Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

HOÀNG LIÊN Ô RÔ - 闊葉十大功勞 (阔叶十大功劳)

Còn gọi là thập đại công lao (Trung Quốc).

Tên khoa học Mahonia bealii Carr.

Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).

hoàng liên ô rô, 闊葉十大功勞, 阔叶十大功劳, thập đại công lao, Mahonia bealii Carr, họ Hoàng liên gai, Berberidaceae

Hoàng liên ô rô - Mahonia bealii

A. MÔ TẢ CÂY

Cây nhỏ cao 3-4m, cành không có gai. Lá kép dìa lẻ, dài 30cm có 2 gai nhỏ ở phía cuống lá, 5-7 lá chét hình trứng. Hoàng liên ô rô (hình vẽ minh họa trên) đầu nhọn sắc, phía cuống tròn, dài 6-10cm, rộng 20-45mm, mỗi bên 3-8 răng sắc ngắn dài 3-6mm. Cụm hoa tận cùng mọc thành bông, phân cành ở phía dưới, nhiều hoa. Lá bắc hai lần ngắn hơn cuống hoa phụ. Hoa màu vàng nhạt. Lá đài 9 xếp thành 3 lớp, mỗi lớp 3. Cánh tràng 6. Nhị 6. Bầu hình nón, phình ở giữa. Quả mọng màu xanh hình cầu.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Năm 1967, cây này mới được đoàn điều tra dược liệu của tỉnh Lào Cai, do Trường đại học Dược khoa giúp về chuyên môn phát hiện lần đầu tiên ở vùng núi cao huyện Bát Xát. Nhân dân ở đây vẫn dùng như vị hoàng liên hay hoàng bá. Tên hoàng liên ô rô chúng tôi đặt cho vì lá giống cây ô rô, tác dụng như hoàng liên. Thường hái thân về, thái thành từng đoạn ngắn phơi khô, hoặc sắc uống hay tán bột uống. Không có chế biến gì khác.

Theo tài liệu cũ, chỉ nói thấy phát hiện ở miền Nam, vùng cao nguyên Langbiang (Lâm Đồng), và được xác định tên khoa học là Mahonia annamica Gagne. cùng họ.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong thân cây hoàng liên ô rô có từ 0,35-2,5% becberin.

Trong một loài hoàng liên ô rô Mahonia fortunei (Fort.) Carr. có khoảng 0,3% ancaloit, trong đó chủ yếu là becberin, panmatin, jatrorrhizin, magnoflorin, oxyacanthin, và becbamin (Dược học tạp chí, 1952, 72, 773).

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Hoàng liên ô rô được nhân dân dùng chữa lỵ, ăn uống không tiêu, vàng da, đau mắt. Dùng ngoài chữa mẩn ngứa mụn nhọt. Mỗi ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Chú thích: Cây này tại địa phương thường không có tên, hoặc được nhân dân gọi là cây hoàng liên, thổ hoàng liên hay thổ hoàng bá, .v.v. Để tránh nhầm lẫn và vì lá của cây này giống lá ô rô lại có công dụng gần như vị hoàng liên cho nên từ năm 1967, chúng tôi mới đặt tên cây này là hoàng liên ô rô. Tại Trung Quốc cây này có tên thập đại công lao.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây thuốc phiện
01/04/2025 09:00 CH

