Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

GAI DẦU - 火麻

Còn gọi là gai mèo, lanh mán, lanh mèo, đại ma, cần sa, sơn ty miêu, ko phai meo (Thái), khan sua (Lào), khanh chha (Campuchia), chanvre.

Tên khoa học Cannabis sativa L.

Thuộc họ Gai mèo (Cannabinaceae).

GAI DẦU, 火麻, gai mèo, lanh mán, lanh mèo, đại ma, cần sa, sơn ty miêu, ko phai meo, khan sua, khanh chha, chanvre, Cannabis sativa L., họ Gai mèo, Cannabinaceae

Gai dầu - Cannabis sativa

A. MÔ TẢ CÂY

Cây thảo, sống hằng năm, khác gốc, thân th1/4ng đứng cao 1-2m, phân ít hay nhiều cành. Toàn các bộ phận của cây đều phủ một lớp lông mịn. Lá thường mọc cách, có cuống, có lá kèm. Lá phía dưới chia thùy đến tận cuống, phiến thùy hình mác, nhọn, mép có răng cưa. Lá phía trên đơn hay chia 3 thùy. Cây đực thường gày mảnh hơn cây cái. Hoa đực mọc thành chùy với 5 cánh đài và 5 nhị. Hoa cái mọc thành xim xen lẫn với lá bắc hình lá, đài hoa cái hình mo, bọc lấy bầu hình cầu, 2 vòi nhụy đính ở gốc bầu, hình chỉ, dài hơn bầu nhiều, 1 noãn ngược. Quả bế (gọi là chenevis) hình trứng dài 2,5-3,5mm đường kính 2,5-3mm, nhẵn, xám nhạt. Hạt có dầu.

Có tác giả phân cây gai dầu thành gai cho sợi thuộc loài Cannabis sativa var. vulgaris trồng ở những vùng ôn đới lấy sợi và hạt ép dầu, và gai cho nhựa (chanvre indien) thuộc loài Cannabis sativa L. var. indica trồng ở những vùng  khí hậu nóng.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Nguồn gốc ở các nước miền trung châu á, bắt đầu được trồng ở ấn Độ và Trung Quốc để lấy sợi sau lan rộng đi nhiều nước vùng ôn đối các nước châu á, châu âu, (Liên Xô, Ba Lan, Rumani, Hungari, Séc, Slovakia, Pháp, Bỉ ...), châu Mỹ. Để lấy sợi người ta thu cây vào khi cây bắt đầu ra hoa. Ngâm cây vào nước trong vòng 10-20 ngày, phơi khô rồi tách sợi ra. Muốn thu quả (chenevis) chờ cho quả chín.

Gai cho nhựa thường trồng ở những vùng nóng và khô của ấn Độ, Iran, Apganistan, Ai Cập, nam châu Phi, Mêhicô. Ở đây người ta chỉ để những cây cái. Lấy ít hoa cây đực rũ mạnh trên những hoa cây cái để bảo đảm thụ phấn. Tại những nước này người ta thu những ngọn mang hoa và quả của cây cái. Tùy theo từng nước, người ta thu hái có hơi khác nhau và được những vị thuốc cũng mang tên khác nhau.

Ví dụ tại Ấn Độ người ta chia thành:

   Bhang gồm hỗn hợp những ngọn mang hoa đực và cái. Cứ dùng như vậy mà hút hay trộn với thuốc lá, thuốc phiện mà hút. Có khi được ngâm vào bơ và ăn dưới dạng nước canh, bánh ngọt cùng với một số vị thuốc khác.

   Ganjah gồm những ngọn mang hoa cái đã thụ phấn, dính đầy chất nhựa, cuộn thành cuộn hình thoi (round ganjah) hay khối dẹt (flat ganiah). Thường được nhân dân dùng hút trong những điếu đặc biệt.

   Chara gồm nhựa thu hoạch tại những khu vực trồng: người thu hoạch mặc áo da đi qua những cây trồng cho nhựa dính vào, hoặc người ta ngả cây đem về cắt lấy ngọn có hoa và nhựa rồi vê bằng tay. Loại này rất mạnh.

Tại Ai Cập và các nước Ả Rập người ta chế thành haschich gần giống chất ganjah, nhưng cuộn thành từng thỏi thường trộn thêm với mật ong, bơ, chất thơm khác và những lá cây họ Cà (Solanaceae).

