Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

GỪNG DẠI - 野薑 (野姜)

Còn gọi là Zơrơng (Bình Định).

Tên khoa học Zingiber cassumunar Roxb.

Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

gừng dại, 野薑, 野姜, Zơrơng, Zingiber cassumunar Roxb, họ Gừng, Zingiberaceae

Gừng dại - Zingiger cassumunar

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thảo, cao 2m, có thân rễ lớn hơn củ gừng, màu lục vàng, mùi nồng tựa hạt tiêu. Lá không cuống, hình thuôn mũi mác, gốc lá tròn, đầu thóp nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông như bột. Phiến lá dài tới 40cm, rộng 3,5cm, lưỡi bẹ dạng vẩy mỏng, bẹ lá có khía, có lông.

Cán hoa có lông, dài trung bình 15-25cm vẩy có lông ở gốc, hình mũi mác, không lợp lên nhau, cụm hoa hình thoi, nhiều hoa, dài khoảng 11cm, rộng 4-6cm, lá bắc lợp lên nhau, mép màu tía. Hoa mau tàn, tràng có ống không vượt quá các lá bắc, thùy hẹp dài. Bao phấn ngắn hơn cánh môi, trung đới dài và mềm yếu. Cánh môi hình tròn chẻ sâu, màu vàng nhạt, có thùy bên do nhị lép tạo thành. Bầu có lông. Mùa hoa tháng 7-8, quả tháng 7-9.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây mọc hoang dại ở vùng núi Ba Vì (thuộc Hà Tây). Có nhiều ở các tỉnh miền Nam, được khai thác và sử dụng với tên zơrơng (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Còn thấy ở Thái Lan (mang tên Phlai), Ấn Độ, Malaixia.

Nhân dân thu hái thân rễ, đem về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Năm 1979, Trạm nghiên cứu dược liệu Nghĩa Bình đã cất từ thân rễ tươi của gừng dại được 0,5-0,8% tinh dầu. Từ thân rễ quy ra khô kiệt được 4-5% tinh dầu. Tinh dầu màu vàng nhạt, sánh, mùi thơm. Để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, sau 5 ngày tinh dầu có khoảng 50-70% tinh thể, nếu để tinh dầu ngay vào tủ lạnh thì chỉ 2 giờ sau kết tinh. Tinh thể màu trắng đục, mùi nồng, vị nhạt, không tan trong nước lạnh, tan trong nước ấm rồi nổi lên mặt nước, để lạnh sẽ kết tinh trở lại, tan hoàn toàn trong dung môi hữu cơ.

Theo M. Lawrence, J. W. Hogg và St. J. Terhune (Riechstoffe, Aromen, Korper-flegemittel 20, 261. 1970-Miltitzer Berichte, 1971, 48) tinh dầu cất từ thân rễ gừng dại ở Thái Lan có tỷ trọng D20 0,894, αD20 33o36', ηD20 1,489. Bằng sắc ký khí và phổ hồng ngoại đã xác định được 2,5% αpinen, 0,1% camphen, 2,1% βpinen, 33,4% sabinen, 1,6% myrxen, 4,8% αtecpinen, 0,7% limonen, 1,1% 1-8 xineol, 9% γtecpinen, 2,1% p-cymol, 2,1% tecpinolen, 0,6% trans-sabinenhydrat, 0,5% cis-sabinenhydrat, 0,7% cis-p-menthen-2-ol (1), 33,3% tepinenol (4), 0,5% trans-p-menthen-2-ol(1)+tecpinen1-yl-4-axetat, 0,4% αtecpineol + αtecinylaxetat, 0,2% cis-piperitol, 4,3% một thành phần chưa xác định được.

Năm 1971, T. E. Casey, J. Dougan, W. S. Matthews và J. Nabney (Tropical Sc. 13, 199-Miltitzer Berichte 1972, 60) nghiên cứu tinh dầu cất từ thân rễ gừng dại Thái Lan thu được 0,55 tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm hơi cay, với tỷ trọng D20 0,895, αD20 33o2, ηD20 1,489, tan trong 4,6 phần cồn 80o, với 36,5% ancol toàn phần, (C10H18O) trong đó có khoảng 35% tecpinenol-(4). Ngoài ra còn xác định một số thành phần khác như αpinen, βpinen, sabinen, myrxen, αtecpinen, limonen, tecpinen, P-cymol và tecpinolen và một số thành phần chưa xác định khác.

Năm 1975, (Internat. Flavours 6, 136 1936-Miltizer Berichte 1975, 70) D. M. Baker và J. Nabney đã tách được từ tinh dầu gừng dại Thái Lan chất 1-(3,4-dimetoxyphenyl) butadien (2,4). Chất này đã được T. E. Casey, J. Dougan, W. S. Matthews và J. Nabney xác định một số năm nhưng vẫn chưa tách ra được (Vgl. Tropical Sc. 13, 199, 1971).

1-(3,4-dimetoxyphenyl) butadien (2,4)

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Cây này hầu như chưa thấy sử dụng ở miền Bắc nước ta. Dân tộc Bana huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định rất hay dùng thân rễ gừng dại với tên "ngải", "zơrơng" để chữa lỵ mãn tính, toi gà.

