Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

LẠC - 落花生

Còn gọi là đậu phộng, lạc hoa sinh (Trung Quốc), arachide, pistache deterre, cacahuete (Pháp).

Tên khoa học Arachis hypogea Linn.

Thuộc họ cánh Bướm Fabaceae (Papilionaceae).

LẠC, 落花生, đậu phộng, lạc hoa sinh, arachide, pistache deterre, cacahuete, Arachis hypogea Linn, họ cánh Bướm, Fabaceae, Papilionaceae

Lạc - Arachis hypogea

Chú thích về tên: Hypogea có nghĩa là quả ở trong đất vì quả được hình thành và chín trong đất.

A. MÔ TẢ CÂY

Lạc là một loại cây thảo, sống hàng năm, thân cây khi mọc thẳng, khi mọc bò sát dài 0,30-0,50m, có khi tới 0,60-0,80m.

Có nhiều thứ lạc nhưng có hai thứ chính: Arachis asiatica Loureiro mọc thẳng, rất nhiều lông được trồng ở châu Á. Arachis africana bò sát đất, tương đối không có lông, được trồng cả ở các nước ven biển phía tây châu Phi.

Lá mọc so le gồm 4 lá chét hình trái xoan.

Hoa gồm hai loại: Loại lớn ở phía ngoài chùm hoa có màu vàng, không cho quả. Loại khác nhỏ hơn, chúc theo chiều thân cây xuống đất để dấu bầu ngập vào trong đất chừng 4-5cm, quả sẽ chín ở trong đất.

Quả là một giáp không khai, dài 3-5cm, có bướu, 2-3 chỗ thắy lại. Những chỗ bướu chứa hạt, thường một quả có 2, 3, 4 hạt. Thành quả cứng, màu vàng, có sơ, và thớ nổi lên. Vì quả lạc ở dưới đất lên nhân dân ta vẫn gọi là củ lạc.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Người ta cho rằng cây lạc vốn nguồn gốc ở Brazil (nam Mỹ), nhưng hiện nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới, nhiều nhất ở châu Á với sản lượng lớn nhất là Ấn Độ , sau đó đến Trung Quốc, Inđônêxia, ...

Nhiều tỉnh đồng bằng và trung du nước ta đều có trồng lạc nhưng sản lượng chưa nhiều: Hàng năm khoảng vài chục đến 100.000 tấn, chủ yếu dùng làm thực phẩm, một số ít làm thuốc và dùng trong công nghiệp.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Quả lạc (củ lạc) gồm 20-305 vỏ và 70-80% hạt.

Hạt lạc Senmen Arachidis - bao gồm 2-3% lớp vỏ lụa với thành phần một số chất Catechol và một chất leucoanthoxyan (theo Tayeau và Masquelier, 1948) làm cho vỏ lạc có tính chất của các vitamin P.

Nhân lạc chứa từ 3-5% nước, 2-4% chất vô cơ, khoảng 20% gluxit (glucoza, tinh bột), 20-30% protit gồm một globulinlà arachine (60- 75%0 không tan trong nước, một abumin là conarachin (25-40%) không tan trong nước (caarachin và conarachin chỉ tan và không tan trong nướckhông chứa muối).

Cả arachinvaf conarachin đều cho các axit amin nhưng arechin cho it hơn conarachinnhaats là các axit amin như methionin, tryptophan, và d threonin (axit α amino β hydroxy n butyric) arachin cho 4,9% d threonin, còn canarachin cho 7,8%.

Có tác giả còn cho rằng trong nhân lạc còn có một chất ancaloit cũng mang tên là arachin, nhưng thực tế chỉ là một cholin không tinh khiết (Molt 1916).

Thành phần chủ yếu trong nhân lạc là 40-50% chất béo (dầu lạc - Oleum Arachidis). Dầu lạc gồm các glyxerit của nhiều axit béo no và không no, với tỷ lệ thay đổi rất nhiều tuỳ theo loại lạc: Axit oleic (51-79%), axit linolic (7,4-26%), axit panmitic (8,5%), axit stearic (4,5-6,2%), axit hexaconic (0,1-0,4%), hai axit chỉ thấy trong dầu lạc: có trọng lượng phân tử lớn, axit arachidic (C20) và axit lignoxeric (C24). Hai axit này còn thấy trong bơ cacao bơ sữa bò. Trong phần không xà phòng hóa được ta thấy các sterol, vết vitamin D.

