Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

HẠ KHÔ THẢO - 夏枯草

Tên khoa học Brunella (Prunella) vulgaris L.

Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).

hạ khô thảo, 夏枯草, Brunella (Prunella) vulgaris L., họ Hoa môi, Lamiaceae

hạ khô thảo, 夏枯草, Brunella (Prunella) vulgaris L., họ Hoa môi, Lamiaceae

Hạ khô thảo - Brunella vulgaris

Ta dùng cụm hoa và quả phơi hay sấy khô (Flos Brunellae cum Frunctu) của cây hạ khô thảo.

Theo người xưa, cây này sau ngày hạ chí (mùa Hạ) thì khô héo nên gọi là hạ khô thảo (trên thực tế ở nước ta, mùa Hạ cây vẫn tươi tốt).

A. MÔ TẢ CÂY

Hạ khô thảo là một cây sống dai có thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa, có ít lông ở thân và lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành giống như bông do nhiều hoa có cuống ngắn mọc vòng, mỗi vòng có 5-6 hoa. Đài hoa có 2 môi, môi trên có 3 răng, môi dưới có 2 răng, hình 3 cạnh. Cánh hoa màu tím nhạt hình môi, môi trên như cái mũ, môi dưới xẻ 3, thùy giữa rộng hơn. Nhị 2 dài, 2 ngắn, đều thò ra khỏi tràng. Bầu có 4 ngăn. Vòi nhỏ dài. Quả nhỏ cứng.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây này hiện nay mới phát hiện được ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh  Phúc), Hà Giang vào các tháng 4-5-6 rất nhiều, sang đến tháng 8 một số đã lụi đi. Đã được khai thác. Trước đây phải nhập của Trung Quốc.

Hiện nay nhiều nơi như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nói có hạ khô thảo nhưng chưa được xác minh.

Vào mùa Hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô. Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất hái về phơi hay sấy khô để dùng.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hiện nay hãy còn ít tài liệu nghiên cứu về cây này.

Mới chỉ biết rằng cành mang hoa và quả chứa chừng 3,5% muối vô cơ tan trong nước. Trong số muối vô cơ này, 68% là kali clorua, ngoài ra còn thấy một chất có tính chất ancoloit.

Hoạt chất khác chưa rõ, gần đây có tác giả lấy được từ cây Brunella vulgaris L. var. lilacina Nakai (Nhật Bản dược học tạp chí 1956, 76, 8, 974) hái vào tháng 6 khi ra hoa, chừng 0,56% chất axit ursolic C30H48O3.

axit ursolic, C30H48O3

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

1. Cửu Bảo, Điền Tình Quang và Đảo Thanh Cát (1940, Hòa hán dược dụng thực vật) đã thí nghiệm lấy các muối vô cơ trong nước sắc hạ khô thảo, chế thành thuốc tiêm, tiêm tĩnh mạch thỏ, lập tức thấy huyết áp hạ xuống, vận động hô hấp tăng lên, tác dụng lợi tiểu rõ rệt như các muối kali khác. Do đó suy ra rằng sở dĩ hạ khô thảo có tác dụng là do lượng muối kali khá cao.

2. Theo báo Y học Liên Xô, 1951 (kỳ 6 năm thứ 7) và Y dược học (quyển 4 kỳ 6, 1951) các chất tan trong nước của hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp lâu dài trên bệnh nhân và làm hết các triệu chứng khó chịu của bệnh cao huyết áp.

3. Có nơi nhân dân Trung Quốc dùng nấu nước uống thay nước trà.

4. Tài liệu cổ nói vị hạ khô thảo có tác dụng chữa loa lịch (lở loét, tràng nhạc, mụn nhọt, dò ở trên đầu) rất có công hiệu.

5. Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (thế kỷ 16) có kể một trường hợp ông dùng chữa bệnh nhức mắt rất công hiệu như sau:

    "Có một người con trai đau ở trong con ngươi, nhức cả bên quãng xương đầu lông mày và xưng đau thêm nửa đầu, dùng hoàng liên nhỏ vào lại càng đau thêm, uống các thứ thuốc khác cũng đều không công hiệu, liền dùng ngải cứu ở các huyệt quyết âm, thiếu dương tức thời khỏi đau ngay, nhưng cách đó chỉ nửa ngày lại đau, cứ nhùng nhằng như thế tới hơn 1 tháng, liền dùng hạ khô thảo 2 lạng (80g), hương phụ (củ gấu) 2 lạng (80g), cam thảo 4 đồng cân (16g); các vị cùng tán bột, mỗi lần uống 1 đồng rưỡi (6g) hòa với nước chè, uống khỏi miệng, đau nhức bớt ngay; tiếp đó chỉ uống 4-5 lần nữa bệnh khỏi hẳn".

