Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

HÀ THỦ Ô ĐỎ - 何首烏 (何首乌)

Còn gọi là thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình (Thái), măn đăng tua lình (Lào - Sầm nưa), mằn năng ón (Thổ).

Tên khoa học Polygonum multiflorum Thunb. Fallopia multìlora, (Pteuropterus cordatus Turcz).

Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).

HÀ THỦ Ô ĐỎ, 何首烏, 何首乌, thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình, măn đăng tua lình, mằn năng ón, Polygonum multiflorum Thunb. Fallopia multìlora, Pteuropterus cordatus Turcz, họ Rau răm, Polygonaceae

Hà thủ ô đỏ - Polygonum multiflorum

Hà thủ ô đỏ (Radix Polygoni multiflori) là rễ củ phơi khô của cây hà thủ ô.

A. LỊCH SỬ HÀ THỦ Ô

Trong Bản thảo cương mục ghi lịch sử hà thủ ô như sau: "Thứ thuốc này vốn tên là giao đằng, sau vì ông Hà Thủ Ô uống nên mới đổi tên: Hà Thủ Ô người ở huyện Nam Hà thuộc Thuận Châu, có tổ tên là Năng Tự, cha tên là Điền Tú".

Năng Tự vốn có tên là Điền Nhi. Điền Nhi khí sinh ra yếu ớt. Năm 58 tuổi vẫn không vợ con, thường ham đạo thuật, theo các thầy học đạo ở núi. Một hôm uống rượu say nằm ở sườn núi bỗng thấy hai gốc cây leo cách xa nhau tới 3 thước (thước cổ = 0,30m vậy cách nhau 0,90m - chú thích của Đ. T. L). Cành lá quấn với nhau, lâu lâu lại rời nhau ra rồi lại quấn với nhau như trước. Điền Nhi thấy làm lạ, sáng hôm sau đào lấy củ đem về hỏi mọi người, không ai biết là củ gì. Sau đó một ông già từ phương xa lại chơi, Điền Nhi đem ra hỏi, ông già bảo: Anh đã không có con mà thứ cây này lại có sự lạ như vậy có lẽ là một vị thuốc thần tiên nên đem sắc mà uống. Điền nhi liền đem tán bột, mỗi lần uống 1 đồng cân (= 4g - chú thích của Đ.T.L). Hòa với rượu, uống luôn 7 ngày, đã nảy ra ý tưởng tình dục, uống luôn vài tháng, thời mạnh khỏe như người thường. Vì thế nên uống mãi, dần dần tăng thêm tới 2 đồng cân (= 8g). Uống suốt một năm các bệnh tật đều khỏi, tóc đương trắng hóa đen, vẻ mặt trẻ lại, trong khoảng 10 năm sinh được vài con giai, do đó mới đổi tên là Năng Tự.

Cùng với con là Điền Tú tiếp tục cùng uống thứ bột đó mà thọ tới 160 tuổi. Điền Tú sinh ra Thủ Ô.

Thủ Ô cũng uống mà sinh được vài con trai, thọ tới 130 tuổi tóc vẫn còn đen. Có người là Lý An Kỳ bạn thân với Thủ Ô, lấy được bài thuốc đó đem về uống cũng sống rất lâu và thuật lại truyện trên...

Chúng tôi ghi lại đây chút ít lịch sử để hiểu tác dụng và cách dùng của người xưa.

B. MÔ TẢ CÂY

Cây hà thủ ô còn có tên là giao đằng vì dây leo xoắn vào nhau, hoặc dạ hợp vì đêm quấn vào nhau(?).

Tên khoa học Polygonum multiflorum (Polygonum là có nhiều đốt, nhiều mắt, multiflorum là nhiều hoa, vì cây có nhiều đốt, nhiều hoa).

