Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

KẸO MẠCH NHA - 飴糖 (饴糖)

Còn gọi là kẹo mạ, di đường.

Tên khoa học Sacharum granorum.

Kẹo mạch nhà là chất đường do tác dụng của men trong hạt thóc nẩy mầm trên tinh bột gạo nếp, gạo tẻ hay một ngũ cốc nào khác, rồi cô đặc lại.

Kẹo mạch nha được dùng từ lâu đời.

Các tài liệu cổ cho kẹo mạch nha làm mạnh dạ dày, bổ tỳ nhuận phổi.

A. CÁCH CHẾ KẸO MẠCH NHA

Có 3 giai đoạn: Làm mầm thóc, tác dụng mầm thóc lên gạo đã nấu chín và giai đoạn cô đặc.

Làm mầm thóc:

   Lấy thóc tẻ hay nếp (thóc chiêm hay thóc mùa đều được) ngâm vào nước cho ấm đều sau đó gói vào mảnh chiếu hay cho vào thùng dậy mạnh chiếu cho kín. Hàng ngày tưới thêm để giữ ẩm. Khi nào mầm nẩy dài 2-3cm, một vài hạt thấy chớm có lá xanh thì lấy ra phơi khô. Có thể chế một lần một số  mầm dùng trong vòng nửa tháng. Mầm bắt buộc phải phơi khô, hay sấy khô (sấy ở nhiệt độ thấp từ 60-70ºC).

   Trong quá trình nảy mầm, các men trong hạt thóc như maltaxa, amylaza sẽ được phát triển.

Tác dụng mầm trên gạo nếp:

   Gạo nếp đem nấu cháo hoặc nấu cơm nếp hoặc thổi xôi. Trong quá trình nấu cháo hay thổi xôi, tinh bột được dextrin hóa và làm cho tác dụng của men dễ dàng hơn. Tỷ lệ 1 phần mầm, 10 phần gạo nếp là vừa. Nếu nấu cháo nên là cháo loãng; nếu nấu cơm hay thổi xôi thì sau này phải thêm nước vào.

   Nước cho vào cũng phải xâm xấp và hơi loãng. Sau khi cháo hơi nguội (nhiệt độ chừng 70ºC) thì cho mầm thóc đã phơi khô tán nhỏ vào. Khi tán không cần phải bổ trấu đi. Khuấy đều. Nếu là cơm nếp hay xôi thì thêm nước nóng vào: Thường nhân dân không có nhiệt kế, người ta cho vào xôi hay cơm nếp một thứ nước do hỗn hợp của 3 phần nước sôi và một phần nước lạnh, cuối cùng nhiệt độ cũng khoảng 70ºC.

   Giữ ở nhiệt độ 70ºC trong vòng 12 giờ. Có thể ủ vào trấu hay ủ chăn. Thường người ta bắt đầu ủ vào chiều hay tối hôm trước thì đến sáng hôm sau là vào khoảng 12-14 tiếng. Chú ý giữ nhiệt độ cho đúng vào khoảng 70-75º, nếu thấp hơn có thể kẹo bị chua do men lactic.

Lọc và cô:

   Sau khi men đã tác dụng, lọc bỏ bã và cô cho đến độ cao mềm. Thường 1,4kg gạo nếp và 100g mầm thóc thì cho một kg kẹo. Chú ý sau khi ủ lấy ra cần lọc ngay, và sau khi lọc phải cô ngay, nếu để chậm, nhiệt độ xuống thấp, men latic tác dụng, kẹo cũng sẽ bị chua. Nếu vì lý do gì chưa kịp cô, có thể tiếp tục giữ nhiệt độ cao, ủ thêm tới 18 hay 20 giờ vẫn được.

   Khi cô cần chú ý vào giai đoạn cuối bị trào, dễ mất kẹo. Việc chế biến kẹo mạ có thể tiến hành ở khắp nơi. Tại Hà Nội có làng Nghĩa Đô xưa kia chuyên sống về nghề làm kẹo mạ từ lâu đời.

B. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong kẹo mạ người ta thường nói có maltoza.

Nhưng năm 1941 E. Cousin, Nguyễn Văn Định và Đào Sĩ Chu nghiên cứu kẹo mạ của làng Yên Thái nấu thì chỉ thấy có glucoza, dextrin (acrodextrin và erytrodextrin) saccaroza, một ít  axit lactic, một ít axit photphoric, canxi và một ít chất protit. Tỉ lệ đường biểu thị bằng glucoza vào khoảng 800g trong 1kg, 500mg chất vô cơ trong 1kg kẹo (Ann. Ecole Supér. Méde. Pharm. V, 1941:172-183).

