Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

LONG NÃO - 樟木

Còn gọi là chương não, rã hương, may khao khinh (Lào).

Tên khoa học Cinnamomum camphora L. Nees. et Eberm. (Laurus camphora L.).

Thuộc họ Long não (Lauraceae).

LONG NÃO, 樟木, chương não, rã hương, may khao khinh, Cinnamomum camphora L. Nees. et Eberm., Laurus camphora L., họ Long não, Lauraceae

Long não - Cinnamomum camphora

Long não (Camphora) là tinh thể không màu mùi thơm đặc biệt cất từ lá, gỗ hoặc rễ cây long não. Có khi đóng thành bánh.

A. MÔ TẢ CÂY

Cây to cao 10-15m hay hơn tới 40-50m, đường kính thân có thể đạt hơn 2m, cành thưa nhẵn, lá mọc so le, hình bầu dục gân chính nổi rõ, hai bên có gân phụ nổi, tại góc gân phụ và gân chính có một hạch tuyến nổi, bóng; cuống lá dài 2,5-3,5cm.

Hoa nhỏ, mọc thành chùy ở kẽ, ngắn hơn lá. Quả hình cầu, to bằng hạt tiêu, phía dưới có cuống nhỏ hình chén.

Tất cả các bộ phận của cây đều mang những tế bào chứa tinh dầu.

Tuy nhiên có cây cho long não đặc biệt, có cây chỉ cho tinh dầu lỏng. Việc phân biệt hai cây long não cho long não đặc và cây long não chỉ cho tinh dầu rất khó nếu chỉ căn cứ vào hình thái thực vật.

Hạt của cùng một cây cho long não đặc, khi trồng lại cho những cây cho long não đặc và những cây chỉ cho tinh dầu, giống như hạt của cùng một cây đu đủ cái khi trồng có thể cho khi thì là cây đu đủ đực khi thì là cây đu đủ cái.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây long não được trồng tại nhiều tỉnh ở miền Bắc nước ta như Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Cao Bằng, Lạng Sơn. Ngay tại nhiều đường phố Hà Nội cũng trồng để lấy bóng mát.

Người ta cho rằng vốn dĩ cây này không có ở Việt Nam, vì không thấy nó mọc ở rừng. Những cây thấy mọc ở rừng và có mùi gần như long não thuộc những loài như Cinnamoumum parthenoxylon Neissn (rè hương-vù hương), C. balansae H. Lec., C. ilicioides A. Chev., (gù hương), C. simondii H. Lec. v.v... Hiện nay ta đã bắt đầu khai thác long não ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lài Cai.

Nhưng long não mọc nhiều nhất tại Nhật Bản, Trung Quốc. Người ta cất gỗ, rễ, lá cây long não, để lấy tinh dầu và tinh thể long não. Đôi khi dùng một ít gỗ hay lá, cành để cho vào nồi nước xông chữa cảm cúm.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thành phần chủ yếu của gỗ, lá và rễ long não là tinh dầu và long não tinh thể. Tùy theo tuổi cây, hàm lượng tinh dầu và long não tinh thể thay đổi:

IMG

Long não thiên nhiên, có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng.

Ở nhiệt độ thường, long não thăng hoa được, ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (cồn, ête, clorofoc), quay phải +43o. Tính chất long não là một xeton.

Tinh dầu long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu long não trắng (dùng chế xineola), tinh dầu long não đỏ (chứa safrola, cacvacrola), tinh dầu long não xanh (chứa cadinen, camphoren, azulen).

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Long não đặc dùng ngoài làm thuốc sát trùng, tiêu viêm, kích thích (dùng dưới dạng cồn hay dầu 5-10%).

Dùng trong dưới dạng thuốc tiêm để hồi tỉnh cơ tim, chữa trụy tim hay suy nhược, hoặc dùng uống để chữa đau bụng, làm giảm lượng phân (uống mỗi ngày 0,05-0,20g, tiêm da dưới dạng dung dịch dầu 10-20%).