Nhân dân Malaixia dùng thân rễ cho trẻ ăn để tẩy giun và cho phụ nữ sắc uống sau khi đẻ. Thân rễ ngâm rượu dùng xoa bóp bụng cho phụ nữ sau khi đẻ. Người ta còn dùng chữa thấp khớp, đau nhức và những trường hợp viêm tấy.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Ruột gà
28/04/2025 01:42 SA

- 假馬齒莧 (假马齿苋). Còn gọi là rau đắng, rau sam trắng, rau sam đắng, ba kích. Tên khoa học Bacopa monnieri (L.) Pennell, Herpestis monniera (L. ) H. B. K (Gratiola monniera L., Septas repens Lour., Bramia indica Lamk). Thuộc họ Hoa mõm chó (Scrofulariaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Dưa chuột - 黄瓜. Còn gọi là dưa leo, tra sac (Cămpuchia), cucuber (Anh), concombre (Pháp), hồ qua (Trung Quốc). Tên khoa học Cucumis sativus Lin. Thuộc họ Bí (Cucurbitaceae).
Dứa dại - 露兜簕. Còn gọi là dứa gai, dứa, dứa gỗ. Tên khoa học Pandanus tectorius Sol. (Pandanus odoratissimus. L. f.). Thuộc họ Dứa dại (Pandanaceae).
Đùm đũm - 蛇泡筋. Còn gọi là cây ngấy, ngấy chĩa lá, ngũ gia bì - đũm hương, cây tu hú. Tên khoa học Rubus cochinchinenis Tratt. (Rubus fruticosus Lour, Rubus playfairii Hemsl.). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Dướng - 構樹 (构树). Còn gọi là chử, chử đào thụ, pắc sa, po sa (Viêntian), sa le (Xiêng khoảng), xa (Thổ), murier à papier. Tên khoa học Broussonetia papyrifera Vent. (Morus papyrifera L.). Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Người ta dùng quả chín phơi hay sấy khô làm thuốc với tên là chử thực (Fructus Broussonetiae).
Đương quy - 當歸 (当归). Còn gọi là tần quy, vân quy. Tên khoa học Angelica sinensis (Oliv.) Diels, (Angelica polymorpha Maxim. var. sinensis Oliv). Thuộc họ Hoa tán apraceae (Umbelliferae). Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hay sấy khô của cây đương quy. "Quy" là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ, do đó có tên như vậy.
Dương xuân sa - 陽春砂仁 (阳春砂仁). Còn gọi là xuân sa, sa nhân, mé tré bà. Tên khoa học Amomum villosum Lour (Amomum echinosphoera Schum). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Dương xuân sa (Fructus Amomi villosi) là quả chưa chín phơi hay sấy khô của cây dương xuân sa (Amomum villosum). Nếu còn cả vỏ thì gọi là xác sa, loại bỏ vỏ là sa nhân.
Duyên hồ sách - 延胡索. Còn gọi là huyền hồ sách, nguyên hồ. Tên khoa học tuber Corydalidid. Tên vị thuốc vốn là Huyền hồ sách, trong sách thuốc "Khai tống bản thảo" vì tên vua Tống là Huyền, nên đổi vị thuốc là Duyên hồ sách.
Gai dầu - 火麻. Còn gọi là gai mèo, lanh mán, lanh mèo, đại ma, cần sa, sơn ty miêu, ko phai meo (Thái), khan sua (Lào), khanh chha (Campuchia), chanvre. Tên khoa học Cannabis sativa L. Thuộc họ Gai mèo (Cannabinaceae).
Gai tầm xoọng - 酒餅簕 (酒饼簕). Còn gọi là cúc keo, quít gai, quít hôi, độc lực, cây gai xanh, mền tên, tửu bính lặc. Tên khoa học Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv. (Atalantia bilocularis Wall., Severinia monophylla Tanaka.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae).
Gắm - 買麻藤 (买麻藤). Còn gọi là dây sót, dây mấu, dây gấm lót, vương tôn. Tên khoa học Gnetum montanum Mgf., (Gnetum scandens Roxb, Gnetum edule Kurz. Gnetum latifolium Parl.). Thuộc họ Dây gắm (Gnetaceae).
Găng Còn gọi là găng trắng, lovieng (Cămpuchia). Tên khoa học Randia tomentosa (Blum. ex. DC.) Hookf. (Gardenia tomentosa Wall). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Găng tu hú - 山石榴. Còn gọi là găng trâu, mây nghiêng pa (Lào). Tên khoa học Randia dumetorum Benth. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Giổi Còn gọi là hạt giổi, cây giổi. Tên khoa học Talauma gioi Chev. Thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae).
Gối hạc - 火筒樹 (火筒树). Còn gọi là kim lê, bí dại, phỉ tử, mũn, mạy chia (Thổ). Tên khoa học Leea rubra Blume. Thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).
Gừng - 薑 (姜). Còn gọi là khương, sinh khương, can khương. Tên khoa học Zingiber offcinale Rosc. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Khương (Rhizoma Zingiberis) là thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. Tùy theo tươi hay khô, vị thuốc mang tên khác nhau: Sinh khương là củ (thân rễ) tươi; Can khương là thân rễ phơi khô.
Gừng dại - 野薑 (野姜). Còn gọi là Zơrơng (Bình Định). Tên khoa học Zingiber cassumunar Roxb. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Gừng gió - 紅球薑 (红球姜). Còn gọi là riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại, khuhet phtu, prateal vong atit (Cămpuchia), gingembre feu (Pháp), phong khương (Trung Quốc). Tên khoa học Zingiber zermbet Sm. Thuộc họ gừng (Zingiberaceae).
Hạ khô thảo - 夏枯草. Tên khoa học Brunella (Prunella) vulgaris L.. Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Ta dùng cụm hoa và quả phơi hay sấy khô (Flos Brunellae cum Frunctu) của cây hạ khô thảo. Theo người xưa, cây này sau ngày hạ chí (mùa Hạ) thì khô héo nên gọi là hạ khô thảo (trên thực tế ở nước ta, mùa Hạ cây vẫn tươi tốt).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]