Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

HY THIÊM - 豨簽 (豨莶)

Còn gọi là cỏ đĩ, cứt lợn, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa.

Tên khoa học Siegesbeckia orientalis L. (S. glutinosa Wall., Minyranthes heterophylla Turcz.).

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

HY THIÊM, 豨簽, 豨莶, cỏ đĩ, cứt lợn, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa, Siegesbeckia orientalis L., S. glutinosa Wall., Minyranthes heterophylla Turcz., họ Cúc, Asteraceae, Compositae

Hy thiêm - Siegesbeckia orientalis

Cây này đầu tiên thấy dùng ở nước Sở (một nước cổ ở miền nam Trung Quốc); dân nước này gọi lợn là hy, gọi cỏ đắng cay có độc là thiêm, vì khí vị cây này như mùi lợn, do đó có tên.

Chữ cứt lợn là dịch nghĩa Việt của tên cây, nhưng chỉ cần chú ý tên cứt lợn còn dùng chỉ một cây khác thuộc họ Cúc (xem vị này ở mục các thuốc chữa bệnh phụ nữ: http://dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/cay-hoa-cut-lon) để tránh nhầm lẫn trong khi sử dụng.

Tên cỏ đĩ vì hoa cây này có chất dính, khi người ta đi qua, nó dính theo người ta.

Hy thiêm thảo (Herba Siegesbeckiae) là toàn cây hy thiêm phơi hay sấy khô.

A. MÔ TẢ CÂY

Cỏ sống hàng năm, cao chừng 30-40cm, đến 1m, có nhiều cành, có lông tuyến.

Lá mọc đối cuống ngắn, hình 3 cạnh hay thuôn hình quả trám, đầu lá nhọn, phía cuống cũng thót lại, mép có răng cưa, mặt dưới hơi có lông, dài 4-10cm, rộng 3-6cm.

Cụm hoa hình đầu, màu vàng, cuống có lông tuyến dính.

Có 2 loại lá bắc không đều nhau: Lá bắc ngoài hình thìa dài 9-10mm, mọc tỏa ra thành hình sao, có lông dính, các lá bắc trong dài 5mm, họp thành một tổng bao tất cả đều mang lông tuyến dính. Quả bế đen hình trứng, 4-5 cạnh dài 3mm, rộng 1mm.

Mùa hoa: Tháng 4-5 đến tháng 8-9; mùa quả: Các tháng 6-10.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây này mọc hoang ở khắp các tỉnh trong nước ta. Có mọc và được dùng cả ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Úc, Philipin và nhiều nước khác. Tác dụng chữa bệnh nhanh chóng nên có nước gọi nó là "cây chữa bệnh nhanh", "cỏ của trời".

Vào các tháng 4-5 hay tùy từng địa phương, hái vào lúc cây chưa ra hoa, đem về phơi khô trong mát hay ngoài nắng, bó thành từng bó nhỏ.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo Wehmer (1931. Die Pflanzenstoffe Bd II: 1224) trong hy thiêm có một chất đắng, không phải là ancaloit hay glucozit,mà là darutin.

Sự nghiên cứu cấu tạo hóa học chưa kỹ lắm, người ta cho đó là một dẫn xuất của axit salixylic.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo tài liệu cổ: Hy thiêm vị đắng, tính hàn, hơi có độc, vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau, phong thấp. Những người tê đau mà do âm huyết không đủ không dùng được.

Hiện nay vị thuốc mới được dùng trong phạm vi nhân dân, làm thuốc chữa đau nhức, tê thấp, nhức xương, yếu chân, bán thân bất toại, gân cốt nhức lạnh, lưng gối tê dại.

Còn dùng giã đắp tại chỗ chữa nhọt độc, ong đốt, rắn cắn.

Ngày dùng 6-12g dưới hình thức thuốc sắc, thuốc viên hay thuốc cao mềm. Có thể tăng tới liều 16g một ngày.

