Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

KHIẾM THỰC - 芡實 (芡实)

Còn có tên kê đầu, khiếm.

Tên khoa học Euryale rerox Salisb.

Thuộc họ súng (Nympheceae).

KHIẾM THỰC, 芡實, 芡实, kê đầu, khiếm, Euryale rerox Salisb, họ súng, Nympheceae

Khiếm thực Trung Quốc - Euryale rerox

Ở Việt Nam hiện nay dùng hai vị thuốc mang tên khiếm thực, ta cần chú ý để  phân biệt.

1. Hạt phơi hay sấy khô (Semen Euryales) của cây khiếm thực nói trên.Vị này mới đúng là vị khiếm thực nhưng còn phải nhập của Trung Quốc vì nước ta chưa thấy cây này.

2. Thân rễ củ phơi hay sấy khô của cây củ súng nhỏ Nymphaea stellata Wild. cùng họ Súng (Nymphaeaceae). Nhiều người và nhiều nơi vẫn dùng vị này với tên khiếm thực.

A. MÔ TẢ CÂY KHIẾM THỰC CHÍNH THỨC

Khiếm thực chính thức là một loại cây mọc ở đầm ao, sống hàng năm, lá hình tròn rộng, nổi trên mặt nước, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím.

Mùa hạ, cành mang hoa nổi trên mặt nước, đầu cành có một hoa súng nở chiều héo. Quả hình cầu chất xốp màu tím hồng bẩn, mặt ngoài có gai, đỉnh còn đài sót lại,hạt chắc, hình cầu, màu đen.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Hiện chưa thấy trồng ở Việt Nam. Tại Trung Quốc được trồng ở ao đầm, nhiều tỉnh,đặc biệt các tỉnh giáp giới Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam đều có.

Tháng 9-10 quả chín hái về, xay vỡ, sảy lấy hạt rồi lại xay bỏ vỏ hạt lấy nhân phơi khô hay sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA KHIẾM THỰC

Theo Thực vật học tạp chí (Trung Quốc) số 51. 324. (1987) trong khiếm thực có nhiều tinh bột và catalaza.

Theo phân tích của hệ dinh dưỡng thuộc Sở vệ sinh Trung ương 1957 thì trong khiếm thực có 4,4% chất protit, 0,2 chất béo, 32% hydrat cac bon, 0,009% chất canxi, 0,11% photpho, 0,004% sắt, 0,006% vitaminC.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ngoài công dụng làm thức ăn, trong đông y khiếm thực được coi là một vị thuốc bổ, làm săn (thu liễm), có tác dụng trấn tĩnh dùng trong các bệnh đau nhức dây thần kinh, tê thấp, đau lưng, đau đầu gối. Còn có tác dụng chữa di tinh, đi đái nhiều, phụ nữ khí hư bạch đới.

Liều dùng: Ngày uống 10-30g dưới hình thức thuốc sắc, thuốc viên hoặc thuốc bột.

Theo tài liệu cổ: Khiếm thực có vị ngọt, chát, tính bình; vào 2 kinh Tỳ và Thận. Có tác dụng bổ tỳ, ích thận, chỉ tả, sáp tinh. Chữa di tinh, bạch đới đại tiện lỏng, tiểu tiện không chủ động.

Đơn thuốc có khiếm thực:

   - Bài thuốc Thủy lục nhị tiên đơn - dùng chữa bệnh thần kinh suy nhược, di mộng tinh, hoạt tinh, lỵ mãn tính, viêm ruột mãn tính: Khiếm thực và kim anh tử. Hai vị bằng nhau tán nhỏ, thêm mật làm thành viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3-5g. Uống với nước nóng.

   Thủy là dưới nước, lục là trên đất. Vì khiếm thực mọc ở dưới nước, kim anh mọc ở trên đất, do đó có tên thủy lục đơn.

Cây củ súng, Nymphaea stellata

Cây củ súng - Nymphaea stellata

Chú thích:

Nhiều người ở ta vẫn dùng củ súng với tên khiếm thực. Thực tế hai cây khác hẳn nhau; lá cây củ súng có cuống dính vào đáy lá, lá không tròn, lại xẻ. Bộ phận dùng cũng khác nhau một bên là hạt (khiếm thực thật) một bên là thân rễ (củ súng).

Tuy nhiên cả hai đều có chất tinh bột, các hoạt chất khác chưa rõ.

Nhân dân ta nhiều người vẫn dùng củ súng hay khiếm thực. Ngay cả Trung Quốc cũng mua củ súng của ta với tên khiếm thực.

Cần chú ý nghiên cứu.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Hàn the
03/07/2025 09:20 CH

