng trong, những sau ít ngày thì ngả màu vàng, kém thơm và có vị chát do đó khó chuyên chở đi xa.

Thành phần hóa học chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Vỏ quả được nhiều người nghiên cứu hơn vì người ta hy vọng dùng nó để thuộc da. Trong vỏ quả có chứa từ 7-13% tanin. Tuy nhiên không được dùng thuộc da vì theo yêu cầu của những nhà thuộc da, nguyên liệu dùng để thuộc không được chứa quá một phần không phải tanin (tối đa) so với 2 phần tanin. Trong  khi đó vỏ măng cụt chứa trong phần tan trong nước khoảng 13,61% tanin và 14,59% không phải tanin (theo Bull. Office Colonial, số 136, tháng 4-1919).

Ngoài tanin ra, trong vỏ quả măng cụt, theo W. Schmidt còn có chất nhựa và chất mangostin (C20H22O5), có thể hình phiến nhỏ, màu vàng tươi, không vị, tan trong rượu, ête và chất kiềm, không tan trong nước. Độ chảy 175oC.

Chất mangostin có thể chiết suất như sau: Lấy kiệt vỏ măng cụt bằng nước lạnh, sau bằng nước sôi. Hợp cả hai nước đó lại. Cô đặc và bốc hơi cho khô. Rửa cặn bằng nước rồi hòa tan bằng rượu. Thêm nước và axit axetic vào dung dịch. Để một thời gian sẽ xuất hiện một đám tinh thể. Gạn và ép. Khi thêm vào chất mangostin dung dịch clorua feric, sẽ có màu lục đen nhạt. Nếu thêm axit sunfuaric sẽ có màu đỏ.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tại nhiều nước Malaixia, Campuchia, Philipin, người ta dùng nước sắc vỏ măng cụt để làm thuốc chữa đau bụng đi ỉa lỏng, chữa lỵ, có khi còn dùng chữa bệnh hoàng đản (vàng da).

Cách dùng như sau: Cho chừng 10 vỏ quả măng cụt vào một nồi đất hay nồi đồng (tránh nồi sắt hay nồi tôn) thêm nước vào cho ngập rồi đun sôi kỹ trong vòng 15 phút. Ngày uống 3 đến 4 chén to nước này.

Có thể dùng theo đơn sau đây: Vỏ quả măng cụt khô 60g, hạt mùi 5g, hạt thìa là 5g, nước 1200ml. Đun sôi, sắc kỹ cho cạn còn chừng một nửa (600ml). Mỗi lần uống 120ml. Uống mỗi ngày 2 lần. Nếu đau bụng có thể thêm ít thuốc phiện. Trong trường hợp này không dùng cho trẻ con được.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây một lá
16/04/2025 09:42 CH