Gần đây, có dịp kiểm tra bằng sắc ký, chúng tôi cũng thấy thành phần kẹo mạ chủ yếu là glucoza.

C. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo đông y: Kẹo mạ vị ngọt, tính ôn; vào 2 kinh Tỳ và Phế. Có tác dụng bổ trung, ích khí, mạnh dạ dày, nhuận phế, và giải độc được chất độc của ô đầu phụ tử, dùng chữa những chứng do trung hư mà đau bụng, phế khô mà ho, ho lao, cơ thể suy nhược.

Ngày dùng 4 đến 40g.

Còn dùng cho thêm vào thuốc cho dễ uống.

Ngoài những công dụng trên, hiện nay người ta thấy kẹo mạ có tác dụng nhũ hóa rất mạnh (có thể thêm tới 50% trọng lượng dầu như dầu cá, dầu gấc vào mà để mấy ngày dầu và kẹo không bị phân ly). Có tác giả cho rằng tác dụng nhũ hóa đó do các men trong kẹo, nhưng gần đây Adrian đã chứng minh là do tỉ lệ dextrin mà có tác dụng đó. 

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Đỉa
01/07/2025 11:45 CH

- 水蛭. Tên khoa học Hirudo medicinalis L. và nhiều loài khác. Thuộc họ Đỉa (Hirudinidae). Đỉa được dùng làm thuốc từ lâu nhưng bị lãng quên trong một thời gian dài. Gần đây nhu cầu bỗng trở lại và đỉa đã trở thành một nguồn xuất khẩu quan trọng ở nhiều nước.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Lộc giác - 鹿角. Còn gọi gạc hươi nai. Tên khoa học Cornu Cervi.
Lộc mại - 丢了棒. Còn gọi là rau mọi, lục mại. Tên khoa học Mercurialis indica Lour. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Lộc nhung, mê nhung - 鹿茸, 麋茸. Còn gọi là nhưng hươu, nhung nai. Tên khoa học Cornu Cervi parvum. Lộc nhung hay mê nhung (Cornu Cervi parvum) là sừng non của con hươu (lộc) Cervus nippon Temminck, hoặc con nai (mê) Cervus unicolr Cuv. đực được chế biến mà thành. Cả hai con đều thuộc ngành có xương sống Vertebrata, lớp có vú Mammalia, bộ có móng Artiodactyla, họ Hươu (Cervidae). Ta vẫn thường nói sâm, nhung, quế, phụ là 4 vị thuốc bổ đứng đầu dùng trong Đông y. Hay dùng nhất là sâm, nhung rồi đến quế và phụ tử. Phụ tử được coi là một vị thuốc "bổ dương" nhưng có độc cho nên nhiều người không dám dùng.
Lõi tiền - 糞箕篤 (粪箕笃). Còn gọi là phấn cơ đốc. Tên khoa học Stephania longa Lour. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Long cốt - 龍骨 (龙骨). Còn gọi là phấn long cốt, hoa long cốt, thổ long cốt. Tên khoa học Os Draconis, (Fossilia Ossis Mastodi), Os Draconis coloratus, Os Draconis nativus. Long cốt là một vị thuốc do kết quả hóa thạch (hóa đá) của xương một số động vật thời cổ đại như loại voi mamut, tê giác, lợn rừng v.v... Cho đến nay, chúng ta vẫn phải nhập vị thuốc này của Trung Quốc. Tại đây người ta xác định long cốt có thể do nhiều động vật cổ đại khác nhau như loài tê giác Trung Quốc Rhinoceros sinensis Owen hay một loại tê giác khác Rhinoceros indet, loài hươu Cervidae indet, loài trâu Bovidae indet v.v...
Long đởm thảo - 龍膽草 (龙胆草). Tên khoa học Gentiana scabra Bunge. Thuộc họ Long đởm (Gentianaceae). Long đởm thảo (Gentiana hay Radix Gentianae) là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây long đởm Gentiana scabra Bunge hay những loài khác cùng họ. Long là rồng, đởm là mật, vì vị thuốc này trông giống râu rồng, có vị đắng như mật.
Long duyên hương - 龍涎香 (龙涎香). Còn gọi là long duyên, long phúc hương, long tiết, Ambre gris. Tên khoa học Ambra griseca. Long duyên hương có nghĩa là nước dãi của con rồng (long là rồng, duyên hay diên là nước dãi, hương là có mùi thơm). Sự thực thì không phải là dãi con rồng mà chỉ là một chất đặc, sản phẩm tiêu hóa ở trong ruột của một loại cá ông (cá voi) Physeter macrocephalus L (P. catodon L.) thuộc họ Cá voi (Physeteridae).hất này do cá bài tiết ra nổi trên mặt biển, trôi dạt vào bờ biển, người ta nhặt về dùng làm thuốc và chế nước hoa hoặc hương liệu.
