Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

KHOẢN ĐÔNG HOA - 款冬花

Còn gọi là Tussilage (Pháp) - Chassetoux (Pháp).

Tên khoa học Tussilago farfara L.

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

KHOẢN ĐÔNG HOA, 款冬花, Tussilage, Chassetoux, Tussilago farfara L., họ Cúc Asteraceae, Compositae

Cây khoản đông hoa - Tussilago farfara

Chú thích về tên:

   - Khoản có nghĩa là đến, vì đến mùa đông, cây này nở hoa do đó có tên này.

   - Khoản đông hoa còn có tên latinh là Filius ante patrem có nghĩa là con đứng trước cha, vì hoa khoản đông hoa màu vàng, xuất hiện vào tháng hai khá lâu trước khi lá cây xuất hiện.

   - Tên khoa học Tussilago do hai từ tussis có nghĩa là ho, và agere có nghĩa đuổi vì vị thuốc có tác dụng chữa ho.

   - Tên cây ở Pháp còn gọi lá chasse-toux cũng có nghĩa là đuổi ho.

Khoản đông cho hai vị thuốc:

   1. Hoa khoản đông (Flos Farfarae) thường gọi là khoản đông hoa, hái khi còn ở dạng nụ, hái song phơi hay sấy ngay.

   2. Lá khoản đông - Folium farfarae cũng được sử dụng, nhưng ít hơn.

A. MÔ TẢ CÂY

Khoản đông là một loại cỏ nhỏ, sống lâu do thân rễ. Nó mọc hoang dại tại những nơi mát, cạnh miệng hố, trên cát hoặc trên đất sét từ vùng đồng bằng thấp đến vùng núi cao.

Vào mùa xuân, từ gốc lá mọc lên những cán mang hoa dài 10-20cm, lá mọc so le, màu tím nhạt, phủ lên cán hoa thành hình vẩy. Đầu cán có một cụm hoa hình đầu màu vàng tươi, quanh có lá bắc màu đỏ nhạt.

Giữa cụm hoa là những hoa lưỡng tính, xung quanh là hoa cái cùng màu vàng, hình lưỡi nhỏ.

Quả đóng màu nâu, có sợi của lá dài.

Sau khi hoa nở, lá mới xuất hiện, mọc thành vòng, mang cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa. Đường kính lá có thể đạt 15-20cm. Mặt dưới có lông, mặt trên bóng. Hình giống hình chân con lừa, do đó tên cây tại một số nước châu Âu còn gọi là cây “chân lừa” (pas đ’âne).

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang và được trồng ở Trung Quốc (Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Cam Túc, Nội Mông, Thanh Hải...), tại nhiều nước châu Âu (Pháp, Sec, Hungari...).

Tại Việt Nam chỉ mới thấy có một số người trồng từ giống nhập của nước ngoài.

Mùa thu hoạch hoa (trước khi hoa nở) từ tháng 2-4. Phơi hay sấy nhanh, bảo quản nơi khô mát. Lá thu hoạch sau đó. Hoa sau khi thu hoạch, thường cắt bỏ phần cuống dài, cụm hoa đường kính 1-1,5cm, cánh hoa màu vàng tươi, quanh có lá bắc màu tím nhạt, đài hoa có những sợi tơ dài, thơm mùi mật, vị đắng, hơi nhớt.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hoa khoản đông chứa 6-8% nước, 10% muối khoáng, một ít tinh dầu, một ít tanin. Hoa chứa rất nhiều chất nhầy uronic (6,9% đối với trọng lượng hoa khô). Người ta còn xác định được ancol texnenic (arnidiol, và fanadiol) và fanadiol, các carotenoit, flavonoit, rutoisit và hyperosit (galactosit của queretol).

Lá khoản đông chứa 2,63% glucozit đắng, 8% chất nhầy, một ít tanin. Trong tro có hàm lượng Zn rất cao (trên 3,26% tính theo ZnCO3).

