Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

LONG NHÃN - 龍眼 (龙眼)

Còn có tên là lệ chi nô, á lệ chi.

Tên khoa học Euphoria longana Lamk [Euphoria longan (Lour.) Steud., Nephelium longana Lamk.].

Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).

LONG NHÃN, 龍眼, 龙眼, lệ chi nô, á lệ chi, Euphoria longana Lamk [Euphoria longan (Lour.) Steud., Nephelium longana Lamk.]., họ Bồ hòn, Sapindaceae

Nhãn - Euphoria longan

1. Cành và quả         2. Hột nhãn

Long nhãn nhục (Arillus Longanae) là áo hạt phơi hay sấy khô nửa chừng của quả nhãn.

Tên lệ chi nô vì mùa nhãn đến ngay sau khi mùa vải đã hết như người hầu cận theo chủ nhân (lệ chi là quả vải, nô là người hầu cận).

Tên long nhãn vì giống mắt con rồng (long là rồng, nhãn là mắt).

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhãn cao 5-7m. Lá rườm ra, vỏ cây xù xì, sắc xám, nhiều cành, nhiều lá um tùm, xanh tươi luôn, không hay héo và rụng như lá các cây khác. Lá kép hình lông chim, mọc so le gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7-20cm, rộng 2,5-5cm.

Mùa xuân vào các tháng 2-3-4 có hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá; đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô.

Quả có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn (chỉ có một ô của bầu phát triển thành quả, các ô kia tiêu giảm đi). Hạt đen nhánh có áo hạt trắng bao bọc.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Ở Việt Nam đâu cũng có, nhưng nhiều và quý nhất là nhãn Hưng Yên. Có mọc ở miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Đông Ấn Độ. Thu hoạch vào tháng 7-8.

Có nhiều loại nhãn: Nhãn trơ cùi rất mỏng, không chế được long nhãn. Nhãn nước cùi rất nhiều nước, chế được long nhãn, nhưng phẩm chất kém, chế tốn nhiều công (18-20kg nhãn tươi mới được 1kg long nhãn). Nhãn lồng (vì khi quả nhãn gần chín người ta thường dùng lồng tre hay nứa để giữ chim, giơi khỏi ăn) loại này cùi dày và mọng.

Nhãn mua về để cả chùm cả vỏ, nhúng vào nước sôi 1-2 phút (không để lâu quá sẽ nứt vỏ) để nguyên cả chùm, ngày phơi, đêm sấy - chừng 36-42 giờ - cho đến khi khô vừa phải (lúc lắc quả nhãn thấy kêu lóc cóc) thì bóc vỏ, bỏ hạt, lấy cùi đem sấy cho đến khi cầm không dính tay là được.

Nhiệt độ sấy không cao quá 50-60º. Tỷ lệ chế biến: 100kg quả tươi cho 10-12kg long nhãn.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Cùi nhãn khi tươi có 77,15% nước, độ tro 0,01%, chất béo 0,13%, protit 1,47%, hợp chất có nitơ tan trong nước 20,55%, đường sacaroza 12,25%, vitamin A và B.

Cùi khô (long nhãn nhục) chứa 0,85% nước, chất tan trong nước 79,77%, chất không tan trong nước 19,39%, độ tro 3,36%. Trong phần tan nước có glucoza 26,91%, sacaroza 0,22%, axit taetric 1,26%. Chất có nitơ 6,309%.

Hạt nhãn chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin.

Trong chất béo có các axit xyclopropanoit và axit dihydrosterculic C19H36O2 khoảng 17,4% (C. A. 1969, 71, 103424m). Hạt nhãn cạo bỏ lớp vỏ đen, thái mỏng tán bột rắc lên những vết thương chảy máu, hoặc trộn với dầu bôi lên nơi bị bỏng.

Trong lá nhãn có quexitrin, quexitin, tanin (C. A. 1949, 43, 8611 8611c), ngoài ra còn có β-sitosterol, epifriendelanol C30H52O, friendelin C30H50O và 16-hentriacontanol (C. A. 1972, 76, 11978v).