- 毛唇芋蘭 (毛唇芋兰). Còn gọi là chân trâu diệp, thanh thiên quỳ, Slam lài, bâu thoọc, kíp lầu (Quảng Hoa-Cao Bằng). Tên khoa học Nervilis fordii (Hance) Schultze. Thuộc họ Lan (Orchidaceae). Ta dùng lá hay toàn cây phơi hoặc sấy khô của cây một lá hay thanh thiên...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Hoàng cầm - 黃芩. Tên khoa học Scutellaria baicalensis Georg. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) (Labiatae). Hoàng cầm (Radix Scutellariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm Scutellaria baicalensis Georg. Hoàng cầm là một vị thuốc thông dụng, hiện nay chưa thấy ở nước ta, nhưng vì có người nhận nhầm một số cây khác ở ta làm hoàng cầm cho nên chúng tôi giới thiệu ở đây để tham khảo và để chú ý di thực. Hoàng = vàng, cầm = kiềm (vàng sẫm) vì vị thuốc có màu vàng sẫm.
Hoàng đằng - 黄藤. Còn gọi là nam hoàng liên, thích hoàng liên. Tên khoa học Fibraurea tinctoria Lour. (Fibraurea recisa Pierre). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Hoàng đằng chân vịt - 毛葉輪環藤 (毛叶轮环藤). Còn gọi là tờ rôn, nhân sâm, sâm nam, plou, plou bat (Cămpuchia). Tên khoa học Cyclea peltata Hook. et. Thw (Cocculus peltatus DC). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Hoàng đằng loong trơn Tên khoa học Cyclea bicristata Diels. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Còn gọi là sâm hai sóng.
Hoàng liên - 黃連. Hoàng liên (Coptis - Rhizoma Coptidis) là thân rễ phơi khô của nhiều loài hoàng liên chân gà như Coptis quinquesecta, Coptis sinensis Franch, Coptis teeta Wall., Coptis teetoides C. Y. Cheng, .v.v. đều thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Hoàng liên gai - 小蘗紅豆杉. Còn gọi là hoàng mù - hoàng mộc. Tên khoa học Berberis wallichiana DC. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng liên ô rô - 闊葉十大功勞 (阔叶十大功劳). Còn gọi là thập đại công lao (Trung Quốc). Tên khoa học Mahonia bealii Carr. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Hoàng nàn - 長籽馬錢 (长籽马钱). Còn gọi là vỏ dãn, vỏ doãn. Tên khoa học Strychnos wallichiana Steud, ex Dc., Strychnos gauthierana Pierre (Strychnos malacensis Clarke). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Hoàng nàn (Cortex Strychnii gauthieranae) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây hoàng nàn.
Hồi - 大茴香. Còn gọi là đại hồi, bát giác hồi hương, đại hồi hương. Tên khoa học Illicium verum Hook.f. Thuộc họ Hồi (Illiciaceae). Đại hồi hay bát giác hồi hương (Fructus Anisi Stellati hoặc Anisum stellatum hay Illicium) là quả chín phơi khô của cây hồi. Hồi là về, hương là thơm; thịt thiu hay tương thối cho ít đại hồi vào nấu thì mùi thơm lại trở về do đó có tên.
Hồi đầu thảo - 水田七. Còn gọi là vùi đầu thảo, vui sầu. Tên khoa học Schizocapsa plantaginea Hance. Thuộc họ Râu hùm (Taccaceae).
Hồi núi - 八角. Còn gọi là đại hồi núi (Faux badianier), mu bu (tiếng Mèo). Tên khoa học Illicium griffithii Hook. f. et Thoms. Thuộc họ Hồi (Illiciaceae).
Hồng bì - 黄皮. Còn gọi là hoàng bì. Tên khoa học Clausena lansium (Lour.) Skeels [Clausena wampi (Blanco) Oliv.]. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Hồng đậu khấu - 紅豆蔻 (红豆蔻). Còn gọi là sơn khương tử, hồng khấu. Tên khoa học Alpinia galanga Willd. Thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Hồng đậu khấu - (Fructus Alpiniae galangae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây riềng nếp (Alpinia galanga Willd.).
Hublông - 啤酒花. Còn gọi là houblon, hương bia, hoa bia. Tên khoa học Humulus lupulus L. Thuộc họ Gai mèo (Cannabinaceae).
Húng chanh - 左手香. Còn có tên là rau thơm lông, rau tần, tần dày lá, rau thơm, dương tử tô, sak đam ray (Cămpuchia). Tên khoa học Coleus aromaticus Benth. (Colus crassifolius Benth). Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Húng quế - 羅勒 (罗勒). Còn gọi là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái, pak bua la phe, phak y tou (Lào) mreas preou (Campuchia), gand basilic, basilic commum. Tên khoa học Ocimum basilicum L. var. basilicum. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Hương bài - 山菅蘭 (山菅兰). Còn gọi là cát cánh lan, lưỡi đòng, huệ rừng - hương lâu, rẻ quạt, xường quạt, sơn gian lan. Tên khoa học Dianella ensifolia DC. (Dianella odorata Lamk. Dianella javanica Kunth., Dianella sandwicensis Hook. et Arn. Dianella nemorosa (L.) DC.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cần chú ý ngay rằng tên hương bài dùng để chỉ hai cây khác nhau về hình dáng cũng như về họ thực vật. Cây hương bài thứ hai còn có tên là hương lau (Vetiveria zizanioides Nash) thuộc họ Lúa (Gramineae), rễ dùng nấu nước gội đầu cho thơm và cất tinh dầu hương bài.
Hương diệp Còn gọi là cây lá thơm, giêranium. Tên khoa học Pelargonium roseum Willd. Thuộc họ Mỏ hạc (Geraniaceae). Hương diệp là tên đặt theo tên Trung Quốc. Bản thân Trung Quốc cũng mới di thực cây này với mục đích cất một loại tinh dầu có mùi hoa hồng, thay cho tinh dầu hoa hồng quá đắt. Ta cũng mới đặt vấn đề di thực cây này. Chưa phát triển rộng.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]