Tại bắc châu Phi như ở Tuynidi người ta chế thành takrouri là ngọn cây cái mang hoa thái nhỏ, rây đều và gói thành gói, và chất kif được dùng ở Angiêri.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ người ta chế dạng cao nước cô đặc gọi là hafioum thường trộn với những cây có chất thơm hay có tác dụng cường dương.

Tại Mêhicô và các bang miền nam nước Mỹ người ta hút thứ thuốc mang tên marihuana gồm ngọn cây trộn với thuốc lá.

Tại những vùng khí hậu mát lạnh ở các tỉnh miền núi nước ta như Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đồng bào dân tộc ít người thường trồng cây gai dầu chủ yếu để lấy sợi dệt loại vải dày và bền. Một số nơi thu quả về ép dầu. Việc sử dụng nhựa hay ngọn mang hoa cái để hút hầu như chưa thấy. Tuy  nhiên trong kháng chiến chống Pháp, chúng tôi có thấy một số hàng binh lê dương người châu Phi thường hái ngọn mang hoa của cây gai dầu này thái nhỏ phơi dùng hút như hút thuốc lá hoặc trộn thêm với thuốc lá để hút. Ở miền Nam (Đà Lạt) dùng với tên cần sa làm thuốc ma túy và nuôi lợn cho béo.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Quả (chenevis) chứa 30% chất dầu có giá trị trong công nghiệp sơn vì bản thân dầu dưới tác dụng của không khí tạo thành màng rắn chắc bảo vệ gỗ và kim loại. Thành phần dầu chủ yếu gồm các glyxerit của những axit linoleic và  linomic. Trong khô dầu chứa 30% chất đạm, 10% chất béo dùng làm thức ăn gia súc. Trong chất đạm của khô dầu có chủ yếu chất glubulin mang tên edestin.

Ngọn mang hoa cái thường có 5-10% độ ẩm, 12-14% chất vô cơ (gồm chủ yếu lá oxalat canxi trong cây), ít tinh dầu với thành phần gồm những cacbua tecpenic, và một chất sesquitecpen mang tên cannaben; ngoài ra còn thấy cholin, trigonellin.

Hoạt chất của ngọn mang hoa cái là một chất nhựa (resin) với tỷ lệ thay đổi tùy theo cách chế biến thu hái và nguồn gốc địa lý. Theo Paris và du Merac 1947, Dehay 1961 và Herisset 1965 thì tỷ lệ nhựa trong những dược liệu của ấn Độ là 10-20% (chất chara thô chứa tới 30%) trong khi đó những ngọn thu ở những cây ở chây âu thường chỉ dưới 5% có khi chỉ 1-2%.

Nhựa này tan trong cồn cao độ, trong ête, clorofoc và đặc biệt hãn hữu trong ête dầu hỏa.

IMG

Thành phần hóa học của nhựa được tiến hành nghiên cứu từ cuối thế kỷ 19 nhưng mới đạt những tiến bộ vào năm 1940 nhờ những công trình nghiên cứu của Cahn, Told và cộng sự ở Anh về gai dầu của Ấn Độ và những công trình của Adams và cộng sự ở Mỹ về chất marihuana. Người ta đã chiết được những hợp chất không chứa nitơ có tính chất phenol. Cấu trúc cũng đã được xác định.

Đó là:

Cannabinol vào năm 1900 mới chiết được dưới dạng dầu, đến năm 1933 dưới dạng axetat kết tinh (Cahn, 1933). Bằng con đường tổng hợp người ta đã xác định được cấu trúc: với một nhân amyl-resorxinol và một nhân p-xymen.

Một hợp chất diphenol, Cannabidiol được Adams tách dưới dạng dinitribenzoat tinh thể (1940). Chất này có nhiều hơn trong gai dầu Mỹ, ít hơn trong gai dấu Ấn Độ.

Cả hai chất đều không có tác dụng gây tê mê của nhựa. Nhưng khi người ta tìm cách tổng hợp cannabinol thì người ta thu được chất tetrahydrocannabinol có những tác dụng đặc hiệu của haschich. Nhiều chất tương tự cũng đã được tổng hợp. Và có nhiều đồng phân của tetra-hydro-cannabinol khác nhau do năng suất quay cực và vị trí của nối kép trong nhân p-xymen. Người ta cho rằng trong nhựa thiên nhiên phải có một hỗn hợp đồng phân có tác dụng sinh lý.

