Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

MẠCH MÔN ĐÔNG - 麥門冬

Còn có tên là mạch đông, cây lan tiên.

Tên khoa học Ophiopogon japonicus Wall.

Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).

MẠCH MÔN ĐÔNG, 麥門冬, mạch đông, cây lan tiên, Ophiopogon japonicus Wall., họ Hành tỏi, Liliaceae

Mạch môn đông - Ophiopogon japonicus

Người ta dùng rễ củ phơi hay sấy khô (Radix Ophiopogoni) của cây mạch môn đông. Vì lá giống lá lúa mạch, về mùa đông lá vẫn xanh tươi nên gọi là mạch đông.

A. MÔ TẢ CÂY

Mạch môn đông là một loại cỏ sống lâu năm, cao10cm đến 40cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ mẫm.

Lá mọc từ gốc, hẹp dài, như lá lúa mạch dài 15-40cm, rộng 1-4mm, phía cuống hơi có bẹ, mép lá hơi có răng cưa.

Cán mang hoa dài 10-20cm, hoa màu xanh nhạt, cuống 3-5mm, tụ thành 1-3 hoa ở kẽ các lá bắc trắng nhạt.

Quả mọng màu tím đen nhạt, đường kính 6mm, có 1-2 hạt.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam để lấy củ dùng làm thuốc, nhiều nhất ở Phùng (Hà Tây), Nghĩa Trai (Hưng Yên), Ninh Hiệp (Hà Nội).

Thường hái vào tháng 6-7 ở những cây đã được 2-3 năm.

Chọn những củ già, cắt bỏ sạch rễ con, rửa sạch đất, củ to trên 6mm bổ làm đôi, củ nhỏ để nguyên phơi khô tước bỏ lõi trước khi dùng. Có khi hái về, dùng móng tay rạch củ, tước bỏ lõi, rang với gạo cho đến khi gạo có màu vàng nhạt, bỏ gạo lấy mạch môn mà dùng. Củ mạch môn hình thoi, màu vàng nhạt, hơi trong, dài 10-15mm. Mùi đặc biệt, vị ngọt.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong mạch môn người ta mới thấy có chất nhầy, chất đường. Mới đây có tác giả nói có glucoza và β. xitosterola.

Các chất khác chưa rõ.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Còn ở trong phạm vi nhân dân. Nhưng là một vị thuốc rất thông dụng.

Dùng làm thuốc ho long đờm, thuốc bổ (bệnh phổi, gầy còm). Còn dùng chữa thiếu sữa, lợi tiểu, chữa sốt khát nước. Ngày dùng từ 6 đến 20g dưới dạng thuốc sắc.

Theo tài liệu cổ: Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng tính hơi hàn; vào 3 kinh Tâm, Phế và Vị. Có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, hóa đờm, chỉ ho, dùng chữa hư lao, ho, thổ huyết, ho ra máu, miệng khô khát, bệnh nhiệt tân dịch khô. Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng không được dùng.

Đơn thuốc có mạch môn đông:

   1. Bài thuốc chữa bệnh ho, khó thở, ho lâu ngày: Mạch môn đông 16g, bán hạ 8g, đảng sâm 4g, cam thảo 4g, gạo nếp sao vàng 4g, đại táo 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh).

   2. Bài thuốc chữa tắc tia sữa: Mạch môn đông bỏ lõi, tán nhỏ. Mỗi lần uống 10-12g. Lấy sừng tê giác mài với rượu uống độ 4g, làm thang. Uống độ 2-3 lần.

Chú thích:

   Ngoài rễ của cây mạch môn đông, ta còn dùng rễ củ phơi khô của cây tóc tiên Liriope spicata Lour (L. gramifolia Bak.) cùng họ.