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Hoa và lá khoản đông là một vị thuốc được dùng lâu đời cả trong đông y và tây y.

Theo tài liệu cổ: Khoản đông có vị cay, ngọt, tính ôn, không độc; có tác dụng ôn phế, hạ khí, hóa đờm, chỉ ho, dùng trong những trường hợp ho khí đưa ngược lên, hầu tê, kinh giản, tiêu khát, khó thở.

Cách đánh giá khoản đông, thay đổi tùy theo tác giả:

   - Yên Quyền đời Đường nói: Hoa khoản đông trị phế khí súc bách, ho liên miên, ra đờm đặc, phế ung, ho ra máu.

   - Giã Cửu Như đời Thanh lại nói: Hoa khoản đông vị đắng, chủ giáng, khí thơm chủ tán cho nên vào phế thuận khí lại thành huyết trong phế, là thuốc chủ yếu chữa những chứng phế hư, ho lâu, đờm đặc tanh hôi.

   - Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc ho khác.

Có khi người ta dùng khoản đông hoa chế như sau: Khoản đông hoa sau khi loại hết đất cát, thêm mật ong (cứ 10kg khoản đông hoa, thêm 2,5kg mật ong). Ngâm trong 2 giờ. Sao lửa nhỏ cho đến khi hết hơi nước, sờ tay vào khoản đông hoa không còn dính tay.

Tây y cũng dùng hoa khoản đông chữa ho hen. Thường dùng phối hợp với một số hoa khác trong thang thuốc ho (especes pectorales): Gồm khoản đông hoa, hoa bouillon blanc, hoa guimauve, hoa mauve, hoa coquelicot, hoa pied dechat, hoa violette. Tất cả trộn đều. Chế dưới dạng thuốc hãm thang thuốc này trong 1lít nước sôi.

Đơn thuốc có khoản đông hoa:

   1. Trị ho, khó thở: Dùng khoản đông hoa, đốt lên, hớp lấy khói.

   2. Khoản dông hoa, bối mẫu, tang bạch bì, tử uyển, tỳ bà diệp bách bộ, quát lâu can, thiên môn đông, hạnh nhân. Các vị bằng nhau, thái nhỏ, trộn đều. Dùng từ 6-12g hỗn hợp này thêm nước 500ml, đun sôi. Giữ sôi trong 3 phút. Chia nhiều lần uống trong ngày.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Bạch quả
05/05/2025 08:07 CH