Long não còn dùng trong công nghiệp chế ngà voi nhân tạo, phim ảnh, chất cách điện.

Tinh dầu long não có thể dùng ngoài xoa bóp thay long não đặc, hoặc dùng trong công nghiệp làm dung môi, hoà tan nhựa, sơn, chiết safrol, xineol, chế thuốc trừ sâu.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cóc mẳn
17/04/2025 07:58 CH

- 石胡荽. Còn gọi là cúc mẳn, cỏ the, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu, cầu tử thảo. Tên khoa học Centipeda minima (L.) A.Br. et. Aschers (Myrigyne minuta Less., Centipeda orbicularis Lour.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tên cóc mẳn còn dù...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Sa nhân - Đậu khấu - 砂仁 - 豆蔻. Vấn đề sa nhân và đậu khấu hiện nay rất khó giải đáp chính xác. Với những tên đó, người ta dùng quả của nhiều loại cây khác nhau thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Dưới đây là một số vị thuốc chính nguồn gốc là những quả của nhiều loài cây họ Gừng: (1) Sa nhân (Fructus Amomi xanthioides); (2) Dương xuân xa (Fructus - Amomi villosi); (3) Đậu khấu còn gọi là bạch đậu khấu hay viên đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomi rotundi); (4) Tiểu đậu khấu (Fructus Cardamomi); (5) Hồng đậu khấu còn gọi là sơn khương tử (Fructus Alpiniae galangae); (6) Thảo đậu khấu (Semen Alpiniae katsumadai); (7) Ích trí nhân (Fructus Alpiniae yichi).
Sài đất - 蟛蜞菊. Còn gọi là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc. Tên khoa học Wedelia calendulacea (L.) Less (Verbesina calendulacea L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Sài hồ - 柴胡. Còn gọi là bắc sài hồ, sà diệp sài hồ, trúc diệp sài hồ. Tên khoa học Bupleurm sinense DC. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Sài hồ (Radix Bupleuri) là rễ phơi hay sấy khô của cây sài hồ Bupleurum sinense DC. và một số cây khác cùng chi cùng họ. Tại Việt Nam hiện nay một số nơi dùng một loại cúc tần làm sài hồ, cấn chú ý tránh nhầm lẫn (xem chú thích). Sài là củi. Cây non thì ăn, già thì làm củi do đó có tên này.
Sắn dây - 葛根. Còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát, củ sắn dây. Tên khoa học Pueraria thompsoni Benth. (Pueraria triloba Mak., Dolichos spicatus Grah.). Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Cát căn (Radix Puerariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây sắn dây. Cát là sắn, căn là rễ; vị thuốc là rễ một loại sắn.
San sư cô - 青牛膽 (青牛胆). Còn có tên là tam thạch cô, thanh ngưu đởm, cửu ngưu đởm, kim chư đởm, sơn từ cô. Tên khoa học Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Sắn thuyền - 多花蒲桃. Còn gọi là sắn sàm thuyền. Tên khoa học Syzygium resinosum (Gagnep) Merr. et Perry (Eugenia resinosa). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Sảng - 假蘋婆 (假苹婆). Còn gọi là cây sảng, sảng lá kiếm, quả thang. Tên khoa học Sterculia lanceolata Cavan. Thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).
Săng lẻ - 絨毛紫薇 (绒毛紫薇). Còn gọi là bằng lang, bằng lăng (miền Nam), kwer (dân tộc Ma, Tây Nguyên), thao lao, truol (Rađê, Tây Nguyên). Tên khoa học Lagerstroemia calyculata Kurz (syn. Lagerstroemia angustifolia Pierre ex.Lan.). Thuộc họ Tử vi (Lythraceae). Tên săng lẻ cũng như bằng lăng dùng chỉ nhiều cây thuộc cùng chi khác loài và thường thêm đuôi để chỉ nơi mọc hay giống một cây nào khác hoặc công dụng như bằng lăng nước (chỉ nơi mọc ở nước), bằng lăng ổi, bằng lăng chèo (vì gỗ để làm bơi chèo), bằng lăng tía (hoa màu tía), bằng lăng trắng (hoa màu trắng), .v.v. Tên Lagerstroemia do Carl von Linné đặt cho từ năm 1759 để nhớ tới người bạn thân của mình, một công chức người Thụy Điển có tên Magnus Lagerstroem sinh năm 1691 ở Stettin và chết năm 1759 ở Gotterburg.
