Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

HẠT BÍ NGÔ - 南瓜子

bí ngô, Cucurbita pepo

Bí ngô - Cucurbita pepo

Hạt bí ngô còn có tên là hạt bí đỏ, má ứ (Thái), nam qua tử (Semen Cucurbitae), là hạt của nhiều loại bí như bí ngô (Cucurbita pepo L.), bí rợ (Cucurbita moschata Duch), .v.v. đều thuộc họ Bí (Cucurbitaceae).

Hạt bí ngô thường được nhân dân rang ăn vào những dịp liên hoan, dịp tết, .v.v. Tác dụng chữa sán tuy không mạnh bằng dương xỉ đực (Aspidium filix-mas  Roth.) nhưng không gây độc đối với cơ thể.

A. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hoạt chất hiện nay chưa xác định được, có tác giả cho rằng hoạt chất là một heterozit gọi là peponozit có tính chất nhựa chứa ở trong phôi và vỏ lụa. Nhưng chưa được xác nhận.

B. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Thường chiều hôm trước ngày uống thuốc, thụt hoặc uống thuốc tẩy muối nhẹ.

Hạt bí ngô có thể uống theo 1 trong 2 cách sau đây:

1. Bóc hết vỏ cứng của hạt bí ngô, để nguyên màng xanh ở trong. Người lớn dùng 100g nhân, giã nhỏ trong cối, có thể dùng 50-60ml nước để tráng sạch cối, thêm vào 50-100g mật hay xirô hoặc đường và trộn đều.

Bệnh nhân ăn vào lúc đói, hết cả liều này trong vòng 1 giờ, nằm nghỉ, 3 giờ sau uống thuốc tẩy muối, đi ngoài trong một chậu nước ấm.

Trẻ con 3-4 tuổi ăn 30g, 5-7 tuổi ăn 50g, 7-10 tuổi ăn 70g.

2. Hạt bí ngô để cả vỏ cứng giã hay xay nhỏ bằng cối xay thịt, thêm 2 thể tích nước và đun lửa nhẹ hoặc đun cách thủy trong 2 giờ, lọc qua gạc. Hớt bỏ lớp dầu ở trên mặt. Có thể thêm đường.

Uống hết trong vòng 20-30 phút vào lúc đói (hôm trước đã tẩy hay thụt) 2 giờ sau khi uống hết, uống một liều thuốc tẩy muối.

Người lớn uống 300g hạt để cả vỏ, trẻ con dưới 5 tuổi 50-70g, 5-7 tuổi 100g, 7-10 tuổi 150g.

Nếu sau khi uống hạt bí ngô theo như liều nói trên, lại uống thêm cao dương  xỉ đực Aspidium filix-mas (người lớn 2,5-3g, trẻ con tùy theo tuổi mà tính) tác dụng mạnh hơn. Chỉ uống cao dương xỉ sau khi đã uống hạt bí ngô được một giờ sẽ uống một liều thuốc tẩy muối.

Có khi người ta chế hạt bí ngô thành bột đã loại chất béo đi rồi. Dùng uống với liều 60-80g (người lớn), 30-40g (trẻ con). Thêm vào bột một ít nước, trộn đều uống hết trong vòng 15-20 phút rồi theo cách như trên.

Uống phối hợp với nước sắc hạt cau: Do nghiên cứu thấy nước sắc hạt cau có tác dụng làm tê liệt sán bò và sán lợn nhưng chỉ mạnh đối với đầu con sán và những đốt chưa thành thuộc, trái lại hạt bí ngô có tác dụng chủ yếu là tê liệt khúc giữa và khúc đuôi con sán, cho nên các nhà y học Trung Quốc dùng như sau:

    - Sáng sớm: Lúc đói bụng, ăn 60-120g hạt bí ngô (cả vỏ) nếu bỏ vỏ đi rồi chỉ ăn 40-100g thôi.

    - Hai giờ sau uống nước sắc hạt cau (trẻ con 10 tuổi trở xuống uống 30g, phụ nữ và đàn ông bé nhỏ uống 50-60g, người lớn 80g) chế như sau: Cho hạt cau với liều nói trên vào đun với 500ml nước, sắc cạn còn 150-200ml. Nhỏ dung dịch gelatin 2,5% vào cho đến khi hết kết tủa (để loại hết tanin đi) để lắng gạn và lọc. Đun cho còn 150-200ml. Nửa giờ sau khi uống hạt cau sẽ uống một liều thuốc tẩy (30g magiê sunfat). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài, ỉa vào một chậu nước âm ấm, nhúng cả mông vào.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Khoai tây
04/02/2025 08:15 CH

- 馬鈴薯 (马铃薯). Tên khoa học Solanum tuberosum L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây chủ yếu là một cây lương thực; ở đây chúng tôi chỉ chú ý tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài do ăn khoai tây mọc mầm và dùng chất gây đau bụng đi ngoài ấy trong chữa bệnh.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Vàng đằng Còn gọi là dây đằng giang, hoàng đằng, hoàng đằng lá trắng, dây khai, vàng đắng. Tên khoa học Coscinium usitatum Pierre. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Vỏ lựu - 石榴皮. Tức là vỏ cây quả cây thạch lựu Pericarpium granati (đã nói ở trên - mục thuốc trị giun sán). Trong vỏ quả lựu chứa chừng 28% chất tanin và chất màu. Các chất này có tính chất làm săn da và sát khuẩn mạnh.
Vối - 水榕, 水翁. Tên khoa học Cleistocalyx opercultus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Vọng cách - 傘序臭黃荊 (伞序臭黄荆). Còn gọi là bọng cách, cách. Tên khoa học Premna integrifolia L. (Gumira littorea Rumph.). Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Vọng giang nam - 望江南. Còn gọi là cốt khí muồng, dương giác đậu, giang nam đậu, thạch quyết minh, sơn lục đậu, dã biển đậu, muồng hòa (miền Nam), muống lá khế. Tên khoa học Cassia occidentalsi L. Thuộc họ Vang (Caesalpiiaceae).
Xích thược - 赤芍. Xích thược Radix Paeonae rubrae là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài thược dược: Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.); Thảo thược dược (Paeonia obovata Maxim.); Xuyên xích thược (Paeonia veichii Lynch). Tất cả xích thược đều do cây mọc hoang cung cấp. Vào các tháng 3-5 hay các tháng 5-10 đào về, trừ bỏ thân rễ và rễ nhỏ, chia thành từng rễ to nhỏ riêng biệt, rửa sạch đất cát; phơi khô là được.
Xoan Còn gọi là sầu đâu, xoan trắng, xuyên luyện, khổ luyện, đốc hiên, sđâu (Cămpuchia), lilas du Jappon, lilas des Indes, laurier grec, faux sycomore. Tên khoa học Melia azedarach L. Thuộc họ Xoan (Meliaceae). Ta dùng vỏ thân, vỏ cành to và vỏ rễ phơi khô hay sấy khô của cây xoan - Cortex Meliae. Vỏ rễ tốt hơn.
Xương bồ - 菖蒲. Còn gọi là thạch xương bồ, thuỷ xương bồ. Tên khoa học Acorus gramineus Soland: Acorus calamus L. Thuộc họ Ráy (Araceae). Thạch xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thạch xương bồ Acorus gramineus Soland. Thuỷ xương bồ (Rhizoma Acoricalami) là thân rễ phơi khô của cây thuỷ xương bồ Acorus calamus L. Xương là phồn thịnh, bồ là một thứ cỏ; xương bồ là một thứ cỏ bồ mọc chi chít.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]