    Cùng trong tài liệu đó, Lý Thời Trân có kể một tác giả khác là Lê Sĩ Cư trong bộ sách Giản dị phương nói hạ khô thảo chữa chứng đau mắt.

    Lâu Toàn Thiện (một tác giả cổ khác) nói: "Hạ khô thảo chữa chứng đau nhức con ngươi, càng về đêm càng đau kịch rất hay". Chứng đau mắt này nếu dùng vị khổ hàn đắng và lạnh (như hoàng liên) mà nhỏ vào lại càng đau thêm, nhưng dùng hạ khô thảo rất hay.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tính vị theo Đông y: Vị đắng, cay, tính hàn, không độc; vào 2 kinh Can và Đởm. Có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ sáng mắt, làm thuốc chữa loa lịch, giải trừ nhiệt độc ở tử cung và âm hộ.

Những bài thuốc dùng hạ khô thảo trong nhân dân:

    1. Chữa tràng nhạc, mã đao: Hạ khô thảo 5 lạng (200g), đun lấy nước đặc uống, uống trước khi ăn cơm 2 giờ (Bài thuốc trích trong sách "Tiết thị ngoại khoa - Bản thảo cương mục").

    Cũng bệnh trên, có thể dùng hạ khô thảo, hương phụ, bối mẫu, viễn chí cùng đun lấy nước đặc uống rất hay, không nên coi thường (Sách "Kinh nghiệm phương - Bản thảo cương mục").

    2. Chữa xích bạch đới: Hạ khô thảo tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước cơm (Sách "Từ thị phương").

    3. Chữa tràng nhạc (loa lịch): Hạ khô thảo 8g, cam thảo 2g, nước 3 bát (600ml) sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

    4. Thông tiểu tiện: Hạ khô thảo 8g, hương phụ tử 2g, cam thảo 1g, nước 600ml sắc còn 200ml, chia ra 3 lần uống trong ngày.

    5. Bị đánh hay bị thương: Dùng hạ khô thảo tươi tán nhỏ đắp vào vết thương.

    6. Cao huyết áp: Có thể dùng chữa bệnh cao huyết áp với liều 6-15g dưới dạng thuốc sắc.

Chú thích:

    Hiện nay một số người buôn thuốc Nam ở ta và mậu dịch thuốc Nam, thuốc Bắc có thu mua và bán một vị mang tên là hạ khô thảo hay hạ khô thảo nam, hoặc hạ khô thảo Nghệ An hoặc cây cải trời, cải ma.

cây cải trời, Blumea lacera

Cây cải trời - Blumea lacera

Cây này đã được xác định là Blumea subcapitata DC., thuộc họ Cúc (Asteraceae), vậy hoàn toàn không giống cây hạ khô thảo ở Sapa và trước đây ta vẫn nhập của Trung Quốc.

Theo Cayla (Journ. Agric. Trop. 9, 1909, 253) cây cải trời có tinh dầu màu vàng, mùi nồng vì chứa camphora nhiều hơn ở cây đại bi (Blumea balsamifera).

Theo Baslas K. K. và Deshapande S. S., tinh dầu cải trời có 66% cineol, 10% d-fenchon và 6% citral.

Tuy nhiên, trong thực tế chữa bệnh lâu đời của nhiều ông lang, vị thuốc này cũng chữa có kết quả nhiều trường hợp bệnh ngoài da.

Chúng tôi thấy vẫn tiếp tục nên dùng với tên là cải trời hay cải ma để tránh nhầm lẫn. Đồng thời nên chú ý nghiên cứu, triển vọng có thể thêm một vị thuốc quý nữa.

Cải trời là một loại cỏ cao 30-59cm, mọc thẳng. Lá phía dưới đơn hoặc hơi xẻ, mép có răng cưa, dài 7cm, rộng 3-4cm, có nhiều lông nhất là mặt dưới. Hoa hình đầu.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Muối ăn
06/07/2025 08:59 CH

