Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

MÃ TIỀN - 馬錢 (马钱)

Còn gọi là củ chi, sleng thom, sleng touch (Campuchia), kok toung ka (Lào), vomiquier fausse angusture, mắc sèn sứ (Thổ), co bên kho (Thái).

Tên khoa học Strychnos nuxvomica L.

Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae).

MÃ TIỀN, 馬錢, 马钱, củ chi, sleng thom, sleng touch, kok toung ka, vomiquier fausse angusture, mắc sèn sứ, co bên kho, Strychnos nuxvomica L., họ Mã tiền, Loganiaceae

Mã tiền - Strychnos nuxvomica

Tên mã tiền dùng để chỉ nhiều cây khác nhau thuộc chi Strychnos cho những hạt giống như chiếc khuy áo lớn, và có chứa những ancaloit có tác dụng mạnh chủ yếu là strycnin và bruxin.

Có cây là cây đứng, có cây là dây leo. Nhiều cây leo chưa được xác định tên chắc chắn, thường chỉ mới tạm xác định là Strychnos sp. Có khi cùng một loài nhưng nếu khai thác hạt người ta gọi là cây mã tiền, nếu khai thác vỏ người ta lại gọi là cây hoàng nàn (xem cây này: http://dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/hoang-nan).

Tên Strychnos do chữ Hy Lạp có nghĩa là những cây có độc, nux có nghĩa là quả cứng, vomica nghĩa là gây nôn, ý nói Strychnos nuxvomica là một cây có độc, quả cứng gây nôn.

A. MÔ TẢ CÂY

Như trên đã nói, ở nước ta hiện đang khai thác ít nhất hai loài mã tiền:

1. Cây mã tiền - Strychnos nuxvomica L.

   Là một cây nhỡ, mọc thẳng đứng có vỏ xám, cây non có gai.

   Lá mọc đối, có lá kèm, cuống ngắn, phiến lá hình bầu dục, hai đầu hơi nhọn, gân lá hình lông chim, nhưng mỗi bên gân chính có một đôi gân phụ chạy dọc theo lá và nổi ở mặt dưới.

   Hoa nhỏ, màu hồng, họp thành xim hình tán đều, lưỡng tính, tràng và đài có 5 cánh; đài hình phễu với 5 răng hình ba cạnh, tiền khai hoa hợp; trảng hình ống, hơi phình ở phía dưới, mặt trong có lông, trên đỉnh chia 5 thùy, so le với lá đài; trong nụ tiền khai hoa van. 5 nhị đính ở họng của ống tràng, chỉ nhị rất ngắn, mang bao phấn có hai ngăn.

   Bầu có hai lá noãn, vòi đơn, quả mọng hình cầu, to bằng quả cam, có chứa cơm màu trắng, nhiều hạt hình khuy áo, phôi thẳng đứng, xung quanh có nội nhũ sừng.

2. Các loại mã tiền hiện

   Đang được khai thác ở miền Bắc nước ta hầu hết đều là dây leo, tên khoa học chưa được xác định chắc chắn, chỉ dựa vào hàm lượng ancaloit trong hạt mà khai thác, và chỉ mới biết đây là một loài Strychnos sp.

   Vỏ một loài dây leo này được khai thác với tên hoàng nàn (xem cây này: http://dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/hoang-nan).

   Mã tiền dây leo có đường kính thân tới 10-15cm, chiều dài thân có thể tới 30-40m.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mã tiền Strychnos nuxvomica cho tới nay chỉ mới thấy ở miền Nam nước ta. Trước kháng chiến chống Pháp 1946, hầu hết mã tiền ở miền Bắc đều từ miền Nam đưa ra. Trong kháng chiến, lần đầu tiên, chúng ta khai thác hạt những dây mã tiền ở miền Bắc để chiết lấy strycnin. Hiện nay không những để dùng trong nước mà còn để xuất khẩu nữa.

Mã tiền dây leo mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi nước ta: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái đều có. Tuy nhiên chưa ai đặt vấn đề nghiên cứu trồng cây mã tiền, cho nên chưa rõ điều kiện sống, và chăm sóc như thế nào để có nhiều hoạt chất nhất.

Ngoài Việt nam ra, mã tiền còn mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Úc.

Trước đây (1925, 1926), mỗi năm ta xuất đi tới hơn 1000 tấn hạt. Thường quả chín rơi xuống đất, hạt tung ra ngoài ta nhặt về phơi khô. Khi dùng thái mỏng, sấy lại lần nữa rồi tán nhỏ.