Đây là một loại dây leo, sống nhiều năm. Thân mọc xoắn vào nhau. Mặt ngoài thân có màu xanh tía có những vân hoặc bì khổng, mặt thân nhẵn, không có lông. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim hẹp, dài 4-8cm, rộng 2,5-5cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim, hoặc hình mũi tên, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hai mặt đều nhẵn và không có lông. Lá kèm mỏng, màu nâu nhạt ôm lấy thân. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, có cuống ngắn 1-3mm. Hoa mọc thành chùm nhiều nhánh. Cánh hoa màu trắng. Nhị 8 với 3 nhị hơi dài hơn. Bầu hình 3 cạnh, vòi ngắn gồm 3 cái rời nhau, nuốm hình mào gà, rũ xuống. Mùa hoa tháng 10, mùa quả tháng 11.

C. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Hà thủ ô mọc hoang ở rừng núi, nhiều nhất ở các tỉnh Tây Bắc sau đến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Lai Châu, Tây Nguyên.

Có mọc ở Trung Quốc (Giang Tô, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Phúc Kiến), Nhật Bản.

Cây chưa được trồng: Có thể trồng bằng dây hay bằng hạt. Sau 4-5 năm trở lên mới có thể thu hoạch.

Thu hoạch cây mọc hoang thường tiến hành vào mùa thu hay mùa xuân, mùa thu tốt hơn. Đào về rửa sạch đất, bổ đôi hay bổ tư, đồ rồi phơi khô, có nơi không đồ mà phơi ngay, muốn có hà thủ ô miếng thì hái về còn tươi, đem thái ngay, đồ chín rồi phơi hoặc đồ chín rồi mới thái và phơi.

Có nhiều người đồ hà thủ ô với đậu đen, đồ rồi phơi, phơi khô lại đồ với đậu đen làm như vậy 9 lần đồ, 9 lần phơi cho miếng hà thủ ô đen mới dùng, gọi là hà thủ ô chế.

D. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hà thủ ô đã được hai nhà nghiên cứu Nhật Bản nghiên cứu từ năm 1923 (Nhật Bản dược học tạp chí 42: 144, 1923). Theo các tác giả, hà thủ ô của Tứ Xuyên, Trung Quốc có các chất sau đây:

   Các chất anthraglucozit với tỷ lệ 1,7% trong đó chủ yếu là chrysophanola, emodin và rhein.
Ngoài ra còn có chất đạm 1,1%, tinh bột 45,2%, chất béo 3,10%, chất vô cơ 4,5%, các chất tan trong nước 26,40%, lexitin.

   Chúng ta đều biết rằng lexitin là một photphatit kết quả của sự kết hợp giữa axit glyxerophotphoric với một phân tử cholin và hai phân tử axit béo. Lexitin thường được dùng trong những trường hợp thiếu dinh dưỡng, thần kinh suy nhược.

   Các anthraglucozit có tác dụng làm tăng sự bài tiết của dịch tràng, xúc tiến sự co bóp của ruột giúp cho sự tiêu hóa và cải thiện dinh dưỡng.

E. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Mẫn Bính Kỳ đã báo cáo trong Nhật dược chí (11-1-1950) về tác dụng dược lý của hà thủ ô như sau:

1. Cho thỏ uống nước sắc hà thủ ô rồi theo dõi ảnh hưởng đối với lượng đường trong máu thì thấy sau khi uống 30 phút đến 60 phút, lượng đường trong máu tăng tới mức cao nhất, sau đó giảm dần; 6 giờ sau khi uống thuốc, lượng đường trong máu so với mức bình thường thấp hơn 0,03%.

2. Lexitin là thành phần chủ yếu của thần kinh hệ cho nên hà thủ ô có thể dùng trong những trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh. Lexitin còn giúp sự sinh ra huyết dịch và bổ tim.

Dung dịch lexitin pha loãng 1/10.000 đến 1/200.000 có tác dụng làm mạnh tim cô lập, nếu tim đã yếu mệt thì tác dụng lại càng rõ rệt hơn.