Ngoài những thành phần trên người ta còn thấy tronghạt lạc một chất cầm máu có tác dụng tốt đối với những người có bệnh ưa chảy máu (hemophilie) (theo Frampton và Boudreaux, 1960). Chất này tan trong nứơc, có tác dụng trên trương lực cơ và tác dụng làm co thắt các động mạch.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Do thành phần protit và chất béo, lạc có tác dụng dinh dưỡng rất cao, do đó dùng làm thực phẩm trong nhiều nước.

Dầu lạc được dùng làm dầu ăn và chế thuốc.

Khô dầu lạc (bã sau khi ép dầu) chứa khoảng 50% protit được dùng trong công nghiệp bánh kẹo, trong thực đơn những khu vực thiếu protit, trong thức ăn gia súc và gia cầm...

Cần lưu ý rằng khô dầu lạc có thể gây chết cho súc vật và gia cầm với những tổn thương ở gan. Người ta đã phát hiện thấy khô lạc phơi sấy không tốt lại bị ẩm và khí hậu nóng nhiệt đới có giống nấm Aspergillus flavus Link, phát triển và chứa những chất cumarin phức có độc tính đặt tên là aflatoxin B và G (do những chất này dưới tia ngoại tím cho huỳnh quang xanh tím (bleu violace0 gọi là aflatoxin B và huỳnh quang xanh lá cây (gên) gọi là aflatoxin G. Những nám mốc này còn phát triển cả trong vỏ những quả lạc phơi chưa kỹ có những vét thâm đen. Ta có thể phát hiện những chất aflatoxin này sau khi chiết bằng clorodoc, tinh chế bằng sắc kỷ cột rồi soi huỳnh quang trên sắc kỷ lớp mỏng.

Trong công nghiệp chế biến thuốc dầu lạc được dùng làm dung môi trong dầu tiêm, dầu xoa ngoài, xà phòng, thắp đèn, bôi máy.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bồ kết
14/04/2025 12:16 SA

