Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

HỒ ĐÀO - 胡桃

Còn gọi là hạnh đào, hoàng đào, óc chó, cát tuế tử, phan la tư.

Tên khoa học Juglans regia L.

Thuộc họ Hồ đào (Juglandaceae).

HỒ ĐÀO, 胡桃, hạnh đào, hoàng đào, óc chó, cát tuế tử, phan la tư, Juglans regia L., họ Hồ đào, Juglandaceae

Hồ đào - Juglans regia

Cây hồ đào cho ta những vị thuốc sau đây:

1. Hồ đào nhân (Semen Juglandis) là nhân phơi hay sấy khô của quả hồ đào chín.

2. Lá hồ đào hay hồ đào diệp (Folium Juglandis) là lá cây hồ đào phơi khô.

3. Thanh long y (Pericarpium Juglandis) còn có tên hồ đào xác là vỏ quả hồ đào (phần thịt), phơi hay sấy khô.

4. Phân tâm mộc (Diaphragma Juglandis Fuctus) là mang ngăn cách trong nhân của hạt hồ đào hơi hay sấy khô.

Tên hồ đào vì cây vốn gốc ở rợ Khương Hồ (tên cổ của Ấn Độ một nước vùng Tây Nam châu Á).

Chương Khiên nhà Hán Trung Quốc đi sứ sang Tây Vực đem về trồng gọi là hồ đào; đào vốn ở rợ Hồ (Ấn Độ).

A. MÔ TẢ CÂY

Cây óc chó hay hồ đào là một cây to, cao tới 20m, sống lâu năm.

Lá kép lông chim, không có lá kèm; thường 7-9 lá chét; mép nguyên không cuống hình trứng thuôn; khi vò có một mùi hăng đặc biệt.

Hoa đơn tính, cùng gốc, kèm theo lá bắc sớm rụng. Hoa đực mọc tụ thành hình đuôi sóc rủ xuống, mỗi hoa ở một kẽ lá bắc, kèm theo có 2 lá bắc con. Nhị 30-40, có chỉ nhị ngắn, đỉnh có bao phấn 2 ngăn, quay vào trong. Hoa cái mọc đơn độc, thưa, bao hoa gồm 4-6 vẩy, bầu hạ, vòi nhụy ngắn. Bầu 1 ngăn, có 1 tiểu noãn mọc thẳng. Có 4 vách giả chia bầu thành 4 ngăn giả.

Quả hạch, có vỏ mẫm, đường kính chừng 3-4cm. Nhân nguyên ở phía trên, chia thành 4 thùy ở phía dưới, nhiều rãnh nhăn nheo, trông như óc, do đó có tên quả óc chó.

Mùa hoa: Mùa hạ; quả chín vào các tháng 9-10.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây hồ đào hình như là một loài mới được di thực vào nước ta, thường chỉ thấy trồng ở một số tỉnh biên giới như Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Tuy nhiên số cây chưa nhiều, chỉ mới thấy chừng 1-2 nghìn cây.

Mọc hoang ở những nước vùng đông nam châu Âu tới tận Nhật Bản. Hiện được trồng ở những nước ôn đới châu Âu, tại Trung Quốc (nhiều nhất tại các tỉnh  miền Bắc). Cây hồ đào sống lâu năm, thường từ 15 năm trở lên, cây hồ đào mới cho hiệu suất cao nhất.

Muốn hái lá, thường hái suốt mùa hạ, tốt nhất vào các tháng 6-7. Chọn những lá xanh, tổt; thường chỉ hái lá chét, hoặc hái toàn lá sau đó lọc lấy lá chét, phơi thành lớp mỏng cho đến khô để khỏi phải đảo luôn. Không dùng những lá rụng, hoặc lá hái vào mùa thu. Thường người ta hay dùng lá tươi làm thuốc vì hoạt chất còn nguyên vẹn, giã ép lấy nước. Lá phơi khô bảo quản cẩn thận có màu lục, mùi thơm, vị đắng, chát.

Nếu dùng nhân thì đợi các tháng 9-10 khi quả chín hái về, bóc lấy vỏ ngoài, phơi khô, gọi là thanh long y.