Lexitin là một nguồn photpho dễ hấp thụ và giúp cho hiện tượng chuyển hoá chung được cải thiện.

3. Do thành phần anthraglucozit, hà thủ ô có tác dụng làm xúc tiến sự co bóp của ruột, xúc tiến sự tiêu hoá, cải thiện dinh dưỡng.

G. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Cho đến nay, hà thủ ô còn được dùng ở phạm vi một vị thuốc nhân dân làm thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, ích huyết khỏe gân cốt, sống lâu, làm đen râu tóc.

Đối với phụ nữ, hà thủ ô được dùng chữa các bệnh sau khi đẻ, các bệnh xích bạch đới.

Nhiều tác dụng kể trên cần được kiểm tra lại trên lâm sàng.

Liều dùng hàng ngày 12-20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc rượu hoặc thuốc bột.

Những đơn thuốc có hà thủ ô phổ cập trong nhân dân:

   1. Đơn thuốc bổ dùng cho người già yếu, thần kinh suy nhược ăn uống kém tiêu: Hà thủ ô 10g, đại táo (táo đen Trung Quốc) 5g, thanh bì 2g, trần bì 3g, sinh khương 3g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày.

   2. Bài thuốc Thất bảo mỹ nhiệm đơn - Làm cho tóc râu trắng hoá đen, khoẻ gân xương, bền tinh khí, sống lâu:

   Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng mỗi thứ 600g ngâm nước vo gạo 4 đêm ngày, cạo bỏ vỏ, dùng đậu đen đãi sạch rồi cho hà thủ ô vào chõ: một lượt hà thủ ô, một lượt đậu đen bắc lên bếp đồ chín đậu đen, đem bỏ đậu lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ, làm như vậy 9 lần. Cuối cùng lấy hà thủ ô sấy khô và tán bột.

   Xích và bach phục linh mỗi vị 600g, cạo bỏ vỏ tán bột, đãi với nước trong, lọc lấy bột lắng ở dưới, nắm lại, tẩm với sữa người phơi khô.

   Ngưu tất 320g tẩm rượu một ngày, thái mỏng trộn với hà thủ ô, đồ với đậu đen vào lần thứ 7, 8 và 9 đem ra phơi khô.

   Đương quy 320g tẩm rượu phơi khô. Câu kỷ tử 320g tẩm rượu phơi khô.

   Thỏ ty tử 320g tẩm rượu cho nứt ra, giã nát phơi khô.

   Bổ cốt chi 100g, trộn với vừng đen (hắc chi ma) sao cho bốc mùi thơm.

   Tất cả giã nát trộn đều thêm mật vào làm thành viên 0,50g (bằng hạt ngô).

   Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên. Sáng dùng rượu chiêu thuốc, trưa dùng nước gừng và tối dùng nước muối (theo Tích thiện đường phương).

   3. Hà thủ ô hoàn - công dụng như trên nhưng ít vị hơn: Hà thủ ô 1.800g thái mỏng, ngưu tất 600g thái mỏng. Hai vị trộn đều, dùng một đấu to đậu đen đãi sạch. Cho thuốc vào chõ, cứ một lượt thuốc, một lượt đậu. Đồ chín đậu. Lấy thuốc ra phơi khô. Làm như vậy 3 lần rồi tán bột. Lấy thịt táo đen Trung Quốc trộn với bột làm thành viên 0,50g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên. Dùng rượu hâm nóng để chiêu thuốc (theo Hoà tễ cục phương).

   4. Hà thủ ô tán - công dụng cũng như bài trên (Bản thảo cương mục): Hà thủ ô cạo vỏ, thái mỏng phơi cho khô, tán bột. Ngày uống 4g vào sáng sớm, chiêu thuốc bằng rượu.