- 罂粟. Còn có tên là a phù dung, anh tử túc, a phiến, túc xác, anh túc xác. Tên khoa học Papaver somniferum L. Thuộc họ Thuốc phiện (Papaveraceae). Thuốc độc loại gây nghiện. Dùng cho trẻ con phải cẩn thận theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Anh túc xác (Fructus Pa...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây lá men - 小魚仙草 (小鱼仙草). Còn gọi là kinh giới núi, cây men. Tên khoa học Mosla dianthera Maxim. Thuộc họ Hoa Môi Lamiaceae (Labiatae).
Cây lá ngón - 斷腸草 (断肠草). Còn gọi là co ngón (Lạng Sơn), thuốc dút ruột - hồ mạn trường - đại trà đằng, hồ mạn đằng, hoàng đằng, câu vẫn, đoạn trường thảo. Tên khoa học Gelsemium elegans Benth, (Medicia elegans Gardn, Leptopteris sumatrana Blume). Thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Cây lá ngón được coi lá loại cây độc nhất trong nước ta. Người ta cho rằng chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người. Tên cây ngón còn dùng để chỉ một cây khác nữa có tên khoa học là Pterocaryatonkinensis Dode thuộc họ Hồ đào (Juglandaceae) sẽ giới thiệu ở sau. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Cây lá tiết dê - 錫生藤 (锡生藤). Còn gọi là cây mối tròn, cây mối nám. Tên khoa học Cissampelos pareira L. (Cissampelos convolvulacea Willd.). Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Cây lai - 石栗. Còn gọi là thạch lật (Trung Quốc), ly (Thái) sekiritsu (Nhật), bancoulier à trois lobes. Tên khoa học Aleurites moluccana Willd. (Aleurites triloba Forst.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây lim - 格木. Còn gọi là xích diệp mộc, cách mộc. Tên khoa học Erythrophloeum fordii Oliv. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Cây mã tiên thảo - 馬鞭草 (马鞭草). Còn có tên là cỏ roi ngựa. Tên khoa học Verbena officinalis L.. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Người ta dùng toàn cây mã tiên thảo (Herba Verbenae) tươi hay phơi hoặc sấy khô. Tên mã tiên do chữ "mã" = ngựa, "tiên" = roi, vì cỏ dài, thẳng, có đốt như roi ngựa, do đó mà đặt tên như vậy. Châu Âu (Pháp) dùng với tên Verveine.
Cây mắm - 海欖雌 (海榄雌). Còn gọi là mắm đen, mắm trắng. paletuvier, manglier (Pháp). Tên khoa học Aviccennia marina Vierh var. alba Bakhuiz (mắm trắng), Avicennia marina Vierh var. rumphiana Bakhuiz. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbernaceae).
Cây mào gà đỏ - 雞冠花 (鸡冠花). Còn có tên bông mồng gà đỏ, kê quan hoa, kê đầu, kê quan. Tên khoa học Celosia cristata L. (Celosia argentea var. cristata (L.) O. Kuntze. Thuộc họ Dền (Amaranthaceae).
Cây mào gà trắng - 青葙. Còn có tên bông mồng gà trắng, đuôi lươn, dã kê quan, thanh tương tử. Tên khoa học Celosia argentea L. (C.linearis Sw.). Thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Ta dùng vị thanh tương tử (Semen Celosiae) là hạt chín phơi hay sấy khô của cây mào gà trắng.
Cây me rừng - 餘甘子 (余甘子). Còn gọi là du cam tử, ngưu cam tử, dư cam tử. Tên khoa học Phyllantus emblica Linn. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây mỏ quạ - 穿破石. Còn gọi là hoàng lồ, vàng lồ, xuyên phá thạch. Tên khoa học Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Cây mướp sát - 海杧果. Còn gọi là sơn dương tử, hải qua tử, da krapur (Campuchia). Tên khoa học Cerbera odollam Gaertn, (Cerbera manghas L., Tanghinia odollam G. Don). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).
Cây nghể - 水蓼. Còn có tên là thủy liễu, rau nghể. Tên khoa học Polygonum hydropiper L. Persicaria hydropiper (L.) Spoch. Thuộc họ Rau răm (Polydonaceae). Nghể (Herba Polygoni hydropiperis) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây nghể (Polygonum hydropiper L.).
Cây ngọt nghẹo - 嘉蘭 (嘉兰). Còn gọi là roi, cỏ củ nhú nhoái, vinh quang rực rỡ, phan ma ha (Lào), var sleng đông đang (Cămpuchia)... Tên khoa học Gloriosa superba L. (G.simplex Don.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Cây ngọt nghẹo là một nguồn conchixin ở nước ta và những nước nhiệt đới khác, đồng thời là một cây làm cảnh vì hoa rất đẹp.
Cây ngưu tất - 牛膝. Còn có tên là cây cỏ xước, hoài ngưu tất. Tên khoa học Achyranthes bidentata Blume. Thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Ta dùng rễ phơi hay sấy khô - Radix Achyranthis bidentatac - của cây ngưu tất. Sách cổ nói: Vị thuốc giống đầu gối con trâu lên gọi là ngưu tất ("ngưu" là trâu, "tất" là đầu gối).
Cây nhàu - 海濱木巴戟 (海滨木巴戟). Còn có tên cây ngao, nhầu núi, giầu. Tên khoa học Morinda citrifolia L. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây nhót tây - 枇杷葉 (枇杷叶). Còn có tên là phì phà (Cao Bằng), nhót Nhật Bản, tỳ bà diệp. Tên khoa học Eriobotrya japonica Lindl. Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae) là lá khô của cây nhót tây hay tỳ bà.
Cây ổi - 番石榴. Còn gọi là ủi, phan thạch lựu, gouavier. Tên khoa học Psidium guyjava L. (P. pomiferum Linn. Psidium Pyriferum L.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]