Năm 1958, các nhà nghiên cứu Đức và Séc còn chiết được từ nhựa gai dầu châu Âu một chất mới gọi là axit cannabidiolic trong điều kiện chiết ở nhiệt độ thấp và trong áp lực giảm, vì chất này rất dễ bị khử cacboxy để cho cannabidiol.

Năm 1965, bằng sắc ký cột, người ta còn chiết được từ nhựa haschich chất cannabigerol. Ta có thể biểu thị sự liên quan giữa những thành phần hóa học trong nhựa gai dầu như trên.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Việc sử dụng nhựa gai dầu làm thuốc đã được biết từ rất lâu ở những nước phương đông như Ấn Độ, Trung Quốc, sau đó truyền sang Iran và các nước Ả Rập.

Các nước châu Âu chỉ mới biết đến nhựa gai dầu vào đầu thế kỷ 19.

Vị thuốc gây cho người dùng ban đầu có một cảm giác khoan khoái, dễ thở, thần kinh được kích thích, sau đó đến những ảo giác (mất khái niệm về thời gian, không gian, người như phân đôi). Con người trở nên rất nhạy cảm với tiếng ồn, với âm nhạc, và rất dễ sai khiến tới mức có thể sai đi gây những tội ác cũng làm. Vì vậy nhựa gai dầu thường được dùng ở một số nước phương đông để chuẩn bị cho chiến sĩ ra trận, chịu đựng những nhục hình. Nhưng giai đoạn kích thích và bột phát thường kèm buồn ngủ và đi tới hôn mê. Với liều cao hơn có thể dẫn đến động tác thiếu phối hợp, trạng thái ngây, một giấc ngủ giữ nguyên thế, có khi những cơn hoang tưởng giận dữ. Hô hấp chậm dần, mạch nhanh, miệng khô, mồ hôi đầm đìa, buồn nôn và nôn.

Việc sử dụng nhựa gai dầu được coi như một chứng nghiện chất độc nguy hiểm như nghiện thuốc phiện và cocain. Nhiều nước đã cấm trồng, sản xuất buôn bán và sử dụng nhựa gai dầu. Nhựa gai dầu nói ở đây được định nghĩa gồm ngọn có hoa và quả của cây gai dầu Cannabis sativa var. indica.

Tác dụng của nhựa gai dầu còn tùy thuộc vào bản lĩnh và trình độ văn hóa của người sử dụng. Nhưng thường dẫn đến thủ tiêu ý chí, suy nhược thể lực và tinh thần, và dẫn đến bệnh tinh thần.

Về những chất lấy riêng ra thì axit cannabidiolic không có tác dụng gây tê mê; các tác giả Tiệp Khắc chứng minh các chất này có tác dụng giảm đau và nhất là kháng sinh đối với một số vi khuẩn Gram dương. Điều sau này phù hợp với kinh nghiệm cổ truyền ở một số nước dùng nhựa gai dầu làm thuốc sát trùng và lên da.

Cannabidiol và cannabiol khá độc.

Người ta thấy rằng nhựa gai dầu để lâu sẽ bị giảm tác dụng. Và tác dụng giảm đau của nhựa gai dầu là kết quả của tác dụng chung của nhựa đối với vỏ não chứ không phải do một tác dụng tại chỗ.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Với tên lanh mèo, lanh mán, cây gai dầu hiện nay chủ yếu được trồng ở một số vùng miền núi nước ta để lấy sợi. Một số ít nơi dùng quả và hạt để ép dầu, dùng chế sơn, khô dầu dùng làm thức ăn gia súc. Toàn quả còn dùng nuôi chim.

Việc sử dụng ngọn mang hoa và quả cây gai dầu cái để hút như ở một số nước khác ở châu Á và châu Phi cho đến nay hầu như chưa thấy ở nước ta. Nhưng chúng ta cũng nên biết rằng việc sử dụng nhựa gai dầu với mục đích  này rất nguy hiểm, gây nghiện độc đối với nhân dân, làm thủ tiêu ý chí, suy nhược thể lực và trí óc cho nên gần đây rất nhiều nước đã cấm không cho sử dụng nhựa gai dầu để hút hay để uống.