Lá nhãn có vị nhạt, tính bình, có tác dụng chữa cảm mạo với liều 10-15g dưới dạng thuốc sắc.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ngoài công dụng làm thực phẩm, long nhãn nhục là một vị thuốc nhân dân dùng để bồi bổ, chữa các bệnh hay quên, thần kinh kém, hay hoảng hốt, thần kinh suy nhược, không ngủ được. Ngày dùng 9 đến 10g dưới dạng thuốc sắc hay cao lỏng.

Hạt dùng ngoài hay dùng hoặc uống trong (rất ít dùng) với liều 3-9g. Hạt chữa các chứng chốc lở, bị đứt tay, đứt chân (tán nhỏ, rắc lên vết đứt chân, tay), gội đầu.

Theo tài liệu cổ: Long nhãn vị ngọt, tính bình; vào 2 kinh Tâm và Tỳ. Có tác dụng bổ tâm tỳ, nuôi huyết, an thần, ích trí; dùng chữa huyết hư sinh hay quên, hồi hộp mất ngủ. Những người đầy bụng kém ăn không dùng được.

Đơn thuốc có long nhãn và hạt nhãn:

   - Chữa các chứng do tư lự quá độ, buồn bực không ngủ, hay quên (Bài quy tỳ): Long nhãn, táo nhân (sao), hoàng kỳ (trích), phục thần mỗi vị 4g, mộc hương 6g, cam thảo (trích) 4g, gừng 3 lát, táo đỏ một quả. Sắc uống nóng.

   - Khe ngón chân lở ngứa: Hạt nhãn bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi khô, tán nhỏ, rắc vào.

   - Chữa các triệu chứng kém ăn, mất ngủ, mồ hôi trộm, mệt nhọc: Cao ban long và long nhãn (đơn thuốc của Hải Thượng Lãn Ông). Còn có tên là nhị long ẩm: Cao ban long 40g, long nhãn 50g. Sắc long nhãn với nước. Thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để hoà tan. Để nguội, thái thành từng miếng mỏng. Trước khi đi ngủ tối và sáng sớm uống mỗi lần 10g cao này.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây nhót
28/04/2025 12:17 SA