Trong nhân dân Việt Nam, mã tiền chỉ được sử dụng sau khi chế biến theo một trong mấy cách sau đây:

   1. Ngâm hạt trong nước vo gạo một ngày đêm cho tới khi mềm, lấy ra bóc vỏ, thái mỏng, sấy khô tán nhỏ.

   2. Cho hạt mã tiền vào dầu vừng đun sôi cho tới khi hạt mã tiền nổi lên thì vớt ra ngay (nếu chậm, hạt bị cháy đen, mất tác dụng). Thái nhỏ sấy khô mà dùng.

   3. Ngâm hạt mã tiền trong nước thường hay nước vo gạo cho tới mềm. Lấy ra bóc vỏ và lông để riêng, nhân để riêng. Sao vỏ và lông riêng, nhân riêng, rồi tán nhỏ riêng từng thứ. Phương pháp này thường dùng chữa bệnh chó dại.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong hạt mã tiền có 15% manan, 85% galactan. 4-5% chất béo, một heterozit gọi là loganozit hay loganin (1,5%), rất nhiều ancaloit trong đó chủ yếu là strycnin, bruxin, kết hợp với axit igasuric (axit clorogenic). Những ancaloit khác thường gặp là vomixin, struxin, colubrin α và β.

Tỷ lệ ancaloit toàn phần trong mã tiền thay đổi từ 2,5 đến 5,5%, trong đó strycnin chiếm 43-45%.

Mã tiền dùng làm thuốc phải chứa ít nhất 2 đến 3% ancaloit toàn phần, trong đó ít nhất 45% phải là strycnin.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Người ta cho rằng tác dụng của mã tiền là do tác dụng của strycnin.

Đối với thần kinh trung ương và ngoại vi có tác dụng kích thích với liều nhỏ, và tác dụng co giật với liều cao.

Đối với tim và tuần hoàn có tác dụng tăng huyết áp, do các mạch máu ngoại vi bị co nhỏ.

Đối với dạ dày và bộ máy tiêu hóa tăng bài tiết dịch vị, tăng tốc độ chuyển của thức ăn sang ruột. Tuy nhiên nếu dùng luôn thì sẽ gây biến loạn tiêu hóa, biến loạn co bóp dạ dày.

Độc tính: Mã tiền rất độc. Khi bị ngộ độc, ngáp, nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu: Tứ chi cứng đờ, co giật nhẹ rồi đột nhiên có triệu chứng như uống ván nặng với hiện tượng rút gân hàm, lồi mắt, đồng tử mở rộng, bắp thịt tứ chi và thân bị co, sự co bắp thịt ngực gây khó thở và ngạt. Sau 5 phút đến 5 giờ chết vì ngạt.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Mã tiền được dùng cả trong đông y và tây y.

Tây y dùng làm thuốc kích thích thần kinh trung ương, tăng phản xạ của tủy, tăng cường kiện và dinh dưỡng của cơ, dùng chữa tê liệt, tim bị dãn, cơ tim mệt, giảm cường kiệt của ruột, đái dầm (vì cơ tròn bọng đái yếu không khép được) và yếu bộ phận sinh dục (strycnin làm tinh trùng được tống ra mạnh).

Làm nguyên liệu chiết strycnin.

Dạng dùng trong tây y:

   - Cồn mã tiền: mỗi lần uống 8 đến 10 giọt, tối đa 30 giọt.

   - Cao mã tiền: Mỗi lần uống 10 đến 15mg, tối đa 50mg. Nitrat strycnin uống mỗi lần nửa đến một miligam (0,0005-0,001g); hoặc tiêm 1ml dung dịch 1%.

Trong đông y mã tiền được dùng chữa ghẻ và những bệnh ngoài da khó chữa: Tán bột (sao vàng tán nhỏ), trộn với dầu vừng mà bôi lên nơi ghẻ, nơi lở loét, hủi. Dùng trong, mã tiền được xem như một vị thuốc chữa tê thấp, bại liệt, bán thân bất toại, chó dại cắn. Mã tiền dùng trong đông y phải chế biến như phần phân bố thu hái và chế biến đã giới thiệu. Mỗi ngày uống chừng 0,1 đến 0,3g.