Chú thích:

   Ngoài rễ củ hà thủ ô, người ta còn dùng lá và cành hà thủ ô, đun nước tắm và rửa để chữa các chứng lở ngứa, liều lượng tùy tiện.

   Có thể phối hợp nấu với lá ngải.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Lục phàn
06/07/2025 08:20 CH

- 綠礬 (绿矾). Còn gọi là tạo phàn, thủy lục phàn, phèn đen. Tên khoa học Melanterium. Lục phàn là một khoáng sản thiên nhiên có chứa sắt sunfat (FeSO4); người ta có thể tự chế lấy theo phương pháp hóa học thông thường.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Nhau sản phụ - 紫河車 (紫河车). Còn gọi là thai bàn, thai y, thai bào, nhân bào, tử hà sa. Tên khoa học Placenta Hominis. Nhau sản phụ là bộ phận ở trong tử cung của người mẹ cùng với cái thai. Khi thai còn ở bụng mẹ thì nhau sản phụ có nhiệm vụ che chở và nuôi dưỡng thai.
Nhện - 蜘蛛. Còn gọi là trứng nhện, bích tiền, bích tâm trùng, bích hỷ oa. Tên khoa học Gossamer Urocteae. Người ta dùng trứng hay toàn con nhện ôm trứng - Uroctea compactilis Koch, thuộc họ Nhện (Urocteidae).
Nhội - 秋楓木 (秋枫木). Còn gọi là thu phong, ô dương, trọng dương mộc. Tên khoa học Bischofia trifoliata (Roxb.) Hook.f. (Bischofia javanica Blume, Andrachne trifoliata Roxb.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cần chú ý ngay là có 2 cây mang tên nhội. Cây thứ 2 thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), có tên khoa học là Citharexylon quadrangulare Jacq.
Nhựa cóc - 蟾酥. Còn gọi là thiềm tô. Tên khoa học Secretio Bufonis. Thiềm tô (Secretio Bufonis) là nhựa tiết ở tuyến sau tai và tuyến trên da của con cóc (Bulo bufo thuộc họ Cóc - Bufonidae và những con cùng chi) chế biến mà thành. Loài cóc phổ biến ở nước ta là Bufo melanostictus. Ngoài nhựa có (thiềm tô) con cóc còn cho ta thịt cóc dùng làm thuốc chữa bệnh cam còm của trẻ con. Vị thuốc có độc. Nhựa cóc thuộc loại thuốc độc bảng A. Cần chú ý, dùng phải cẩn thận.
Nhục đậu khấu - 肉豆蔻. Còn gọi là nhục quả, ngọc quả, muscade, noix de muscade. Tên khoa học Myristica fragrans Houtt. Thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae). Cây nhục đậu khấu cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Nhục đậu khấu (Semen Myristicae) là nhân phơi hay sấy khô của cây nhục đậu khấu. (2) Ngọc quả hoa còn gọi là nhục đậu khấu y (Arillus Myristicae hay Macis) là áo của hạt nhục đậu khấu phơi hay sấy khô.
Nhục thung dung - 肉蓯蓉 (肉苁蓉). Tên khoa học Herba Cistanches Caulis Cistanchis. Vị thuốc nhục thung dung ít dùng, nhưng lại rất được sử dụng chữa những trường hợp yếu sinh lý, sinh dục. Sách thần nông bản thảo xếp vị nhục thunh dung vào loại "thượng phẩm".
Niễng - 茭白. Còn gọi là cô mễ, giao cẩn, lúa miêu, của niễng, giao bạch tử. Tên khoa học Zizania latifolia Turcz, (Zizania aquatica L., Zizapia dahurica Steud, Hydropyrum latifolium Griseb., Limnochloa caduciflora Turcz.). Thuộc họ Lúa Poeceae (Gramineae). Cây niễng cho vị thuốc là giao bạch tử. Giao bạch tử (Fructsus Zizaniae) là quả cây niễng phơi hay sấy khô.