Năm 1961 tại Niuooc, ủy ban về chất ma túy thế giới đã ra nghị quyết cấm không được dùng nhựa gai dầu vào mục đích khác ngoài mục đích chữa bệnh, và kiểm tra chặt chẽ việc trồng và buôn bán chất này. Nghị quyết này có hiệu lực từ cuối năm 1964. Tuy nhiên chúng ta biết trên thế giới hiện nay vẫn còn hàng triệu người dùng hút và uống cho nên vẫn có những sự buôn bán lén lút chất ma túy này.

Về mục đích làm thuốc, nhựa gai dầu được dùng từ lâu đời làm thuốc bôi ngoài với tính chất sát trùng và giảm đau.

Trong y học hiện đại, nhựa gai dầu được dùng dưới dạng cồn cao và thuốc để uống trong làm thuốc giảm đau, dịu đau (nhất là trong trường hợp đau dạ dày, co giật trong uốn ván, hen suyễn, một số bệnh thần kinh), dùng ngoài để làm thuốc sát trùng, chữa bỏng. Tuy nhiên người ta thấy thuốc để lâu kém hiệu lực và tác dụng cũng không đồng nhất.

Liều dùng: Cồn 1/10 (chế bằng phép ngấm kiệt với cồn 90o), mỗi lần dùng  0,05g, trong 24 giờ tối đa 1g.

Cao rượu: Ngày uống 0,05g đến 0,10g.

Cao lỏng: Ngày uống 0,30g đến 0,60g.

Nhựa gai dầu: Ngày uống từ 0,03g đến 0,05g.

Chú ý:

Những thuốc chế từ nhựa gai dầu đều phải theo chế độ những thuốc độc gây nghiện.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Hải sâm
02/07/2025 08:45 CH