Sao đen - Còn gọi là koky (Campuchia), may khèn (Lào). Tên khoa học Hopea odorata Roxb. Thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae).
Seo gà - 鳳尾草 (凤尾草). Còn gọi là phượng vĩ thảo, theo gà, phượng vĩ. Tên khoa học Pteris multifida Poir. (P. Serrulata L. f.). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Tên seo gà vì lá có một cái seo giống như seo ở đuôi con gà.
Sim - 桃金娘. Còn gọi là đương lê, sơn nhậm, nhậm tử, đào kim nương. Tên khoa học Rhodomyrtus tomentosa Wight (Myrtus Tomentosa Ait., Myrtus canescens Lour.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Sổ - 五椏果. Còn gọi là sổ bà, thiều biêu, co má sản (Thái). Tên khoa học Dillenia indica L. Thuộc họ Sổ (Dilleniaceae).
Sở - 茶梅. Còn gọi là trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè. Tên khoa học Camellia sasanqua Thunb. [Thea sasanqua (Thunb.) Nois.]. Thuộc họ Chè (Theaceae). Cây sở cho ta những sản phẩm sau đây: Dầu sở còn gọi là dầu chè dùng làm thực phẩm hay trong kỹ nghệ xà phòng. Khô sở dùng làm phân bón, nguyên liệu chiết saponozit, làm thuốc trừ sâu, duốc cá.
So đũa - 木田菁. Còn gọi là dank kaa, angkea dey chhmol (Cămpuchia), phak dok khe (Lào- Viênchian), fayotier (Pháp). Tên khoa học Sesbnia grandiflora Pers. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Sòi - 烏桕 (乌桕). Còn gọi là ô cửu, ô thụ quả, ô du, thác tử thụ, mộc tử thụ, cửu tử thụ. Tên khoa học Sapium sebiferum (L.), Roxb. (Croton sebiferum L. Stillingia sebifera Michx.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây sòi cho các vị thuốc sau đây: 1. Vỏ rễ - ô cửu căn bì (Radix Sapii) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây sòi. Có khi người ta dùng cả vỏ thân, nhưng hay dùng vỏ rễ hơn. 2. Dầu hạt sòi - cửu chi hay ô cửu chi hay bì du (Oleum Sapii) là hỗn hợp chất sáp bọc lớp ngoài của hạt và dầu ép từ hạt sòi. Tên gọi là ô cửu vì quạ (ô) thích ăn hạt cây này.
Sơn tra - 山楂. Còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine. Tên khoa học Crataegus pinnatifida Bunge (bắc sơn tra, sơn tra); Crataegus cuneata Sieb.et Zucc. (nam sơn tra, dã sơn tra). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Sơn tra (Fructus Crataegi) là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây bắc hay nam sơn tra.
Sơn từ cô - 獨蒜蘭 (独蒜兰). Còn gọi là mao từ cô. Tên khoa học Pleione bulbocodioides (Franch.) Rolfe (Coelogyne bulbocodioidcs Franch.). Thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Sử quân tử Còn gọi là cây quả giun, quả nấc, sứ quân tử. Tên khoa học Quisqualis indica L. Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Ta dùng quả chín (Fructus Quisqualis) hay nhân chín (Semen Quisqualis) phơi hay sấy khô của cây sử quân tử. Tên đúng là sứ quân tử (hạt của ông sứ quân) vì trước đây có một vị sứ quân (người đứng đầu một vùng ngày xưa) chuyên dùng hạt này chữa bệnh cho trẻ em. Về sau đọc chệch thành sử quân.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]