Đơn thuốc có hy thiêm:

   - Viên hy thiêm chữa bán thân bất toại: Lá và cành non hy thiêm hái trước khi ra hoa (không kể nhiều ít) sao vàng tán bột. Thêm mật vào viên thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 3-6g viên này, nếu uống được rượu thì nên dùng rượu để chiêu thuốc. Uống vào sau bữa ăn, chữa bán thân bất toại, miệng mắt méo do cảm gió, mất tiếng (đơn thuốc kinh nghiệm cổ truyền).

   - Chữa phát bối, mọc mụn đầu đinh ở sau lưng: Hy thiêm thảo, ngũ trảo long, tiểu kế, đại toán, các vị bằng nhau, mỗi thứ 4g. Giã nát, dội chén rượu nóng vào, vắt lấy nước uống (đơn thuốc ghi trong Càn khôn sinh ý).

Chú ý:

   Trong Bản thảo cương mục có ghi dùng cây này phải nấu và phơi chín lần mới tốt, dùng tươi có thể gây nôn mửa.

   Đừng nhầm cây này với cây cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) nhân dân ta vẫn dùng nấu với bồ kết để gội đầu và vò uống lá tươi chữa bệnh đẻ xong máu chảy không ngừng hay bệnh rong kinh (xem vị này: http://dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/cay-hoa-cut-lon).

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Độc hoạt
29/01/2025 12:52 SA