- 皂荚. Còn gọi là tạo giáp, tạo giác, chưa nha tạo giác, man khét (Campuchia). Tên khoa học Gleditschia australis Hemsl. (Gleditschia sinensis Lamk., Mimosa fera Lour.). Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau đây: (1) ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Thanh đại - 青黛. Thanh đại (Indigo pulverata levis) là màu xanh chế từ nhiều cây khác nhau, chủ yếu là các cây sau đây: 1. Cây chàm (Indigofera tinctoria L.) thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae); Nghể chàm (Polygonum tinctorium Lour) thuộc họ Rau răm (Polygonaceae); Cây chàm Strobilanthes cusia Bremek (hay strobilanthes flaccidifolius Ness), còn gọi là cây chàm mèo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae); 4. Một số cây khác chưa thấy ở nước ta, như cây Isatis tinctoria L., họ Chữ thập (Brassicaceae) và cây Isatis indigotica Fort, cũng thuộc họ Chữ thập (Brassicaceae).
Thanh long - 量天尺. Còn gọi là cây mắt rồng, oeil de dragon (Pháp). Tên khoa học Hylocereus undulatus (Haw.) Britt & Rose. Thuộc họ xương rồng (Cactaceae).
Thanh ngâm - 苦玄參 (苦玄参). Còn gọi là mật đất, cây mật cá, sản đắng, thằm ngăm đất. Tên khoa học Curanga amara Juss. Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaeae).
Thành ngạnh - 黄牛木. Còn gọi là cây đỏ ngọn (Vĩnh Phú), lành ngạnh, ngành ngạnh, may tiên, ti u (Lai Châu). Tên khoa học Cratoxylon prunifolium Dyer (Cratoxylon pruniflorum Kurtz). Thuộc họ Ban (Hypericaceae).
Thảo đậu khấu - 草豆蔻. Còn gọi là thảo khấu nhân, ngẫu tử. Tên khoa học Alpnia katsumadai Hayt. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Thảo đậu khấu (Semen Alpiniae katsumadai) là hạt phơi hay sấy khô lấy từ quả gần chín của cây thảo khấu (Alpinia katsumadai).
Thảo quả - 草果. Còn gọi là đò ho, tò ho, mac hâu, may mac hâu (Thái). Tên khoa học Amomum tsao-ko Crev. et Lem. (Amomum aromaticum Roxb. Amomun medium Lour.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Thảo quyết minh - 草决明. Còn gọi là quyết minh, hạt muồng, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời. Tên khoa học Cassia tora L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Ta dùng thảo quyết minh (Semen Cassiae) là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh.
Thầu dầu - 蓖麻. Còn gọi là đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma. Tên khoa học Ricinus communis L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây thầu dầu cung cấp các vị thuốc sau dây: (1) Dầu thầu dầu - tỳ ma du (Oleum Ricini) là dầu ép từ hạt cây thầu dầu. (2) Hạt thầu dầu - tỳ ma tử là hạt phơi khô của cây thầu dầu. (3) Lá thầu dầu (Folium Ricini) là lá tươi của cây thầu dầu.
Thị - 黃柿. Còn gọi là thị muộn. Tên khoa học Diospyros decandra Lour. Thuộc họ Thị (Ebenaceae).
Thị đế - 柿蒂. Còn gọi là thị đinh, tai hồng, hồng. Tên khoa học Diospyros kaki L. f. Thuộc họ Thị (Ebenaceae). Thị đế (Calyx kaki) là tai hồng phơi hay sấy khô. Cây hồng có tên Trung Quốc là thị: Đế là tai, là đế.
Thìa là - 蒔蘿 (莳萝). Còn gọi là rau thìa là, phăk si (Lào-Vientian), aneth (Pháp). Tên khoa học Anethum graveolens L. (Peucedanum graveolens Benth. et Hook.). Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Thìa là cho quả dùng làm thuốc.
Thiên đầu thống - 破布木. Còn gọi là cây lá trắng, cây ong bầu, trường xuyên hoa. Tên khoa học Cordia obliqua Willd. (Corlia dichotoma Forst). Thuộc họ Vòi voi (Borraginaceae).
Thiên đông môn - 天門冬. Còn có tên là thiên môn, thiên đông, dây tóc tiên. Tên khoa học Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. (Asparagus lucidus Lindl.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng rễ khô (Radix Asparagi) của cây thiên môn đông.
Thiên lý - 夜来香. Còn gọi là cây hoa lý, hoa thiên lý, dạ lài hương. Tên khoa học Telosma cordata (Burm.f.) Merr. (Asclepias cordata Burm.f., Pergularia minor Andr. Pergularia odoratissima Wight, Asclepias odoratissima Roxb.). Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Thiên niên kiện - 千年健. Còn gọi là sơn thục. Tên khoa học Homalomena aromatica (Roxb). Schott (Calla aromatica Roxb). Thuộc họ Ráy (Araceae). Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây thiên niên kiện. Tên thiên niên kiện vì người ta cho rằng uống vị thuốc này thì nghìn năm khỏe mạnh (thiên là nghìn, niên là năm, kiện là khỏe mạnh).
Thiến thảo - 茜草. Còn gọi là tây thảo, mao sáng (mèo), thiên căn, thiến căn. Tên khoa học Rubia cordifolia L. Thuộc họ Cà phê (Rubiacae).
Thiên tiên tử - 天仙子. Còn gọi là sơn yên tử, đại sơn yên tử, jusquiame (Pháp), mont aux poules. Tên khoa học Hyoscyamus niger L. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Thổ hoàng liên - 馬尾黃連 (马尾黄连). Tên khoa học Thalictrum foliolosum D.C. Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Thổ hoàng liên (Rhizoma Thalictri) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum D.C.) và nhiều loài khác thuộc giống Thalictrum.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]