Niệt gió - 了哥王. Còn gọi là gió niệt, gió cánh, gió miết, gió chuột, liễu kha vương, lĩnh nam nguyên hoa, cửu tin thảo, sơn miên bì, địa ba ma, độc ngư đằng. Tên khoa học Wikstroemia indica C. A. Mey. (Wikstroemia viridiflora Meissn, Daphne cannabina Lour.). Thuộc họ Trầm (Thymeleaceae).
Nọc ong - 蜂毒. Nọc ong là một vị thuốc được nhân dân nhiều nước châu Á và châu Âu biết dùng từ lâu để chữa nhiều bệnh khác nhau. Nọc ong là sản phẩm của những tuyến đặc biệt trong cơ thể con ong, muốn dùng nọc ong trước đây người ta cho con ong đốt, hay có khi người ta uống con ong, gần đây người ta lấy nọc ong riêng rồi chế thành thuốc với những dạng khác nhau như nhũ dịch, dầu bôi có nọc ong, thuốc tiêm dưới da, di chuyển ion (ionphorese). Muốn lấy nọc ong hàng loạt, người ta thường kích thích con ong bằng cách giết chết một con ong, đặt lên một màng mỏng có dòng điện, khi những con ong khác đậu vào bị dòng điện kích thích sẽ "đốt " màng mỏng. Nọc chảy ra người ta hứng lấy để chế thuốc.
Núc nác - 千張紙 (千张纸). Còn gọi là so đo thuyền, lin may, mộc hồ điệp, ung ca (Lào-Viêntian), k'nốc (Buônmêthuột), nam hoàng bá, hoàng bá nam, thiêu tầng chỉ, bạch ngọc nhi, thiên trương chỉ (Vân Nam) triểu giản (Quảng Tây). Tên khoa học Oroxylum indicum (L.), Vent (Bignonia indica L., Calosanthes indica Blume). Thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae). Cây núc nác cung cấp cho ta hai vị thuốc: (1) Vỏ núc nác (Cortex Oroxyli) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây núc nác; (2) Hạt núc nác (Semen Oroxyli) là hạt phơi hay sấy khô của cây núc nác. Hạt núc nác làm thuốc có tên mộc hồ điệp (mộc là gỗ, cây; hồ điệp là con bướm) vì hạt trông giống như con bướm bằng gỗ.
Nước bọt - 唾液. Còn gọi là nước dãi, nước miếng, thần thuỷ (nước thần), quỳnh dịch (nước ngọc), ngọc tương (nước ngọc), kim tân gọc dịch, quỳnh dịch dưỡng sinh pháp (phép dưỡng sinh bằng nước bọt). Tên khoa học Saliva.
Nước tiểu - 人尿. Còn gọi là đồng tiện, nhân niệu, luân hồi tửu, hoàn nguyên thang. Tên khoa học Urina Hominis. Trong những tên khác nhau tên đồng tiện chỉ dành chỉ nước tiểu của trẻ em, thường là của trẻ em trai, dưới 12 tuổi, mạnh khỏe. Nhưng trong những tài liệu cổ, ngoài nước tiểu trẻ em ra, người ta dùng cả nước tiểu người lớn với tên nhân niệu (nước tiểu của người lớn). Rồi vì không coi nước tiểu của người lớn là chất cặn bã do người thải ra, mà là vị thuốc quý nếu biết dùng nên mới gọi là luân hồi tửu (thứ rượu uống vào, thải ra lại uống vào), hoàn nguyên thang (thang thuốc đưa trở về cội nguồn). Trong 24 giờ, hai quả thận lọc được từ máu 180 lít nước (gấp 3 lần trọng lượng cơ thể 50kg). Nếu không đưa lượng nước ấy (trong đó có chất muối và nhiều chất khoáng vô cùng cần thiết cho cuộc sống của con người) thì con người sống sao nổi. Cho nên một phần lớn nước đó được đưa trở lại nuôi cơ thể, còn một phần thải ra dưới dạng nước tiểu, mồ hôi, ...
