Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

KHINH PHẤN - 輕粉 (轻粉)

Còn gọi là thủy ngân phấn, hồng phấn, cam phấn.

Tên khoa học Calomelas.

Khinh phấn là muối thủy ngân clorua (HgCl2) chế bằng phương pháp thăng hoa.

A. NGUỒN GỐC VÀ CHẾ BIẾN

Từ thời cổ người ta đã biết chế khinh phấn theo phương pháp sau đây:

   Trước hết cân 2,100kg đảm phàn (đồng sunfat CuSO4 5H2O); 1,800kg muối ăn (NaCl) và chừng 1,800kg nước trộn đều, sau đó thêm 3,750kg thủy ngân, trộn đều như cháo và chừng 10 bát đất đỏ, trộn đều một lần nữa thành một khối vừa khô vừa ẩm, chia thành 10 phần, nặn thành 10 cục hình đầu. Lấy 10 nồi bằng đáy, trong mỗi nồi xếp một lớp cát và đặt các cục nặn hình đầu kể trên vào. Đậy vung và dùng đất mềm trát thật kín.

   Trước hết đặt những nồi ở cạnh 10 lò đun. Sau đó dùng than củi đốt lò, khi than đã đỏ và cháy đều nhưng không có ngọn lửa, cho các nồi trên vào, vùi kín lại và hầm trong vòng 22 giờ, lấy ra, mở nồi sẽ thấy những tinh thể khinh phấn bám quanh nồi, dùng lông gà quét lấy.

   Hiện nay người ta chế khinh phấn bằng cách tác dụng thủy ngân sunfat HgSO4 trên thủy ngân và muối ăn hoặc thủy ngân nitrat Hg(NO3)2 trên muối ăn (xem các sách về hóa dược vô cơ).

B. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thành phần chủ yếu của khinh phấn là thủy ngân clorua.

C. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Khinh phấn được dùng trong cả Tây y và Đông y.

Tính chất theo đông y như sau: Vị cay, tính lạnh, không có độc; có khả năng trừ được tích trệ và nhiệt kết trong ruột và dạ dày; có thể chữa được các chứng thủy thũng phong đàm, thấp nhiệt. Tuy nhiên có tác giả cho rằng khinh phấn dùng nhiều có độc, nếu dùng nhiều quá gân co, xương nhức, răng lung lay, khi không có thuốc khác mới nên dùng. Nhận xét này phù hợp với thực tế khoa học hiện nay hơn.

Tây y coi khinh phấn là một vị thuốc trừ giun, làm đi ngoài, lợi tiểu, thông mật, dùng dưới hình thức bột hay viên. Liều thay đổi tùy theo mục đích điều trị; để làm thuốc tẩy dùng liều 0,25 đến 0,50g chia làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi lần uống 0,05g; để làm thuốc thông mật, ngày uống 0,01 đến  0,02g; để làm thuốc sát trùng ruột (liều dùng như thông mật); để tẩy giun (mỗi tuổi 0,02-0,03g).

Tây y xếp khinh phấn vào loại thuốc nguy hiểm.

Đơn thuốc có khinh phấn:

   - Trẻ con chốc đầu: Khinh phấn hòa với nước hành bôi lên nơi chốc đã rửa sạch.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Sâu ban miêu
03/07/2025 02:02 SA