Long não - 樟木. Còn gọi là chương não, rã hương, may khao khinh (Lào). Tên khoa học Cinnamomum camphora L. Nees. et Eberm. (Laurus camphora L.). Thuộc họ Long não (Lauraceae). Long não (Camphora) là tinh thể không màu mùi thơm đặc biệt cất từ lá, gỗ hoặc rễ cây long não. Có khi đóng thành bánh.
Long nha thảo - 龍芽草. Còn có tên tiên hạc thảo. Tên khoa học Agrimonia nepalensis D. Don (Agrimonia eupatoria auct. non L.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Ta dùng toàn cây phơi hay sấy khô (Herba Agrinmoniae) của cây long nha thảo.
Long nhãn - 龍眼 (龙眼). Còn có tên là lệ chi nô, á lệ chi. Tên khoa học Euphoria longana Lamk [Euphoria longan (Lour.) Steud., Nephelium longana Lamk.]. Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Long nhãn nhục (Arillus Longanae) là áo hạt phơi hay sấy khô nửa chừng của quả nhãn. Tên lệ chi nô vì mùa nhãn đến ngay sau khi mùa vải đã hết như người hầu cận theo chủ nhân (lệ chi là quả vải, nô là người hầu cận). Tên long nhãn vì giống mắt con rồng (long là rồng, nhãn là mắt).
Lu lu đực - 龍葵 (龙葵). Còn gọi là thù lù đực, gia cầu, nút áo, hiên già nhi miêu, morelle noire, raisin de oup, herbe au magicien. Tên khoa học Solanum nigrum L.. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Lục lạc ba lá tròn - 豬屎豆 (猪屎豆). Còn gọi là muống tía, dã hoàng đậu, chư thi đậu. Tên khoa học Crotalaria mucronata Desv. Thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae).
Lục phàn - 綠礬 (绿矾). Còn gọi là tạo phàn, thủy lục phàn, phèn đen. Tên khoa học Melanterium. Lục phàn là một khoáng sản thiên nhiên có chứa sắt sunfat (FeSO4); người ta có thể tự chế lấy theo phương pháp hóa học thông thường.
Lưỡi rắn - 水線草. Còn gọi là vương thái tô, cóc mẳn, đơn thảo, đơn đòng, tán phòng hoa nhĩ thảo. Tên khoa học Oldenlandia corymbosa L. (O. biflora Lamk, Hedyotis burmaniana R. Br). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Lười ươi - 胖大海. Còn gọi là đười ươi, bàng đại hải, đại hải tử, sam rang, sam rang si phlè, som vang, som rong sva (Cămpuchia), crap chi ling leak, mak chong (Pakse-Lào), đại hải, an nam tử, đại đồng quả, đại phát (Trung Quốc), tam bayang, noix de Malva, graine gonflante (Pháp). Tên khoa học Sterculia lychnophora Hance. Thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).
Mã đề - 車前. Còn gọi là mã đề thảo, xa tiền, nhả én, dứt (Thái), su ma (Thổ). Tên khoa học Plantago asiatica L. (Plantago major L. var. asiatica Decaisne). Thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae). Cây mã đề cho các vị thuốc có tên sau đây: 1. Xa tiền tử: Semen plantaginis - là hạt phơi hay sấy khô. 2. Mã đề thảo: Herba plantaginis - là toàn cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. 3. Lá mã đề: Folium plantaginix - là lá tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Ma hoàng - 麻黃. Còn gọi là thảo ma hoàng, xuyên ma hoàng sơn ma hoàng, mộc tặc ma hoàng, mộc ma hoàng, trung ma hoàng. Tên khoa học Ephedra sinica Stapf., Ephedra equisetina Bunge, Ephedra intermedia Schrenk et Mey. Thuộc họ Ma hoàng (Ephedraceae). Ma hoàng (Herba Ephedrae) là ngọn hay phần trên mặt đất của nhiều loài ma hoàng phơi hay sấy khô. Tên ma hoàng vì vị thuốc có vị ma (cay cay tê tê, không rõ rệt) màu vàng. Tên Ephedra do chữ Epi có nghĩa là trên, hedra có nghĩa là đất, ý nói là cây thuốc mọc trên đá; chữ sinica có nghĩa là cây nguồn gốc ở Trung Quốc; equisetina là một tặc ý nói có loài ma hoàng giống cây mộc tặc (cỏ tháp bút).
Mã thầy - 荸薺 (荸荠). Còn gọi là củ năn, bột tề. Tên khoa học Heleocharis plantaginea R. Br. Thuộc họ Cói (Cyperaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]