Ô đầu - Phụ tử - 烏頭 - 附子 (乌头 - 附子). Trong đông y thường coi phụ tử là một vị thuốc bổ "dương" do đó có câu (sâm, nhung, quế, phụ) nhưng có nhiều người lại rất sợ phụ tử vì coi đó là một vị thuốc rất độc. Vậy sự thật như thế nào? Ô đầu và phụ tử là hai vị thuốc khác nhau hay là cùng một vị? Do một cây hay do hai cây khác nhau? Cần nắm vững ngay rằng ô đầu, phụ tử đều do một cây mà ra, nhưng do cách chế biến khác nhau mà ô đầu rất độc, thường chỉ dùng để xoa bóp bên ngoài, còn phụ tử ít độc hơn có thể dùng uống trong với liều khá cao.
Ô đầu và phụ tử - 烏頭 附子 (乌头 附子). Còn gọi là xuyên ô, thảo ô. Tên khoa học Aconitum sinense Paxt. Thuộc họ Mao lương (Ranuneulaceae). Ô đầu và phụ tử để do rễ củ của một cây cung cấp, nhưng do cách chế biến khác nhau, nên được hai vị thuốc khác hẳn nhau: (1). Ô đầu (Radix Aconiti) là rễ củ mẹ của cây ô đầu - Acontum sinense, đào về, rửa sạch phơi hay sấy khô. Vị thuốc này các vị lương y đều thống nhất coi là vị thuốc rấr độc. Hiện được xếp vào loại thuốc rất độc bảng A. (2). Phụ tử là rễ củ con của cây ô đầu nói trên, nhưng đem về chế biến rồi mới dùng. Phụ tử lại chia ra diêm phụ, hắc phụ và bạch phụ củ, bạch phụ phiếm. Các vị lương y có người coi là độc, nhưng có vị coi là không độc vì có thể dùng hàng gam đến 40-50g hay hơn nữa.
Ô đầu Việt Nam - 越南烏頭 (越南乌头). Còn gọi là củ gấu tàu, củ ấu tàu (đừng nhầm với vị hương phụ có tên là củ gấu, xem vị này), cố y (Mèo - Nghĩa Lộ). Tên khoa học Aconitum fortunei Hemsl, (A. conitum sinense Sieb., Aconitum kusnezoffii Reichb var bodinieri Fin. et gagnep). Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Cây này trước đây được Dr Daels giám đốc vườn thực vật Berlin Dahlem xác định là Aconitum semigaleatum.
Ô dược - 烏葯 (乌药). Còn gọi là cây dầu đắng, ô dược nam. Tên khoa học Lindera myrrha (Lour.) Merr. (Laurus myrrha Lour., Litsea trinervia Pers., Tetratthersa trinervia Spreng., Daphnidium myrrha Nees.). Thuộc họ Long não (Lauraceae). Ô dược (Radix Linderae) là rễ phơi hay sấy khô của cây dầu đắng hay ô dược nam.
Ô môi - Còn gọi là bọ cạp nước, bồ cạp nước, cây cốt khí, cây quả canhkina, sac phlê, krêête, rich chopeu (Cămpuchia), brai xiêm, may khoum (Viên chăn). Tên khoa học Cassia grandis L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Ô rô - 大薊 (大蓟). Còn gọi là đại kế, thích kế, thiết thích ngãi, dã thích thái, thích khải tử, hổ kế, mã kế, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng, hê hạng thảo. Tên khoa học Cncus japonicus. (DC.) Maxim (Cirsium japonicum DC.). Thuộc họ Cúc (Compositae). Đại kế (Herba et Radix Cirsii japonici) là toàn cây ô rô phơi hay sấy khô, bao gồm thân, cành, lá, cụm hoa và rễ.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]