   Đó là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ ngắn, dày, rễ chùm, lá hẹp dài mọc từ gốc, dài 30cm, rộng 4-7mm cọng mang hoa thường ngắn hơn lá, hoa màu hơi tím, hợp thành xim 3-5 hoa. Quả mọng, màu xanh tím. Cùng một công dụng nhưng hiệu lực không bằng.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Thăng dược
07/07/2025 09:20 CH

- 升藥 (升药). Còn gọi là hồng thăng, hồng phấn, hồng thăng đơn, hoàng thăng, hoàng thăng đơn, thăng dược, thăng đơn, tam tiêu đơn. Tên khoa học Hydrargyum oxydatum crudum. Thăng dược là thủy ngân oxyt đỏ hay vàng.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Xương bồ - 菖蒲. Còn gọi là thạch xương bồ, thuỷ xương bồ. Tên khoa học Acorus gramineus Soland: Acorus calamus L. Thuộc họ Ráy (Araceae). Thạch xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thạch xương bồ Acorus gramineus Soland. Thuỷ xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thuỷ xương bồ Acorus calamus L. Xương là phồn thịnh, bồ là một thứ cỏ; xương bồ là một thứ cỏ bồ mọc chi chít.
Xương hổ - 虎骨. Còn gọi là đại trùng cốt, lão hổ cốt, hổ cốt. Tên khoa học Panthera tigris L. Thuộc họ Mèo (Felidae). Hổ cốt (Os Tigris) là toàn bộ xương của con hổ. Người ta có thể dùng xương hổ để sắc uống hay ngâm rượu (Trung Quốc) hoặc nấu thành cao (Cao hổ cốt, hổ cốt giao) rồi dùng cao này để chế thành rượu.
Xương khô - 綠玉樹 (绿玉树). Còn gọi là lục ngọc thụ, quang côn thụ, thanh san hô, san hô xanh, cành giao. Tên khoa học Euphorbia tirucalli L. (E. viminalis Mill. E. rhipsaloides Lem.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương rồng - 火殃勒. Còn gọi là bá vương tiêm, hóa ương lặc. Tên khoa học Euphorbia antiquorum L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương sông - 千頭艾納香 (千头艾纳香). Còn gọi là rau súng ăn gỏi, xang sông, hoạt lộc thảo. Tên khoa học Blumea myriocephala DC. Conyza lanceolaria Roxb. Gorteria setosa Lour. (non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Xuyên khung - 川芎. Còn gọi là khung cùng, tang ky. Tên khoa học Ligusticum wallichii Franch. Thuộc họ Hoa Tán Apiaceae (Umblliferae). Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii ) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên khung. Trong con người, cái đầu được coi là bộ phận cao nhất, như vòm trời. Vị thuốc này chuyên trị các chứng về đầu, não, do đó có tên (khung: cao; cùng: chỗ cuối cùng). Tên xuyên khung vì vị thuốc nguồn gốc ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện đã di thực được vào nước ta.
Xuyên sơn giáp - 穿山甲. Còn gọi là vảy tê tê, vảy con trút. Tên khoa học Manis pentadactyla L. Thuộc họ Tê tê (Manidae). Xuyên sơn giáp (Squama Manidis) là vảy phơi khô của con tê tê hay con trút (Manis pentadactyla L.). Vì con vật hay đục núi và mình có vảy cứng như áo giáp do đó có tên xuyên sơn, xuyên qua núi.
Ý dĩ - 薏苡仁. Còn gọi là dĩ mễ, dĩ nhân, ý dĩ nhân, hạt bo bo, bo bo. Tên khoa học Coix lachryma-jobi L. Thuộc họ lúa Poaceae (Gramineae). Ý dĩ, ý dĩ nhân (Semen Coicis) là nhân đã loại vỏ phơi hay sấy khô của cây ý dĩ.
Yến - 燕. Còn gọi là hải yến, huyền điểu, du hà ru điểu, yến hoa, yến thái, quan yến, kim ty yến. Tên khoa học Collocalia sp. Thuộc họ Vũ Yến (Apodidae). Người ta dùng tổ con chim yến (Nidus Collocaliae). Chim yến thuộc nhiều loài: Yến đảo Giava Collocalia thunbergi; yến lưng màu tro Collocalia unicolor Gordon; yến đảo Hải Nam Collocalia linchi affinis Bearan, yến sào Collocalia francica vestida đều thuộc họ Vũ yến (Apodidae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]