- 斑蝥. Cantharis Mylabris. Còn gọi là nguyên thanh, ban manh, ban mao (Trung Quốc), sâu đậu (Việt Nam), cantharide vésicante (Pháp). Tên khoa học Cantharis vesicaroria, lytta vesicatoria Fabr., Mylabris phalerata Pall., Mylabris cichorii Linn. Thuộc họ Ban m...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Đào lộn hột - 檟如樹 (槚如树), 腰果. Còn gọi là quả diều, macađơ, giả như thụ, swai chanti (Campuchia). Tên khoa học Anacardium occidentale L. (Cassuvium pomiferum Lamk.). Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Đào tiên - 葫蘆樹 (葫芦树). Còn gọi là Quả trường sinh. Tên khoa học Crescentia cujete Lin. Thuộc họ Núc nác (Bignoniaceae).
Đậu chiều - 木豆. Gọi là đậu săng, đậu cọc rào, sandekday (Cămpuchia). Tên khoa học Cajanus indicus Spreng. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Đậu cọc rào - 麻瘋樹 (麻疯树). Còn gọi là ba đậu mè, ba đậu nam, dầu mè, cốc dầu, vong dầu ngô, đồng thụ lohong, kuang, vao (Campuchia), nhao (Viên tian), grand pignon d'Inde, feve d'èner. Tên khoa học Jatropha curcas L. (Curcaspurgans Medik.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đậu đen - 黑豆. Tên hoa học Vigna cylindrica Skeels (Dolichos catjang Burm. f.). Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Tên khoa học của đậu đen hiện nay chưa được chính xác lắm. Có tác giả xác định là Vigna catiang Endl. var.
Đậu đỏ nhỏ - 赤小豆. Còn gọi là xích tiểu đậu, mao sài xích, mễ xích. Tên khoa học Phaseolus angularis Wight. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Dâu gia xoan - 假黄皮. Còn gọi là châm châu, dâm bôi, hồng bì dại, mác mật mu (Thổ), tcho kounhia (Lào), sanitrok damrey (Cămpuchia). Tên khoa học Clausena excavata Burm. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Đậu khấu - 白豆蔻. Còn gọi là bạch đậu khấu, viên đậu khấu. Tên khoa học Amomum cardamomum L. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomi rotundi) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây bạch đậu khấu hay viên đậu khấu (Amomum cardamomum).
Đậu nành - 大豆. Còn gọi là đậu tương, đại đậu. Tên khoa học Glycine sojia Siebold et Zucc, Glucine max (L.) Merill, Soja hispida Maxim. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Chú thích về tên khoa học: Việt Nam ta phân biệt rõ ràng ra đậu nành hay đậu tương (hạt mầu vàng nhạt) với đậu đen, đậu đỏ,... nhưng trong các tài liệu nước ngoài với tên khoa học Glycine soja hay Glycine max hoặc Soja hispida người ta dùng chỉ nhiều loài đậu có hạt màu vàng nhạt, màu nâu, màu đen...
Dầu rái trắng - 油樹 (油树). Còn gọi là dầu nước, nhang, yang may yang (Lào). Tên khoa học Dipterocarpus alatus Roxb. (Dipterocarpus gonopterus Turcz). Thuộc họ Dầu - Quả hai cánh (Dipterocarpaceae).
Đậu rựa - 刀豆. Còn gọi là đậu kiếm, đậu mèo leo, đao đậu tử. Tên khoa học Canavalia gladiata (Jacq) D. C. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Dâu rượu - 楊梅 (杨梅). Còn gọi là dâu tiên (Quảng Bình - Vĩnh Linh), giang mai, thanh mai (Trung Quốc), ko mak ngam, kom gam (Lào). Tên khoa học Myrica rubra Sieb. et Zucc. Thuộc họ Dâu rượu (Myricaceae). Tên thanh mai thường chỉ thấy ghi trong một số sách thực vật, có lẽ dựa theo tên Trung Quốc của cây. Trên thực tế điều tra trong nước, chúng tôi hầu như chưa thấy nơi nào nhân dân gọi cây này là cây thanh mai, mà thường chỉ gọi là cây dâu, cây dâu rượu hay cây dâu tiên. Cho nên chúng tôi chọn tên này là chính. Tên họ do đó cũng đổi lại là họ Dâu rượu.
Đậu sị - 淡豆豉. Còn gọi là đạm đậu sị, đỗ đậu sị, hăm đậu sị. Tên khoa học Semen Sojae praeparatum. Đậu sị hay đạm đậu sị là đậu đen chế biến và phơi hay sấy khô.
Đậu xanh - 綠豆 (绿豆). Còn gọi là lục đậu, boubour, haricot dorém, green bean. Tên khoa học Phaseolus ayreus Roxb., Vigna aurea Roxb. Thuộc họ Đậu Fabaceae (Papilionaceae).
Dây chặc chìu - 毛果錫葉藤 (毛果锡叶藤). Còn gọi là dây chiều, u trặc chìu, tích diệp đằng. Tên khoa học Tetracera scandens (L.) Merr. (Tetracera sarmentosa Vakl.). Thuộc họ Sổ (Dilleniaceae).
Dây đau xương - 宽筋藤. Còn gọi là khoan cân đằng. Tên khoa học Tinospora sinensis Merr (Tinospora tomentosa Miers, Tinospora malabarica Miers, Menispermum malabaricum Lamk). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Tên dây đau xương vì người ta dùng cây này để chữa bệnh đau xương. Khoan cân đằng là tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe.
Dây đòn gánh - 咀签. Còn gọi là đòn kẻ trộm, dây gân. Tên khoa học Gouania leptostachya DC. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
Dây ký ninh - 千里找根. Còn gọi là thuốc sốt rét, dây thần thông, bảo cự hành, khua kao ho (Lào), bandaul pech (Campuchia), liane quinine (Pháp). Tên khoa học Tinospora crispa (L.) Miers., (Menispermum crispum L., Cocculus tuberculatus L., C. cispus DC.). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Người ta dùng thân cây của cây thần thông, tươi hoặc khô. Đây không phải là cây canhkina và không có chất quinin mặc dù mang tên dây ký ninh. Chú ý đừng nhầm lẫn.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]