- 食鹽 (食盐). Còn gọi là thực diêm. Tên khoa học Natrium chloridum crudum. Muối ăn là những tinh thể hình lập phương dính với nhau thành hình tháp rỗng, không màu hay hơi đục bẩn, vị mặn, đặc biệt để ở những nơi ẩm ướt thì hay hút nước chảy ướt, nhưng khi rang...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Tất bạt - 蓽拔 (荜拔). Còn gọi là tiêu lốt, tiêu hoa tím, morech ton sai (Campuchia). Tên khoa học Piper longum Lin. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Tật lê - 蒺藜. Còn gọi là bạch tật tê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu, herbe terrestre, saligot terrestre, herse. Tên khoa học Tribulus terrestris L. (T. lanuginosus L.). Thuộc họ Tật lê (Zygophyllaceac). Bạch tật lê (Fructus Tribuli) là quả chín phơi hay sấy kho của cây tật lê. Vì quả có gai, giẫm phải thường sinh bệnh thối thịt như bị ma quỷ cho nên còn có tên gai ma vương.
Tê giác - 犀角. Còn gọi là tê ngưu giác, hương tê giác. Tên khoa học Rhinoceros unicornis L. và Rhinoceros sondaicus Desmarest. Thuộc họ Tê giác (Rhinocerotidae). Tê giác (Cornu Rihinoceri) là sừng của nhiều loại tê giác như tê giác Ấn Độ - Rihinoceros unicornis L., tê giác nhỏ một sừng - Rhinoceros sondaicus Desmarest, tê giác Inđônêxia Rhinoceros sumatrensis Cuvier, tê giác hai sừng hay hắc tê - Rhicoceros bicornis L. và tê giác hai sừng loại trắng - Rhinoceros simus Cottoni. Tại thị trường, người ta còn phân biệt ra tê giác châu Á hay tê ngưu giác - Cornu Rhinoceri asiatici và tê giác châu Phi hay Quảng giác Coronu Rhinoceri africani.
Tế tân - 細辛. Tên khoa học Asarum sieboldii Miq. Thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae). Tế tân (Herba Asari sieboldi) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây tế tân. Tế là nhỏ, tân là cay vì vị thuốc có rễ nhỏ, vị cay nên gọi là tế tân. Ngoài cây tế tây nói trên (còn gọi là hoa tế tân) người ta còn dùng một cây khác với tên liêu tế tân (còn gọi là tế sâm) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây liêu tế tân - Asarum heterotropoides F. Schum. var. mandshuricum (Maxim.) Kitag. cùng họ.
Tề thái - 薺菜 (荠菜). Còn gọi là tề, tề thái hoa, địa mễ thái. Tên khoa học Capsella bursa pastoris (L.) Medic. Thuộc họ Chữ thập Brassicaceae (Cruciferae). Tề thái (Herba Capsellae) hoặc (Herba Bursae pastoris) là toàn cây tề thái phơi hay sấy khô.
Thạch - 凉粉. Còn gọi là quỳnh chi. Tên khoa học agar, agar-agar. Thạch (agar hay agar-agar) là một chất nhầy phơi khô chế từ một số hồng tảo như nhiều loại rau câu (gracilaria sp.) của ta hoặc từ một loại hồng tảo gọi là thạch hoa thái Gelidium amensii Lamour. thuộc họ Thạch hoa thái (Gelidiaceae) lớp hồng tảo (Rhodophyceae).
Thạch cao - 石膏. Còn gọi là đại thạch cao, bạch hổ, băng thạch. Tên khoa học Gypsum. Thạch cao (Gypsum) là một loại khoáng vật có tinh thể tụ tập thành khối.
Thạch hộc - 石斛. Còn gọi là kim thoa thạch hộc, thiết bì thạch hộc, kim thạch hộc, câu trạng thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo. Tên khoa học Dendrobium sp. Thuộc họ Lan (Orchidaceae). Thạch hộc (Caulis Dendrobii) là thân phơi hay sấy khô của nhiều loài thạch hộc hay hoàng thảo như Dendrobium nobile Lindl., Dendrobium simplicissimum Kranzl., Dendrobium dalhousieanum Wall., Dendrobium gratiosissimum Reichb., Dendrobium crumenatum Sw., v.v... Vị thuốc trên nhỏ dưới to, giống như cái hộc, mọc ở núi đá, do đó có tên (thạch: đá; hộc: cái hộc).
Thạch quyết minh - 石決明. Còn gọi là cửa khổng, cửa khổng loa, ốc khổng, bào ngư. Tên khoa học Haliotis sp. Thuộc họ Haliotidae, lớp Phúc túc (Gastropoda), ngành Nhuyễn thể (Mollusca). Thạch quyết minh (Concha Haliotidis) là vỏ phơi khô của nhiều loài bào ngư Haliotis diversicolor Reeve (cửa khổng bào), Haliotidis gigantea discus Reeve (bào đại não) và Haliotidis ovina Gmelin (dương bào). Tên là thạch quyết minh vì là một vị thuốc giống đá (thạch) lại có tính chất làm tan màng, sáng mắt. Còn cửu khổng hay ốc khổng vì ở mép vỏ của bào ngư có một hàng lỗ nhỏ từ 7 đến 13 lỗ (thường là 9 lỗ), tức là chỗ để không khí ra vào cho con bào ngư thở.