- 胡颓子. Còn gọi là cây lót, hồ đồi tử (Trung quốc). Tên khoa học Elaeagnus latifoila L. Thuộc họ Nhót (Elaeagnaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Đơn tướng quân - 台灣蒲桃 (台湾蒲桃). Tên khoa học Syzygium formosum var, ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Đu đủ - 番木瓜. Còn có tên là phan qua thụ, lô hong phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), cà lào, phiên mộc. Tên khoa học Carica papaya L. Thuộc họ Đu đủ (Papayaceae). Cây đu đủ cung cấp các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: Quả đu đủ xanh và chín, hạt đu đủ, hoa đu đủ, nhựa đu đủ, papain, chất ancaloit: cacpain. Công dụng của đu đủ ngày càng phát triển, nhiều nước đã chú ý trồng để dùng trong nước và xuất khẩu.
Dứa - 菠蘿 (菠萝). Còn gọi là thơm, trái thơm (miền Nam). Tên khoa học Ananas sativa Liud. (Ananas sativa L.). Thuộc họ Dứa (Bromeliaceae).
Dứa bà - 龍舌蘭 (龙舌兰). Còn gọi là thùa, lưỡi lê, dứa Mỹ, nil pisey (Cămpchia), sisal, agave (Pháp). Tên khoa học Agave americcana Lin. Thuộc họ Thủy Tiên (Amaryllidaceae). Dứa bà trước đây chủ yếu chỉ được khai thác lấy sợi, một số bộ phận được dùng làm thuốc. Gần đây được một số nước khai thác làm nguyên liệu chiết hecogenin, dùng làm nguyên liệu bán tổng hợp các thuốc loại coctizon.
Dưa chuột - 黄瓜. Còn gọi là dưa leo, tra sac (Cămpuchia), cucuber (Anh), concombre (Pháp), hồ qua (Trung Quốc). Tên khoa học Cucumis sativus Lin. Thuộc họ Bí (Cucurbitaceae).
Dứa dại - 露兜簕. Còn gọi là dứa gai, dứa, dứa gỗ. Tên khoa học Pandanus tectorius Sol. (Pandanus odoratissimus. L. f.). Thuộc họ Dứa dại (Pandanaceae).
Đùm đũm - 蛇泡筋. Còn gọi là cây ngấy, ngấy chĩa lá, ngũ gia bì - đũm hương, cây tu hú. Tên khoa học Rubus cochinchinenis Tratt. (Rubus fruticosus Lour, Rubus playfairii Hemsl.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Dướng - 構樹 (构树). Còn gọi là chử, chử đào thụ, pắc sa, po sa (Viêntian), sa le (Xiêng khoảng), xa (Thổ), murier à papier. Tên khoa học Broussonetia papyrifera Vent. (Morus papyrifera L.). Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Người ta dùng quả chín phơi hay sấy khô làm thuốc với tên là chử thực (Fructus Broussonetiae).
Đương quy - 當歸 (当归). Còn gọi là tần quy, vân quy. Tên khoa học Angelica sinensis (Oliv.) Diels, (Angelica polymorpha Maxim. var. sinensis Oliv). Thuộc họ Hoa tán apraceae (Umbelliferae). Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hay sấy khô của cây đương quy. "Quy" là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ, do đó có tên như vậy.
Dương xuân sa - 陽春砂仁 (阳春砂仁). Còn gọi là xuân sa, sa nhân, mé tré bà. Tên khoa học Amomum villosum Lour (Amomum echinosphoera Schum). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Dương xuân sa (Fructus Amomi villosi) là quả chưa chín phơi hay sấy khô của cây dương xuân sa (Amomum villosum). Nếu còn cả vỏ thì gọi là xác sa, loại bỏ vỏ là sa nhân.
Duyên hồ sách - 延胡索. Còn gọi là huyền hồ sách, nguyên hồ. Tên khoa học tuber Corydalidid. Tên vị thuốc vốn là Huyền hồ sách, trong sách thuốc "Khai tống bản thảo" vì tên vua Tống là Huyền, nên đổi vị thuốc là Duyên hồ sách.
Gai dầu - 火麻. Còn gọi là gai mèo, lanh mán, lanh mèo, đại ma, cần sa, sơn ty miêu, ko phai meo (Thái), khan sua (Lào), khanh chha (Campuchia), chanvre. Tên khoa học Cannabis sativa L. Thuộc họ Gai mèo (Cannabinaceae).
Gai tầm xoọng - 酒餅簕 (酒饼簕). Còn gọi là cúc keo, quít gai, quít hôi, độc lực, cây gai xanh, mền tên, tửu bính lặc. Tên khoa học Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv. (Atalantia bilocularis Wall., Severinia monophylla Tanaka.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Gắm - 買麻藤 (买麻藤). Còn gọi là dây sót, dây mấu, dây gấm lót, vương tôn. Tên khoa học Gnetum montanum Mgf., (Gnetum scandens Roxb, Gnetum edule Kurz. Gnetum latifolium Parl.). Thuộc họ Dây gắm (Gnetaceae).
Găng Còn gọi là găng trắng, lovieng (Cămpuchia). Tên khoa học Randia tomentosa (Blum. ex. DC.) Hookf. (Gardenia tomentosa Wall). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Găng tu hú - 山石榴. Còn gọi là găng trâu, mây nghiêng pa (Lào). Tên khoa học Randia dumetorum Benth. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Giổi Còn gọi là hạt giổi, cây giổi. Tên khoa học Talauma gioi Chev. Thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae).
Gối hạc - 火筒樹 (火筒树). Còn gọi là kim lê, bí dại, phỉ tử, mũn, mạy chia (Thổ). Tên khoa học Leea rubra Blume. Thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]