- 海参. Còn gọi là đỉa biển - đỉa bề, sea-slug (Anh). Tên khoa học Stichopus selenka.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Nhau sản phụ - 紫河車 (紫河车). Còn gọi là thai bàn, thai y, thai bào, nhân bào, tử hà sa. Tên khoa học Placenta Hominis. Nhau sản phụ là bộ phận ở trong tử cung của người mẹ cùng với cái thai. Khi thai còn ở bụng mẹ thì nhau sản phụ có nhiệm vụ che chở và nuôi dưỡng thai.
Nhện - 蜘蛛. Còn gọi là trứng nhện, bích tiền, bích tâm trùng, bích hỷ oa. Tên khoa học Gossamer Urocteae. Người ta dùng trứng hay toàn con nhện ôm trứng - Uroctea compactilis Koch, thuộc họ Nhện (Urocteidae).
Nhội - 秋楓木 (秋枫木). Còn gọi là thu phong, ô dương, trọng dương mộc. Tên khoa học Bischofia trifoliata (Roxb.) Hook.f. (Bischofia javanica Blume, Andrachne trifoliata Roxb.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cần chú ý ngay là có 2 cây mang tên nhội. Cây thứ 2 thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), có tên khoa học là Citharexylon quadrangulare Jacq.
Nhựa cóc - 蟾酥. Còn gọi là thiềm tô. Tên khoa học Secretio Bufonis. Thiềm tô (Secretio Bufonis) là nhựa tiết ở tuyến sau tai và tuyến trên da của con cóc (Bulo bufo thuộc họ Cóc - Bufonidae và những con cùng chi) chế biến mà thành. Loài cóc phổ biến ở nước ta là Bufo melanostictus. Ngoài nhựa có (thiềm tô) con cóc còn cho ta thịt cóc dùng làm thuốc chữa bệnh cam còm của trẻ con. Vị thuốc có độc. Nhựa cóc thuộc loại thuốc độc bảng A. Cần chú ý, dùng phải cẩn thận.
Nhục đậu khấu - 肉豆蔻. Còn gọi là nhục quả, ngọc quả, muscade, noix de muscade. Tên khoa học Myristica fragrans Houtt. Thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae). Cây nhục đậu khấu cho ta các vị thuốc sau đây: (1) Nhục đậu khấu (Semen Myristicae) là nhân phơi hay sấy khô của cây nhục đậu khấu. (2) Ngọc quả hoa còn gọi là nhục đậu khấu y (Arillus Myristicae hay Macis) là áo của hạt nhục đậu khấu phơi hay sấy khô.
Nhục thung dung - 肉蓯蓉 (肉苁蓉). Tên khoa học Herba Cistanches Caulis Cistanchis. Vị thuốc nhục thung dung ít dùng, nhưng lại rất được sử dụng chữa những trường hợp yếu sinh lý, sinh dục. Sách thần nông bản thảo xếp vị nhục thunh dung vào loại "thượng phẩm".
Niễng - 茭白. Còn gọi là cô mễ, giao cẩn, lúa miêu, của niễng, giao bạch tử. Tên khoa học Zizania latifolia Turcz, (Zizania aquatica L., Zizapia dahurica Steud, Hydropyrum latifolium Griseb., Limnochloa caduciflora Turcz.). Thuộc họ Lúa Poeceae (Gramineae). Cây niễng cho vị thuốc là giao bạch tử. Giao bạch tử (Fructsus Zizaniae) là quả cây niễng phơi hay sấy khô.
Niệt gió - 了哥王. Còn gọi là gió niệt, gió cánh, gió miết, gió chuột, liễu kha vương, lĩnh nam nguyên hoa, cửu tin thảo, sơn miên bì, địa ba ma, độc ngư đằng. Tên khoa học Wikstroemia indica C. A. Mey. (Wikstroemia viridiflora Meissn, Daphne cannabina Lour.). Thuộc họ Trầm (Thymeleaceae).
Nọc ong - 蜂毒. Nọc ong là một vị thuốc được nhân dân nhiều nước châu Á và châu Âu biết dùng từ lâu để chữa nhiều bệnh khác nhau. Nọc ong là sản phẩm của những tuyến đặc biệt trong cơ thể con ong, muốn dùng nọc ong trước đây người ta cho con ong đốt, hay có khi người ta uống con ong, gần đây người ta lấy nọc ong riêng rồi chế thành thuốc với những dạng khác nhau như nhũ dịch, dầu bôi có nọc ong, thuốc tiêm dưới da, di chuyển ion (ionphorese). Muốn lấy nọc ong hàng loạt, người ta thường kích thích con ong bằng cách giết chết một con ong, đặt lên một màng mỏng có dòng điện, khi những con ong khác đậu vào bị dòng điện kích thích sẽ "đốt " màng mỏng. Nọc chảy ra người ta hứng lấy để chế thuốc.
Núc nác - 千張紙 (千张纸). Còn gọi là so đo thuyền, lin may, mộc hồ điệp, ung ca (Lào-Viêntian), k'nốc (Buônmêthuột), nam hoàng bá, hoàng bá nam, thiêu tầng chỉ, bạch ngọc nhi, thiên trương chỉ (Vân Nam) triểu giản (Quảng Tây). Tên khoa học Oroxylum indicum (L.), Vent (Bignonia indica L., Calosanthes indica Blume). Thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae). Cây núc nác cung cấp cho ta hai vị thuốc: (1) Vỏ núc nác (Cortex Oroxyli) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây núc nác; (2) Hạt núc nác (Semen Oroxyli) là hạt phơi hay sấy khô của cây núc nác. Hạt núc nác làm thuốc có tên mộc hồ điệp (mộc là gỗ, cây; hồ điệp là con bướm) vì hạt trông giống như con bướm bằng gỗ.