Hạch gồm nhân và vỏ cứng phơi khô gọi là hồ đào. Lấy quả hạch, đập lấy nhân phơi khô gọi là hồ đào nhân và phần vách gọi là phân tâm mộc.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hồ đào nhân chứa chừng 40-50% chất béo. Muốn ép dầu hồ đào, cần phơi hạt cho khô và chờ ít nhất 3-4 tháng, vì nếu ép tươi dầu sẽ đục, khó lọc trong.

Thành phần của dầu gồm 7% axit béo đặc (axit myristic và axi lauric), các axit béo lỏng gồm có 80% axit linolic, 13% axit linolenic và isolinolenic, 7% axit oleic. Nhưng một số tác giả khác lại cho rằng trong dầu hồ đào có 78-83% axit linolic, 14-15% axit oleic, và 4% linolenic. Dầu hồ đào có tỷ trọng 0,924-0,925 ở nhiệt độ 15-18º thì đặc lại.

Ngoài chất béo ra, trong nhân dân hồ đào còn có 15,5% protein, 10,4% hydrat cacbon, 1,5% tro (magiê, mangan, canxi photphát, sắt, vitamin A, B2, C và E).

Thanh long y được bán trên thị trường châu Âu với tên brou de noix. Trong thanh long y có axit xitric, axit malic, juglin, hydrojuglon, axit ellagic, emunsin, peroxydaza và tro.

Lá hồ đào chứa một ít tinh dầu, chừng 5% chất đường inozitol, một tanin pyrogalic, axit galic và axit elagic. Trong lá hồ đào còn có chất juglon và hydrojuglon, một chất hắc và đắng là juglandin, một tinh dầu, chất nhựa và pectin.

IMG

Juglon là hydroxy-5 naphtoquinon-1,4 hydrojuglon là chất do khử oxy của juglon mà có.

Hydrojuglon ở dưới 2 dạng tôtôme: α-hydrojuglon (triphenolic) và β-hydrojuglon (dixetonic và monophenolic). Tỷ lệ juglon giảm ở các lá già. Do đó cần hái trước khi lá già, Juglon cho với đồng axetat những tinh thể  hình kim dài màu đỏ nâu.

Khi đun nóng các vi phẫu lá hồ đào, chất juglon thăng hoa cho tinh thể màu vàng tươi dài 300µ. Nước brôm cũng cho những tinh thể cùng kích thước.

Chất juglon gần như không ta trong nước; 2 chất hydro jnglon cũng chỉ tan một phần trong nước; chỉ riêng chất β-hydroxy juglon tan trong clorofóc, còn chất α-hydroxyjuglon chỉ chủ yếu tan trong cồn.

Chất α-hydroxyjuglon ra khí trời sẽ oxy hóa để cho juglon. Trong cùng một điều kiện,chất β-hydrojuglon không bị oxy hóa. Muốn cho hydrojuglon có thể chuyển thành juglon, cần đồng phân hóa nó thành dạng α bằng cách đun sôi trong cồn clohydric.

Người ta có thể chế được juglon dưới dạng tinh thể màu da cam. Nó tan trong  dung dịch kiềm để cho một dung dịch màu tím.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Hồ đào được dùng trong cả đông y và tây y.

Tây y cho rằng tác dụng của hồ đào là do chất tanin; chất juglon có tính chất sát trùng là do có chức phenol, chất juglon còn có tác dụng hóa sừng các tổ chức, được dùng chữa những bệnh ngoài da.

Theo tài liệu cổ: Hồ đào nhân có vị ngọt, tính ôn, không độc; vào 2 kinh Phế và Thận. Có tác dụng bổ gan, thận, bền lưng, gối, cố thận, sáp tinh, liễm phế, chữa ho, trừ đờm, làm thuốc bổ, tu dưỡng, ăn vào béo người, nhuận da, đen tóc, lợi tiểu tiện, chữa 5 chứng trĩ.

Nhưng có tác giả thời cổ (Hoàng Cung Tú, đời nhà Thanh Trung Quốc) cho rằng ăn nhiều nhân hồ đào thì có thể rụng lông mi, lông mày, người nào phế có nhiệt đờm và hỏa ở mệnh môn  thì chớ dùng. Phàm không phải chứng hư hàn cấm dùng.