- 獨活 (独活). Trên thị trường, tên độc hoạt dùng để chỉ thân rễ và rễ của nhiều cây khác nhau. Sau đây là một số vị chính: (1) Xuyên độc hoạt: Radix Angelicae tuhuo là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên độc hoạt (Angelica laxiflora Diels) ở vùng Hồ B...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Châu thụ - 芳香白珠. Còn gọi là lão quan thảo (Sìn hồ, Lai Châu). Tên khoa học Gaultheria fragrantissima Wall. (Gaultheria fragrans Don). Thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae).
Chè vằng - 茉莉. Còn gọi là chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ. Tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume. Thuộc họ Nhài (Oleaceae). Nhiều người gọi nhầm cây chè vằng là cây lá ngón, nhưng một cây có hoa vàng (lá ngón thật), một cây kia hoa trắng, ngoài ra còn một số điểm khác cần chú ý để tránh nhầm lẫn.
Chỉ thiên - 地膽草 (地胆草). Còn gọi là cỏ lưỡi mèo, địa đảm đầu, địa đảm thảo, bồ công anh, khổ địa đảm. Tên khoa học Elephantopus scaber L. (Scabiosa cochinchinensis Lour., Astercocephalus cochinchinensis Spreng.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tên thông thường của cây này là chỉ thiên, tuy nhiên, tại một số vùng Nam Bộ, và Trung Bộ người ta gọi là cây lưỡi mèo. Một số người ở miền Nam dùng với tên bồ công anh. Tại một số tỉnh miền Nam Trung Quốc (Quảng Tây), người ta cũng dùng cây này với tên bồ công anh (xem vị này), cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Chỉ thực - 枳實 (枳实). Còn gọi là chỉ xác, xuyên chỉ thực, xuyên chỉ xác. Tên khoa học Citrus sp. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturii) và Chỉ xác (Fructus Citri aurantii) đều là quả phơi khô của chừng hơn 10 cây chi Citrus và Poncirus thuộc họ Cam quít (Rutaceae) nhưng thu hái ở thời kỳ khác nhau. Chỉ thực là quả hái vào lúc còn non nhỏ, có khi do bị gió mạnh tự rụng dưới gốc cây (theo chữ Trung Quốc chỉ là tên cây, thực là quả). Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín. Thường bổ đôi để phơi cho chóng khô. Chỉ xác thường to hơn chỉ thực và thường bổ đôi. Chỉ vẫn là tên cây, xác là còn vỏ và xơ vì quả bổ đôi phơi khô ruột quả bị quắt lại.
Chìa vôi - 白粉藤. Còn gọi là bạch liễm, đau xương, bạch phấn đằng. Tên khoa học Cissus modeccoides Planch. [Cissus vitiginea Lour. (non L.) C. triloba merr., Callicarpa triloba Lour.]. Thuộc họ Nho (Ampelidaceae).
Chó đẻ răng cưa - 葉下珠 (叶下珠). Còn gọi là diệp hạ châu, diệp hòe thái, lão nha châu, prak phle (Cămpuchia). Tên khoa học Phyllanthus urinaria L. (Phyllanthus cantoniensis Hornem.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Chua me đất hoa vàng - 酢浆草. Còn gọi là tạc tương thảo, toàn tương thảo, toàn vị thảo, toan vị vị, chua me bá chìa, tam diệp toan. Tên khoa học Oxalis corniculata L. (Oxalis repens Thunb, Oxalis javanica Blume). Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae).
Chút chít - 酸模, 刺酸模. Còn gọi là trút trít, lưỡi bò, ngưu thiệt, dương đề. Tên khoa học Rumex wallichii Meisn. Rume sinensis (Rumex maritimus Hook). Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Dương là dê, đề là gót, vì rễ cây giống chân dê do đó có tên. Lưỡi bò hay ngưu thiệt (cũng có nghĩa là lưỡi bò hay lưỡi trâu) vì lá cây giống lưỡi bò. Trẻ con thường cọ 2 lá vào nhau, làm phát ra tiếng kêu "chút chít" do đó thành tên.
Cỏ bợ - 蘋, 田字草. Còn gọi là tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, phá đồng tiền, dạ hợp thảo, phak vèn (Lào - Vientian). Tên khoa học Marsilea quadrifolia L. (Lemna quadrifolia Desr. Pteris quadrifoliata L.). Thuộc họ Tần (Marsileaceae), bộ Dương xỉ (Hydropterides).
Cỏ chỉ - 鐵線草 (铁线草). Còn gọi là cỏ gà, cỏ ống. Tên khoa học Cynodon dactylon Pers. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Cỏ chỉ - cỏ ống (Rhizoma cynodoni) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cỏ ống hay cây cỏ chỉ.
Cỏ đuôi lươn - 田葱. Còn có tên là bồn bồn, điền thông. Tên khoa học Philydrum lanuginosum Banks (Garciana cochinchinensis Lour). Thuộc họ Cỏ đuôi lươn (Philydraceae). Tên là cỏ đuôi lươn vì ngọn và cụm hoa giống đuôi con lươn. Tên điền thông được ghi trong Lĩnh nam thái dược lục (sách cổ).
Cổ giải Tên khoa học Milletia sp. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cỏ may - 竹節草 (竹节草). Còn gọi là bông cỏ, thảo tử hoa, trúc tiết thảo. Tên khoa học Chysopogon aciculatus (Retz.) Trin. (Andropogon aciculatus Retz. Rhaphis trivialis Lour.). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Cỏ nhọ nồi - 墨旱蓮 (墨旱莲). Còn có tên là cây cỏ mực, hạn liên thảo. Tên khoa học Eclipta alba Hassk. (Eclipta erecta Lamk.). Thuộc họ Cúc Ssteraceae (Composittae). Ta dùng toàn cây nhọ nồi (Herba Ecliptae) tươi hoặc khô.
Cỏ sữa nhỏ lá - 千根草 (小飛揚草). Tên khoa học Euphorbia thymifolia Burm (E. prostrata Grah). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Ta dùng toàn cây phơi khô của cây cỏ sữa nhỏ lá.
Cỏ thiên thảo - 防風草 (防风草). Còn gọi là cây cứt lợn, kiếm, san nga (luang Prabang). Tên khoa học Anisomeles ovata R. Br. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Cỏ tranh - 白茅根. Còn gọi là bạch mao. Tên khoa học Imperata cylindrica Beauv. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Rễ cỏ tranh hay bạch mao căn (Rhizoma Imperatae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh.
Cói - 茳芏. Còn gọi là lác. Tên khoa học Cyperus malaccensis Lamk. Thuộc họ Cói (Cyperaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]