Nước bọt - 唾液. Còn gọi là nước dãi, nước miếng, thần thuỷ (nước thần), quỳnh dịch (nước ngọc), ngọc tương (nước ngọc), kim tân gọc dịch, quỳnh dịch dưỡng sinh pháp (phép dưỡng sinh bằng nước bọt). Tên khoa học Saliva.
Nước tiểu - 人尿. Còn gọi là đồng tiện, nhân niệu, luân hồi tửu, hoàn nguyên thang. Tên khoa học Urina Hominis. Trong những tên khác nhau tên đồng tiện chỉ dành chỉ nước tiểu của trẻ em, thường là của trẻ em trai, dưới 12 tuổi, mạnh khỏe. Nhưng trong những tài liệu cổ, ngoài nước tiểu trẻ em ra, người ta dùng cả nước tiểu người lớn với tên nhân niệu (nước tiểu của người lớn). Rồi vì không coi nước tiểu của người lớn là chất cặn bã do người thải ra, mà là vị thuốc quý nếu biết dùng nên mới gọi là luân hồi tửu (thứ rượu uống vào, thải ra lại uống vào), hoàn nguyên thang (thang thuốc đưa trở về cội nguồn). Trong 24 giờ, hai quả thận lọc được từ máu 180 lít nước (gấp 3 lần trọng lượng cơ thể 50kg). Nếu không đưa lượng nước ấy (trong đó có chất muối và nhiều chất khoáng vô cùng cần thiết cho cuộc sống của con người) thì con người sống sao nổi. Cho nên một phần lớn nước đó được đưa trở lại nuôi cơ thể, còn một phần thải ra dưới dạng nước tiểu, mồ hôi, ...
Ô đầu - Phụ tử - 烏頭 - 附子 (乌头 - 附子). Trong đông y thường coi phụ tử là một vị thuốc bổ "dương" do đó có câu (sâm, nhung, quế, phụ) nhưng có nhiều người lại rất sợ phụ tử vì coi đó là một vị thuốc rất độc. Vậy sự thật như thế nào? Ô đầu và phụ tử là hai vị thuốc khác nhau hay là cùng một vị? Do một cây hay do hai cây khác nhau? Cần nắm vững ngay rằng ô đầu, phụ tử đều do một cây mà ra, nhưng do cách chế biến khác nhau mà ô đầu rất độc, thường chỉ dùng để xoa bóp bên ngoài, còn phụ tử ít độc hơn có thể dùng uống trong với liều khá cao.
Ô đầu và phụ tử - 烏頭 附子 (乌头 附子). Còn gọi là xuyên ô, thảo ô. Tên khoa học Aconitum sinense Paxt. Thuộc họ Mao lương (Ranuneulaceae). Ô đầu và phụ tử để do rễ củ của một cây cung cấp, nhưng do cách chế biến khác nhau, nên được hai vị thuốc khác hẳn nhau: (1). Ô đầu (Radix Aconiti) là rễ củ mẹ của cây ô đầu - Acontum sinense, đào về, rửa sạch phơi hay sấy khô. Vị thuốc này các vị lương y đều thống nhất coi là vị thuốc rấr độc. Hiện được xếp vào loại thuốc rất độc bảng A. (2). Phụ tử là rễ củ con của cây ô đầu nói trên, nhưng đem về chế biến rồi mới dùng. Phụ tử lại chia ra diêm phụ, hắc phụ và bạch phụ củ, bạch phụ phiếm. Các vị lương y có người coi là độc, nhưng có vị coi là không độc vì có thể dùng hàng gam đến 40-50g hay hơn nữa.
Ô đầu Việt Nam - 越南烏頭 (越南乌头). Còn gọi là củ gấu tàu, củ ấu tàu (đừng nhầm với vị hương phụ có tên là củ gấu, xem vị này), cố y (Mèo - Nghĩa Lộ). Tên khoa học Aconitum fortunei Hemsl, (A. conitum sinense Sieb., Aconitum kusnezoffii Reichb var bodinieri Fin. et gagnep). Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Cây này trước đây được Dr Daels giám đốc vườn thực vật Berlin Dahlem xác định là Aconitum semigaleatum.
Ô dược - 烏葯 (乌药). Còn gọi là cây dầu đắng, ô dược nam. Tên khoa học Lindera myrrha (Lour.) Merr. (Laurus myrrha Lour., Litsea trinervia Pers., Tetratthersa trinervia Spreng., Daphnidium myrrha Nees.). Thuộc họ Long não (Lauraceae). Ô dược (Radix Linderae) là rễ phơi hay sấy khô của cây dầu đắng hay ô dược nam.
Ô môi - Còn gọi là bọ cạp nước, bồ cạp nước, cây cốt khí, cây quả canhkina, sac phlê, krêête, rich chopeu (Cămpuchia), brai xiêm, may khoum (Viên chăn). Tên khoa học Cassia grandis L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Ô rô - 大薊 (大蓟). Còn gọi là đại kế, thích kế, thiết thích ngãi, dã thích thái, thích khải tử, hổ kế, mã kế, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng, hê hạng thảo. Tên khoa học Cncus japonicus. (DC.) Maxim (Cirsium japonicum DC.). Thuộc họ Cúc (Compositae). Đại kế (Herba et Radix Cirsii japonici) là toàn cây ô rô phơi hay sấy khô, bao gồm thân, cành, lá, cụm hoa và rễ.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]