- 白果. Còn gọi là ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ, Arbre aux quarante écus. Tên khoa học Ginkgo biloba Lin. Thuộc họ Bạch quả (Ginkgoaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Dứa - 菠蘿 (菠萝). Còn gọi là thơm, trái thơm (miền Nam). Tên khoa học Ananas sativa Liud. (Ananas sativa L.). Thuộc họ Dứa (Bromeliaceae).
Dứa bà - 龍舌蘭 (龙舌兰). Còn gọi là thùa, lưỡi lê, dứa Mỹ, nil pisey (Cămpchia), sisal, agave (Pháp). Tên khoa học Agave americcana Lin. Thuộc họ Thủy Tiên (Amaryllidaceae). Dứa bà trước đây chủ yếu chỉ được khai thác lấy sợi, một số bộ phận được dùng làm thuốc. Gần đây được một số nước khai thác làm nguyên liệu chiết hecogenin, dùng làm nguyên liệu bán tổng hợp các thuốc loại coctizon.
Dưa chuột - 黄瓜. Còn gọi là dưa leo, tra sac (Cămpuchia), cucuber (Anh), concombre (Pháp), hồ qua (Trung Quốc). Tên khoa học Cucumis sativus Lin. Thuộc họ Bí (Cucurbitaceae).
Dứa dại - 露兜簕. Còn gọi là dứa gai, dứa, dứa gỗ. Tên khoa học Pandanus tectorius Sol. (Pandanus odoratissimus. L. f.). Thuộc họ Dứa dại (Pandanaceae).
Đùm đũm - 蛇泡筋. Còn gọi là cây ngấy, ngấy chĩa lá, ngũ gia bì - đũm hương, cây tu hú. Tên khoa học Rubus cochinchinenis Tratt. (Rubus fruticosus Lour, Rubus playfairii Hemsl.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Dướng - 構樹 (构树). Còn gọi là chử, chử đào thụ, pắc sa, po sa (Viêntian), sa le (Xiêng khoảng), xa (Thổ), murier à papier. Tên khoa học Broussonetia papyrifera Vent. (Morus papyrifera L.). Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Người ta dùng quả chín phơi hay sấy khô làm thuốc với tên là chử thực (Fructus Broussonetiae).
Đương quy - 當歸 (当归). Còn gọi là tần quy, vân quy. Tên khoa học Angelica sinensis (Oliv.) Diels, (Angelica polymorpha Maxim. var. sinensis Oliv). Thuộc họ Hoa tán apraceae (Umbelliferae). Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hay sấy khô của cây đương quy. "Quy" là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ, do đó có tên như vậy.
Dương xuân sa - 陽春砂仁 (阳春砂仁). Còn gọi là xuân sa, sa nhân, mé tré bà. Tên khoa học Amomum villosum Lour (Amomum echinosphoera Schum). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Dương xuân sa (Fructus Amomi villosi) là quả chưa chín phơi hay sấy khô của cây dương xuân sa (Amomum villosum). Nếu còn cả vỏ thì gọi là xác sa, loại bỏ vỏ là sa nhân.
Duyên hồ sách - 延胡索. Còn gọi là huyền hồ sách, nguyên hồ. Tên khoa học tuber Corydalidid. Tên vị thuốc vốn là Huyền hồ sách, trong sách thuốc "Khai tống bản thảo" vì tên vua Tống là Huyền, nên đổi vị thuốc là Duyên hồ sách.
Gai dầu - 火麻. Còn gọi là gai mèo, lanh mán, lanh mèo, đại ma, cần sa, sơn ty miêu, ko phai meo (Thái), khan sua (Lào), khanh chha (Campuchia), chanvre. Tên khoa học Cannabis sativa L. Thuộc họ Gai mèo (Cannabinaceae).
Gai tầm xoọng - 酒餅簕 (酒饼簕). Còn gọi là cúc keo, quít gai, quít hôi, độc lực, cây gai xanh, mền tên, tửu bính lặc. Tên khoa học Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv. (Atalantia bilocularis Wall., Severinia monophylla Tanaka.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Gắm - 買麻藤 (买麻藤). Còn gọi là dây sót, dây mấu, dây gấm lót, vương tôn. Tên khoa học Gnetum montanum Mgf., (Gnetum scandens Roxb, Gnetum edule Kurz. Gnetum latifolium Parl.). Thuộc họ Dây gắm (Gnetaceae).
Găng Còn gọi là găng trắng, lovieng (Cămpuchia). Tên khoa học Randia tomentosa (Blum. ex. DC.) Hookf. (Gardenia tomentosa Wall). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Găng tu hú - 山石榴. Còn gọi là găng trâu, mây nghiêng pa (Lào). Tên khoa học Randia dumetorum Benth. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Giổi Còn gọi là hạt giổi, cây giổi. Tên khoa học Talauma gioi Chev. Thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae).
Gối hạc - 火筒樹 (火筒树). Còn gọi là kim lê, bí dại, phỉ tử, mũn, mạy chia (Thổ). Tên khoa học Leea rubra Blume. Thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).
Gừng - 薑 (姜). Còn gọi là khương, sinh khương, can khương. Tên khoa học Zingiber offcinale Rosc. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Khương (Rhizoma Zingiberis) là thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. Tùy theo tươi hay khô, vị thuốc mang tên khác nhau: Sinh khương là củ (thân rễ) tươi; Can khương là thân rễ phơi khô.
Gừng dại - 野薑 (野姜). Còn gọi là Zơrơng (Bình Định). Tên khoa học Zingiber cassumunar Roxb. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]