Đơn thuốc có mã tiền dùng trong nhân dân:

   - Thuốc phong bà Giằng chữa tê thấp, đau nhức, sưng khớp (Thanh Hóa): Bột mã tiền chế 50g, bột hương phụ tứ chế 13g, bột mộc hương 8g, bột địa liền 6g, bột thương truật 20g, bột quế chi 3g, tá dược vừa đủ hoàn 1000 viên. Mỗi ngày uống 4 viên, tối đa 6 đến 8 viên. Theo hướng dẫn uống khi nào thấy giật giật mới có kết quả. Một đợt uống 50 viên thì lại nghỉ.

Kinh nghiệm nhân dân chữa tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Cần chú ý thuốc có độc, việc sử dụng phải hết sức thận trọng.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bạch đàn và tinh dầu bạch đàn
16/04/2025 09:33 CH

- 藍桉 (蓝桉). Còn gọi là cây khuynh diệp. Tên khoa học Eucalyptus globulus Labill. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Tên bạch đàn là tên có từ lâu ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh tên khuynh diệp là do mùi tinh dầu có mùi tinh dầu tràm; cây cũng có lá nghiêng cho nên đặt tên. ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Gối hạc - 火筒樹 (火筒树). Còn gọi là kim lê, bí dại, phỉ tử, mũn, mạy chia (Thổ). Tên khoa học Leea rubra Blume. Thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).
Gừng - 薑 (姜). Còn gọi là khương, sinh khương, can khương. Tên khoa học Zingiber offcinale Rosc. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Khương (Rhizoma Zingiberis) là thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. Tùy theo tươi hay khô, vị thuốc mang tên khác nhau: Sinh khương là củ (thân rễ) tươi; Can khương là thân rễ phơi khô.
Gừng dại - 野薑 (野姜). Còn gọi là Zơrơng (Bình Định). Tên khoa học Zingiber cassumunar Roxb. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Gừng gió - 紅球薑 (红球姜). Còn gọi là riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại, khuhet phtu, prateal vong atit (Cămpuchia), gingembre feu (Pháp), phong khương (Trung Quốc). Tên khoa học Zingiber zermbet Sm. Thuộc họ gừng (Zingiberaceae).
Hạ khô thảo - 夏枯草. Tên khoa học Brunella (Prunella) vulgaris L.. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Ta dùng cụm hoa và quả phơi hay sấy khô (Flos Brunellae cum Frunctu) của cây hạ khô thảo. Theo người xưa, cây này sau ngày hạ chí (mùa Hạ) thì khô héo nên gọi là hạ khô thảo (trên thực tế ở nước ta, mùa Hạ cây vẫn tươi tốt).
Hàn the - 異葉山綠豆 (异叶山绿豆). Tên khoa học Desmodium heterophyllum (Willd.) DC. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Hành - 葱白. Còn gọi là hành hoa, đại thông, thông bạch, tứ quý thông, hom búa (Thái), thái bá, lộc thai, hoa sự thảo, khtim (Campuchia), ciboule, cive. Tên khoa học Allium fistulosum L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Thông là rỗng, bạch là trắng; vì dọc cây hành (lá) thì rỗng, dò hành ("củ") có màu trắng, do đó có tên này.
Hành biển - 海蔥. Tên khoa học Scilla maritima L. (Urginea scilla Steinh., Urginea maritima (L.) Baker). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Tên Scilla do chữ Hy lạp Skilla là tên một giống hành ở châu Âu. Urginea do chữ la tinh Urgere có nghĩa là dẹt vì hạt cây này dẹt. Maritima chữ la tinh có nghĩa là biển. Vì cây mọc ở bờ biển. Ta dùng dò thái nhỏ phơi hay sấy khô của cây hành biển với tên Bulbus Scillae. Hành biển là một vị thuốc hiện còn phải nhập; từ năm 1958 chúng tôi đã di thực thành công cây hành biển từ giống lấy ở miền Nam Liên Xô về nhưng chưa phát triển.
Hạt bí ngô - 南瓜子. Hạt bí ngô còn có tên là hạt bí đỏ, má ứ (Thái), nam qua tử (Semen Cucurbitae), là hạt của nhiều loại bí như bí ngô (Cucurbita pepo L.), bí rợ (Cucurbita moschata Duch), .v.v. đều thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Hạt bí ngô thường được nhân dân rang ăn vào những dịp liên hoan, dịp tết, .v.v. Tác dụng chữa sán tuy không mạnh bằng dương xỉ đực (Aspidium filix-mas Roth.) nhưng không gây độc đối với cơ thể.