Tây y dùng lá hồ đào làm thuốc làm se da, sát trùng, bổ và lọc máu. Người ta pha thành thuốc pha như pha trà: 20g trong 1 lít nước để uống trong hay sắc 50% để súc miệng, thụt âm đạo, chữa khí hư. Nếu không có lá có thể dùng vỏ quả (thanh long y). Có tác giả (Reynaud, 1932) đã cho rằng thuốc pha lá hồ đào có tác dụng hạ glucoza huyết. Bò ăn lá hồ đào sẽ mất sữa.

Chất juglon được dùng chữa bệnh ngoài da như chốc lở, bệnh vẩy nến, eczêma, ngứa. Dùng dưới hình thức pha 0,50g juglon trong 100ml clorofóc trộn với vazơlin.

Hạt hồ đào thường dùng ép dầu ăn, khô dầu dùng cho trâu bò hay lợn ăn; nhưng nếu khô dầu để lâu thường bị khét, thịt bò lợn ăn phải sẽ có mùi khó chịu do đó khô dầu để lâu chỉ dùng để bón ruộng thôi.

Gỗ cây hồ đào hay được người chây Âu dùng làm báng súng và trong nghề mộc vì gỗ chắc, thớ mịn.

Đông y coi hồ đào bổ khí, nuôi huyết, nhuận táo, hóa đờm, ôn phế, nhuận tràng, lợi tam tiểu, ích mệnh môn, chữa hư hàn, ho suyễn (Lý Thời Trân). Thường chỉ hay dùng nhân với liều dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên.

Đơn thuốc trong nhân dân có vị hồ đào:

   - Thanh nga hoàn, làm thuốc bổ, chữa đau lưng, mỏi gối (Hòa hán cục phương): Hồ đào nhân 30g nhân, bổ cốt chi 100g, đỗ trọng 100g. Tất cả giã nhỏ chế thành viên, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.

   - Đơn thuốc chữa người già yếu, ho, thở, ngủ không được: Hồ đào bỏ vỏ, hạnh nhân vỏ vỏ và đầu nhọn, sinh khương mỗi vị 40g, giã nát, dùng mật viên to bằng hạt ngô. Buổi tối trước khi ngủ ngậm 1-2 viên, dùng nước gừng mà ngậm chung.

   - Chữa trẻ con chốc đầu: Hồ đào (cả vỏ) thiêu tồn tính để nguội thêm nửa phần kinh phấn, trộn đều, tán nhỏ, hòa với dầu thầu dầu bôi lên chỗ chốc đầu đã rửa sạch bằng nước trầu không hay nước bạch đồng nữ.

   - Chữa khí hư: Lá hồ đào tươi, sao vàng, sắc với nước, mỗi lít nước cho 50g lá tươi. Dùng thụt vào âm hộ.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Hải sâm
02/07/2025 08:45 CH