- 硼砂. Còn gọi là bồng sa, bàng sa, bồn sa, nguyệt thạch. Tên khoa học Borax.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Châu thụ - 芳香白珠. Còn gọi là lão quan thảo (Sìn hồ, Lai Châu). Tên khoa học Gaultheria fragrantissima Wall. (Gaultheria fragrans Don). Thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae).
Chay - 胭脂樹 (胭脂树). Còn gọi là Cây chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Chè vằng - 茉莉. Còn gọi là chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ. Tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume. Thuộc họ Nhài (Oleaceae). Nhiều người gọi nhầm cây chè vằng là cây lá ngón, nhưng một cây có hoa vàng (lá ngón thật), một cây kia hoa trắng, ngoài ra còn một số điểm khác cần chú ý để tránh nhầm lẫn.
Chỉ cụ - 枳椇. Còn gọi là khúng kháng (Cao Bằng, Lạng Sơn), vạn thọ, kê trảo. Tên khoa học Hovenia dulcis Thunb. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
Chỉ thiên - 地膽草 (地胆草). Còn gọi là cỏ lưỡi mèo, địa đảm đầu, địa đảm thảo, bồ công anh, khổ địa đảm. Tên khoa học Elephantopus scaber L. (Scabiosa cochinchinensis Lour., Astercocephalus cochinchinensis Spreng.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tên thông thường của cây này là chỉ thiên, tuy nhiên, tại một số vùng Nam Bộ, và Trung Bộ người ta gọi là cây lưỡi mèo. Một số người ở miền Nam dùng với tên bồ công anh. Tại một số tỉnh miền Nam Trung Quốc (Quảng Tây), người ta cũng dùng cây này với tên bồ công anh (xem vị này), cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Chỉ thực - 枳實 (枳实). Còn gọi là chỉ xác, xuyên chỉ thực, xuyên chỉ xác. Tên khoa học Citrus sp. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturii) và Chỉ xác (Fructus Citri aurantii) đều là quả phơi khô của chừng hơn 10 cây chi Citrus và Poncirus thuộc họ Cam quít (Rutaceae) nhưng thu hái ở thời kỳ khác nhau. Chỉ thực là quả hái vào lúc còn non nhỏ, có khi do bị gió mạnh tự rụng dưới gốc cây (theo chữ Trung Quốc chỉ là tên cây, thực là quả). Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín. Thường bổ đôi để phơi cho chóng khô. Chỉ xác thường to hơn chỉ thực và thường bổ đôi. Chỉ vẫn là tên cây, xác là còn vỏ và xơ vì quả bổ đôi phơi khô ruột quả bị quắt lại.
Chìa vôi - 白粉藤. Còn gọi là bạch liễm, đau xương, bạch phấn đằng. Tên khoa học Cissus modeccoides Planch. [Cissus vitiginea Lour. (non L.) C. triloba merr., Callicarpa triloba Lour.]. Thuộc họ Nho (Ampelidaceae).
Chìa vôi - 盒果藤. Còn gọi là bình vôi, bặch phấn đằng, turbith vegetal. Tên khoa học Ipomoea turpethum R. Br., Operculina turpethum (L) Silva Manso. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Chim sẻ - 麻雀. Tên khoa học Passer montanus malaccensis Dubois. Thuộc họ Sẻ (Ploceidae). Con chim sẻ cho ta vị thuốc mang tên bạch đinh hương còn có tên ma tước phần, hùng tước xí - Faeces Passerum - là phân khô của con chim sẻ.
Chó - 狗. Tên khoa học Canis familiaris L. Thuộc họ Chó (Canidae). Con chó cho các vị thuốc: (1) Cầu nhục - Thịt chó; (2) Cẩu thận - Penis et testis canis - là dương vật và tinh hoàn của con chó; (3) Cẩu bảo - Calculus Canis - là sỏi trong dạ dày của chó có bệnh.
Chó đẻ răng cưa - 葉下珠 (叶下珠). Còn gọi là diệp hạ châu, diệp hòe thái, lão nha châu, prak phle (Cămpuchia). Tên khoa học Phyllanthus urinaria L. (Phyllanthus cantoniensis Hornem.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Chóc gai - 刺芋. Còn có tên là ráy gai, sơn thục gai, cây cừa, cây móp (Nam Bộ). Tên khoa học Lasia spinosa Thwaites. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Chu sa - Thần sa - 朱砂, 辰砂. Còn gọi là châu sa, đơn sa. Tên khoa học Cinnabaris. Chu sa và thần sa cùng là một loại thuốc có thành phần hóa học giống nhau, nhưng loại chu sa nguồn gốc ở tỉnh Hồ Nam Trung Quốc (xưa kia vùng này gọi là châu Thần cho nên có tên thần sa là thứ đá ở châu Thần) được coi là tốt hơn. Sự đánh giá này trên thực tế là đúng và hiện nay ta tìm được cơ sở khoa học của sự đánh giá đó. Chu là đỏ, sa là đá (châu là chữ chu đọc chệch). Vì châu sa là một tảng đá có màu đỏ. Đơn cũng là màu đỏ.
Chùa dù - 四方蒿. Còn gọi là tả hoàng đồ (Lào cai) Dê sua tùa. Tên khoa học Elsholtzia blanda Benth., E. penduliflora W. Smith. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Chua me đất hoa vàng - 酢浆草. Còn gọi là tạc tương thảo, toàn tương thảo, toàn vị thảo, toan vị vị, chua me bá chìa, tam diệp toan. Tên khoa học Oxalis corniculata L. (Oxalis repens Thunb, Oxalis javanica Blume). Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae).
Chút chít - 酸模, 刺酸模. Còn gọi là trút trít, lưỡi bò, ngưu thiệt, dương đề. Tên khoa học Rumex wallichii Meisn. Rume sinensis (Rumex maritimus Hook). Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Dương là dê, đề là gót, vì rễ cây giống chân dê do đó có tên. Lưỡi bò hay ngưu thiệt (cũng có nghĩa là lưỡi bò hay lưỡi trâu) vì lá cây giống lưỡi bò. Trẻ con thường cọ 2 lá vào nhau, làm phát ra tiếng kêu "chút chít" do đó thành tên.
Cỏ bạc đầu - 猴子草. Còn gọi là cỏ nút áo, smao kak kdam (Camupuchia). Tên khoa học Kyllinga monocephala Rottb. Thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Cỏ bợ - 蘋, 田字草. Còn gọi là tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, phá đồng tiền, dạ hợp thảo, phak vèn (Lào - Vientian). Tên khoa học Marsilea quadrifolia L. (Lemna quadrifolia Desr. Pteris quadrifoliata L.). Thuộc họ Tần (Marsileaceae), bộ Dương xỉ (Hydropterides).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]