Hạt bông - 棉花子. Hạt bông nói đây là hạt của cây bông cho ta sợi để dệt vải. Hạt bông sau khi đã lấy sợi đi rồi, trước khi người ta đổ bỏ đi, gần đây người ta đã dùng ép lấy dầu để thắp và nấu xà phòng hoặc để ăn sau khi đã loại chất gossypola đi rồi.
Hạt sẻn - 兩面針 (两面针). Còn gọi là hoa tiêu, hoa tiêu thích, sơn hồ tiêu thích, ba tiêu, sưng, hoàng lực, dã hoa tiêu, lưỡng diện châm, lưỡng phù chắm. Tên khoa học Zanthozylum nitidum DC. (Fagara piperita Lour.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Hạt sẻn hay hoa tiêu (Fructus Zanthoxyli) là quả phơi hay sấy khô của cây sưng hay cây hoàng lực.
Hạt tiêu - 胡椒. Còn gọi là hồ tiêu, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt. Tên khoa học Piper nigrum L. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Cây hồ tiêu cho ta hai vị thuốc: Hắc hồ tiêu (Fructus Piperis nigrum) là quả chưa chín hẳn, phơi khô của cây hạt tiêu; Bạch hồ tiêu (Fructus Piperis album) là quả chín, phơi khô và sát bỏ vỏ ngoài đi của cây hạt tiêu. Tiêu là cay gắt; cây có vị cay gắt, sản sinh ở nước Hồ, do đó có tên. Tên cổ nguyệt là do chữ hồ (chữ hán) đọc làm hai phần: Cổ và nguyệt ghép lại thành chữ hồ.
Hậu phác - 厚朴. Tên hậu phác dùng để chỉ nhiều loại thuốc khác nhau. Chỉ có vị hậu phác nhập của Trung Quốc mới được xác định chắc chắn. Còn hậu phác khai thác tại nhiều tỉnh khác nhau trong nước ta, cần xác định lại. Hậu phác (Cortex Magnoliae) là vỏ thân hay vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây hậu phác Magnolia offcinalis Redh, et Wils. Có khi người ta dùng vỏ thân hay vỏ rễ phơi khô của một thứ khác thuộc loài này là Magnolia offcinalis var. biloba Rehd, et Wils. Cả hai đều thuộc họ mộc lan (Magnoliaceae).
Hẹ - 韭. Còn có tên là nén tàu, phỉ tử, cửu, cửu thái, dã cửu, phác cát ngàn (Thái). Tên khoa học Allium odorum L. (Allium teberosum Roxb.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây hẹ cung cấp cho ta các vị thuốc: (1) Cử thái là toàn cây hẹ gồm lá và rễ; (2) Hạt hẹ hoặc Semen Allii tuberosi còn gọi là cửu thái tử hay cửu tử.
Hoa hiên - 萱草. Còn gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lêlô, lộc thông. Tên khoa học Hemerocallis fulva. L. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây hoa hiên có thể cho ta các vị thuốc sau đây: 1. Rễ hoa hiên - hoàng hoa thái cần (Radix Hemerocalliris) là rễ và thân rễ phơi khô của cây hoa hiên. 2. Lá hoa hiên (Folium Hemerocallitis) là lá cây hoa hiên hái tươi mà dùng.
Hoa tiên - 花葉細辛 (花叶细辛). Còn gọi là dầu tiên. Tên khoa học Asarum maximum Hemsl. Thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae).
Hoắc hương - 藿香. Còn gọi là quảng hoắc hương, thổ hoắc hương. Tên khoa học Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Hoắc hương còn gọi là quảng hoắc hương (Herba Pogostemi hay Herba Patchouli) là cành và lá phơi hay sấy khô hoặc toàn cây (trừ rễ) phơi hay sấy khô của cây hoắc hương Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Thổ hoắc hương hay xuyên hoắc hương (Herba Agastachis rugosae) là toàn cây (trừ rễ) phơi khô của cây hoắc hương hay thổ hoắc hương - Agastacherugosa (Fisch. et Mey) O. Kuntze cùng họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Hoàng bá - 黃柏. Còn gọi là hoàng nghiệt. Tên khoa học Phellodendron amurense Rupr. (Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinense Fr. Schmidt). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Hoàng bá (cortex Phellodendri amurensis) là vỏ thân cạo sạch vỏ ngoài phơi hay sấy khô của cây hoàng bá Phellodendron amurense Rupr, hoặc của cây xuyên hoàng bá Phellodendro amurense Rupr. var. sachalinense Fr. Schmidt đều thuộc họ Cam quít (Rutaceac).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]