- 海参. Còn gọi là đỉa biển - đỉa bề, sea-slug (Anh). Tên khoa học Stichopus selenka.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Ốc sên - 蝸牛. Tên khoa học Achatina fulica.
Ong đen - 熊蜂. Còn gọi là ong mướp, ô phong, hùng phong, tượng phong, trúc phong. Tên khoa học Xylocoba dissimilis (Lep). Thuộc họ ong (Apidae). Trúc là cây tre, cây nứa, phong là con ong, vì con ong này sống trong đốt tre, cây nứa cho nên có tên. Còn gọi ong mướp vì thường thấy nó đến hút mật ở hoa mướp. Hùng là gấu, tượng là voi đều là những con vật to vì ong này so với ong mật thì to hơn như con gấu con voi đối với nhưng con vật khác.
Ớt - 辣椒. Còn gọi là ớt tàu ớt chỉ thiên, ớt chỉ địa, lạt tiêu. Tên khoa học Capsicum annuum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Ớt (Fructus Capsici) là quả chín phơi khô của cây ớt Capsicum annuum L. và những cây ớt khác. Ta còn dùng cả là tươi (Folium Capsici). Tên khoa học do chữ Capsa là túi, ý nói quả ớt giống cái túi, annnuum có nghĩa là mọc hàng năm.
Phá cố chỉ - 破故紙 (破故纸). Còn gọi là phá cốt tử, hoặc cố tử, bổ cốt chi, hạt đậu miêu. Tên khoa học Psoralea coryliforlia L. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionsceae). Phá cố chỉ (Semen Psoraleae) hay bổ cốt chi là hạt phơi khô của cây phá cố chỉ hay cây đậu miêu. Cốt là xương, chỉ là mỡ vì nhân dân coi vị thuốc có tính bổ xương tủy.
Phân người - 人中黄. Còn gọi là cứt người, nhân phẩn, hoàng long thang, hoàn nguyên thủy, phấn thanh, nhân trung hoàng. Tên khoa học Excrementum Hominis. Chú thích về tên hoàng là màu vàng, long là con rồng, thanh là thuốc sắc, vì phân người giống hình con rồng, màu vàng nên gọi như vậy cho thanh nhã; nhân là người, trung là trong, hoàng là màu vàng. Gọi phân người là chất màu vàng trong con người cũng là để cho thanh nhã. Hoàn là trở về, nguyên là nguồn gốc, ý nói từ phân bón cho cây lúa người ta ăn vào lại thải ra xem như trở về nguồn gốc.
Phan tả diệp - 番瀉葉 (番写叶). Còn gọi là hiệp diệp phan tả diệp, tiêm diệp, phan tả diệp, séné. Tên khoa học Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Delile. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Phan tả diệp (Folium sennae) là lá phơi hay sấy khô của cây phan tả diệp lá hẹp Cassia angustifolia Vahl hay cây phan tả diệp lá nhọm Cassia acutifolia Delile, đều thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Phan tả diệp là một vị thuốc thường dùng trong cả đông y và tây y, và là một vị thuốc phải nhập. Tả diệp = lá gây đi ỉa lỏng, mọc ở nước Phiên (một nước, ở biên giới Trung Quốc xưa kia) đọc chệch là Phan.
Phật thủ - 佛手. Còn gọi là phật thủ phiến, phật thủ cam. Tên khoa học Citrus medica L.var. sarcodactylus Sw. (Citrus medica L. var. digitata Riss.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ta dùng quả phơi khô (Fructus Citri sarcodactyli) của cây phật thủ.
Phèn chua - 明礬 (明矾). Còn gọi là minh phàn, khô phàn, phèn chi, bạch phàn. Tên khoa học Alumen. Phàn là phèn, minh là trong sáng vì vị phèn chua trong và sáng. Khi rang lên sẽ được một vị xốp nhẹ gọi là phèn phi hay khô phàn.
Phèn đen - 龍眼睛 (龙眼睛). Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Phòng kỷ - 粉防己, 廣防己 (广防己), 木防己. Còn gọi là hán phòng kỷ, quảng phòng kỷ, mộc phòng kỷ, phấn phòng kỷ, hán trung phòng kỷ. Phòng có nghĩa là phòng ngừa, kỷ là cho mình; ý nói là vị thuốc có tác dụng phòng ngừa tật bệnh cho mình. Phòng kỷ là tên dùng để chỉ nhiều vị thuốc, nguồn gốc thực vật khác hẳn nhau. (1) Phấn phòng kỷ hay phòng kỷ: Radix Stephaniae là rễ phơi hay sấy khô của cấy phấn phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). (2) Quảng phòng kỷ hay mộc phòng kỷ, đẳng phòng kỷ, phòng kỷ (Quảng Tây): Là rễ phơi hay sấy khô của cây quảng phòng kỷ (Aristolochia westlandi Hemsl.) thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae). (3) Hán trung phòng kỷ: Radix Aristolochiae heterophyllae là rễ phơi hay sấy khô của cây hán trung phòng kỷ hay thành mộc hương (Aristolochia heterophylla Hemsl.) cùng họ Mộc thông (Aristolochiaceae). (4) Mộc phòng kỷ: Là rễ phơi hay sấy khô của cây mộc phòng kỷ (Cocculus trilobus DC.) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Phòng phong - 防風 (防风). Trên thực tế, phòng phong không phải là một vị thuốc, mà là nhiều vị do nhiều cây khác nhau cung cấp. Chỉ kể một số cây chính: (1) Xuyên phòng phong - (Radix Ligustici brachylobi) là rễ khô của cây xuyên phòng phong (Ligusticum brachylobum Franch) thuộc họ Hoa tán Apiaceae(Umbelliferae); (2) Phòng phong hay thiên phòng phong - (Radix Ledebouriellae seseloidis) còn gọi là đông phòng phong hay bàng phong là rễ khô của cây phòng phong (Ledebouriella seseloides Wolff.) cùng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae); (3) Vân phòng phong còn gọi là trúc diệp phòng phong (Radix Seseli) là rễ khô của cây phòng phong Vân Nam (Seseli delavayi Franch.) thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Vân phòng phong còn do cây phòng phong lá thông (tùng diệp phòng phong-Seseli yunnanense Franch) cùng họ cung cấp nữa. Ngoài những cây chính kể trên, có nhiều nơi còn dùng rễ những cây Carum carvi L., tiền hồ hoa trắng (Peucedanum praeruptorum Dunn), Siler divaricatum Benth. et Hook., pimpinella candolleana Wright et Arn, v.v... đều thuộc họ Hoa tán.
Phù dung - 木芙蓉. Còn gọi là mộc liên, địa phù dung. Tên khoa học Hibiscus mutabilis L. (Hibiscus sinensis Mill). Thuộc họ Bông (Malvaceae). Ta thường dùng hoa và lá tươi hoặc khô của cây phù dung để làm thuốc.
Phục linh - 茯苓. Còn có tên là bạch phục linh, phục thần. Tên khoa học Poria cocos Wolf. (Pachyma hoelen Rumph.). Thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Phục long can - 伏龍肝 (伏龙肝). Còn gọi là đất lòng bếp, táo tâm thổ. Tên khoa học Terra flava usta. Phục long can là đất lấy ở bếp do đun nhiều bị nung khô cứng mà có, màu đất phía ngoài đỏ, trong vàng hay tía. Phục long can ở đâu cũng có và là một vị thuốc hay dùng trong Đông y.
Phượng nhỡn thảo - 臭椿. Còn gọi là Faux vernis du Japon, Ailante. Tên khoa học Ailantus glandulosa Desf. Thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae).
Preah phneou Còn gọi là Chiều liêu, preas phnau, pras phneou (Campuchia). Tên khoa học Terminalia nigrovenulosa Pierre. Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Preah phneou là tên Campuchia của một loài chiều liêu. Vì tên này được giới thiệu dùng trong thuốc dầu tiên cho nên cứ giữ tên này.
Qua lâu nhân - 瓜婁仁. Còn gọi là hạt thảo ca, qua lâu, quát lâu nhân. Tên khoa học Trichosanthes sp. Thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Qua lâu nhân, qua lâu (Semen Trichosanthis) là hạt phơi hay sấy khô của nhiều loài Trichosanthes như Trichosanthes kirilowii Maxim, Trichosanthes multiloba Miq. v.v...đều thuộc cùng một họ Bí (Cucurbitaceae). Ngoài vị qua lâu nhân, cây qua lâu hay thao ca còn cho các vị thuốc khác sau đây: (1) Qua lâu bì Pericarpium Trichosanthis là vỏ quả phơi hay sấy khô. (2) Thiên hoa phấn hay qua lâu căn (Radix Trichosanthis) là rễ phơi hay sấy khô của cây thao ca hay qua lâu.
Quán chúng - 貫眾. Quán chúng là một vị thuốc tương đối hay dùng trong Đông y. Tuy nhiên nguồn gốc rất phức tạp và chưa thống nhất. Chúng tôi giới thiệu tóm tắt một số tài liệu về nguồn gốc và công dụng của vị quán chúng để chúng ta tham khảo và chú ý nghiên cứu để chỉnh lý lại trên cơ sở thực tế sử dụng ở Việt Nam ta. "Quán" là xâu, chuỗi; "chúng" là nhiều, vì vị quán chúng trông giống như nhiều cành xâu vào gốc cây cho nên đặt tên như vậy. Trong sách vở, người ta mô tả, quán chúng là một thứ cây mọc ở khe núi, hình giống đuôi chim chả, da đen, thịt đỏ.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]