Thạch sùng - 壁虎. Còn gọi là mối rách - thủ cung - thiên long, bích cung, hát hổ, bích hổ. Tên khoa học Hemidactylus frenatus Schlegel. Thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae). Vì con thạch sùng hay ăn những con nhện, con muỗi đậu ở tường cho nên có tên là bích hổ (bích là tường, hổ là con hổ).
Thạch tín - 信石. Còn gọi là tín thạch, nhân ngôn, phê thạch, hồng phê, bạch phê. Tên khoa học Arsennicum. Thạch tín còn gọi chệch là nhân ngôn vì chữ tín gồm một bên chữ nhân, một bên chữ ngôn. Thường người ta dùng chữ thạch tín để chỉ chất As2O3 thiên nhiên, thường có lẫn tạp chất. Trên thị trường người ta lại còn phân biệt ra thành: (1) Hồng tín thạch hay hồng phê - Arsenicum rubrum; (2) Bạch tín thạch hay bạch phê - Arsenicum album. Thường thạch phê hiếm hơn hồng phê. Nếu tinh chế hồng phê hay bạch phê bằng cách thăng hoa chúng ta sẽ được phê sương.
Thạch vĩ - 石韋 (石韦). Còn gọi là thạch bì, thạch lan, phi đao kiếm, kim tinh thảo. Tên khoa học Pyrrhosia lingua (Thunb.) Farwell (Cyclophorus lingua Desv., Polypodium lingua Siv.). Thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae).
Thần khúc - 神曲. Còn gọi là lục thần khúc, lục đình khúc, kiến thần khúc. Tên khoa học Massa medicata fermentata. Thần khúc là một vị thuốc rất phổ cập để chữa bốn mùa cảm mạo, ăn uống không tiêu v.v... Nhưng thần khúc không phải do một cây thuốc nào cung cấp mà gồm nhiều vị thuốc phối hợp với bột mì hoặc bột gạo tạo nên một môi trường đặc biệt gây mốc rồi phơi khô. Vì lúc đầu thần khúc chỉ gồm có 6 vị thuốc phối hợp với nhau, ủ cho lên mốc vào những ngày 5 tháng 5, ngày 6 tháng 6 hoặc trước ngày 20 tháng 7 (âm lịch), những ngày này theo mê tín cũ là những ngày các thần hội họp với nhau do đó thành tên (lục = sáu, thần = ông thần). Nguồn gốc thần khúc ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) vì vậy còn có tên kiến thần khúc (thần khúc của Phúc Kiến).
Thằn lằn - 蜥蜴. Còn gọi là rắn mối. Tên khoa học Mabuya sp. Thuộc họ Thằn lằn bóng (Scincidae).
Thàn mát - 鬧魚崖豆 (闹鱼崖豆). Còn gọi là mác bát, hột mát, duốc cá, thăn mút. Tên khoa học Milletia ichthyochtona Drake. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Hạt cây thàn mát được nhân dân miền núi nước ta dùng để duốc cá (làm cho cá say thuốc mà bắt).
Thăng dược - 升藥 (升药). Còn gọi là hồng thăng, hồng phấn, hồng thăng đơn, hoàng thăng, hoàng thăng đơn, thăng dược, thăng đơn, tam tiêu đơn. Tên khoa học Hydrargyum oxydatum crudum. Thăng dược là thủy ngân oxyt đỏ hay vàng.
Thăng ma - 升麻. Trên thị trường, vị thăng ma do nhiều cây khác nhau cung cấp. Chủ yếu là những cây thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae), nhưng vùng Quảng Đông, Quảng Tây giáp nước ta người ta dùng rễ một cây thuộc họ Cúc với tên thăng ma. Những vị thăng ma thường gặp là: (1) Thiên thăng ma - (Rhizoma Cimicifugae heracleifoliae) - là thân rễ khô của cây đại tam diệp thăng ma (Cimicifuga heracleifolia Komar.), thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae); (2) Bắc thăng ma - (Rhizoma Cimicifugae dahuricae) - là thân rễ khô của cây bắc thăng ma hay đông bắc thăng ma - (Cimicifuga dahurica Maxim.) thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae); (3) Tây thăng ma - Còn gọi là lục thăng ma hay xuyên thăng ma (Rhizoma Cimicifugae foetidae) - là thân rễ khô của cây thăng ma (Cimicifuga foetida L.) thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae); (4) Quảng đông thăng ma (Radix Serratulae) - là rễ khô của thăng ma (Serratula sinensis S. Moore.) thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Thanh cao - 青蒿. Còn gọi là thảo cao, hương cao, thanh hao. Tên khoa học Artemisia apiacea Hance. Thuộc họ Cúc Artemisia (Compositae). Thanh cao (Herba Artemisiae apiaceae) là toàn bộ phận trên mặt đất cây thanh cao phơi hay sấy khô. Tên thanh hao còn dùng để chỉ một cây nữa (xem chú thích ở dưới) cần chú ý để tránh nhầm lẫn.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]