Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ĐỘC HOẠT - 獨活 (独活)

Hương độc hoạt, Angelicae pubescentis

Hương độc hoạt - Angelicae pubescentis

Cửu nhỡn độc hoạt, Araliae cordatae

Cửu nhỡn độc hoạt - Araliae cordatae

Trên thị trường, tên độc hoạt dùng để chỉ thân rễ và rễ của nhiều cây khác nhau. Sau đây là một số vị chính:

1. Xuyên độc hoạt:

   Radix Angelicae tuhuo là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên độc hoạt (Angelica laxiflora Diels) ở vùng Hồ Bắc, hoặc cây Angelica megaphylla Diels ở vùng Tứ Xuyên, đều thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umebelliferae).

2. Hương độc hoạt:

   Radix Angelicae pubescentis là rễ của cây mao đương quy (Angelica pubescen Maxim) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

3. Ngưu vĩ độc hoạt:

   Radix Heraclei hemsleyani là rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt đuôi trâu. Ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Michx) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

   Cùng với tên ngưu vĩ độc hoạt có nơi còn dùng rễ phơi khô của cây độc hoạt lông mềm, nhuyễn mao độc hoạt - Heracleum lanatum Michx. cùng họ.

4. Cửu nhỡn độc hoạt:

   Độc hoạt 9 mắt, (Rhizoma Araliae cordatae) còn gọi là thổ đương quy (trong Bản thảo thập di) hay cửu nhỡn độc hoạt (vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cửu nhỡn độc hoạt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

Cần chú ý thêm rằng ngoài 4 vị độc hoạt nói trên, còn có nhiều nơi ở Trung Quốc dùng và bán sang ta với tên độc hoạt rễ của nhiều loại thuộc các chi Angelica, Heracleum và Peucedanum khác. Vậy cần chú ý phân biệt.

A. MÔ TẢ CÂY

Vị độc hoạt hiện nay chủ yếu nhập của Trung Quốc, ở nước ta cho đến nay chưa phát hiện được. Cho nên chúng tôi căn cứ vào một số cây đã được mô tả chắc chắn để ghi lại đây làm tài liệu cho ta phát hiện sau này.

Cây hương độc hoạt hay mao đương quy = đương quy có lông (Angelica pubescens Maxim) là một cây sống lâu năm, cao 0,50-1m thân mọc thẳng đứng, hơi màu tím, có rãnh dọc, nhẵn không có lông. Lá kép 2-3 lần lông chim, lá chét nguyên hoặc lại chia thùy, mép có răng cưa tù không nhọn, cuống lá nhỏ, phía dưới nở rộng thành bẹ có dìa mỏng. Trên gân lá có lông ngắn và thưa. Cụm hoa tán kép, gồm 10-20 cuống tán. Hoa nhỏ màu trắng; quả bế đôi, hình thoi dẹt, trên lưng có sống, hai bên phát triển thành dìa.

Cây ngưu vĩ độc hoạt = độc hoạt đuôi trâu (Heracleum hemsleyanum Maxim) cũng là loại cây sống lâu năm cao 0,50-1,50m rễ chính to thô, có khi có rễ con dài; thân mọc thẳng đứng trên mặt có rãnh dọc, hơi có lông ngắn. Lá kép 1 lần lông chim, phiến lá chét dài 5-13cm, rộng 4-20cm mép có răng cưa thô, cuống lá dài 8-17cm, phía dưới phát triển thành bẹ. Cụm hoa hình tán kép, mọc ở đầu cành; tổng hoa tán có 15-20 cuống dài 3,5-9cm; tán nhỏ gồm chừng 30 hoa nhỏ màu vàng trắng. Quả bế đôi, hình thoi dẹt, trên lưng sống không rõ, hai bên phát triển thành dìa.

Cây cửu nhỡn độc hoạt = độc hoạt chín mắt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì, là một cây sống lâu năm, cao 1-2m; thân mọc thẳng đứng, có nhiều cành; cành già gần như không có lông thưa ngắn. Lá mọc so le, kép 2-3 lần lông chim có thể dài 30-40cm; lá chét có cuống ngắn dài 4-12cm, rộng 2-9cm mép có răng cưa nhọn. Cụm hoa hình tán kép, cuống tán kép dài 4,5-11cm; tán nhỏ gồm 20-35 hoa nhỏ màu trắng hay vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, dài 2-3cm, trong có 5 hạt.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Như trên đã nói, độc hoạt hiện chưa thấy ở Việt Nam; có nơi đã dùng rễ cây tiền hồ với tên độc hoạt (Cao Bằng). Tại Trung Quốc, tuỳ theo từng vùng người ta khai thác những cây khác nhau với tên độc hoạt.

Ví dụ xuyên độc hoạt chủ yếu ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên được coi là loại tốt nhất, số lượng nhiều không những dùng trong toàn Trung Quốc mà còn xuất khẩu nữa. Hương độc hoạt chủ yếu sản xuất ở Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam, sản lượng ít, chủ yếu tự cung tự cấp. Ngưu vĩ độc hoạt sản xuất ở Tứ Xuyên, chất lượng bị coi là loại kém nhất, thường cũng chỉ dùng chữa cho súc vật; tự cung tự cấp.

Việc thu hái chế biến rất đơn giản: Thường vào các tháng 4-10 đào lấy rễ cắt bỏ phần thân, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô là được.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong đọc hoạt hay hương độc hoạt (Angelica pubscens Maxin. ) có ostol, bergapten, angelol và angelical).

IMG

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa thấy có tài nghiên cứu.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Độc hoạt chỉ mới thấy dùng trong phạm vị nhân dân.

Theo tài liệu cổ: Độc hoạt có vị cay, tính ôn, vào hai kinh Can và Thận có tính chất đuổi phong hàn, khử thấp, hết đau, chuyên dùng trong những trường hợp phong hàn, các khớp xương và lưng gối đau nhức bất kể đau lâu hay mới đâu, đau đầu, đau răng. Những người âm hư hỏa vượng huyết hư không phong hàn thực tà không dùng được.

Liều dùng hàng ngày từ 3 đến 6g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu, thường dùng phối hợp với những vị thuốc khác.

Đơn thuốc có độc hoạt dùng trong nhân dân:

   - Độc hoạt thang chữa các khớp xương đau nhức: Độc hoạt 5g, đương quy 3g, phòng phong 3g, phục linh 3g, thược dược 3g, hoàng kỳ 3g, cát căn 3g, nhân sâm 2g, cam thảo 1g, can khương 1g, phụ tử 1g, đậu đen 5g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Mướp đắng
14/04/2025 01:59 SA

- 苦瓜. Còn gọi là khổ qua, cẩm lệ chi, lại bồ đào, hồng cô nương, lương qua, mướp mủ, chua hao (Mường-Thanh Hóa). Tên khoa học Momordica charantia L. (Momordica balsamina Desc., Cucumis africanus Lindl.). Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây thông thiên - 黃花夾竹桃. Còn gọi là hoàng hoa giáp trúc đào, laurier jaune, -noix de serpent, yellow oleander, bois à lait. Tên khoa học Thevetia neriifolia Juss. (Cerbera thevetia L., Cerbera peruviana Pers). Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).
Cây thùn mũn Còn gọi là cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), cây phi tử, cây chua ngút - vốn vén, tấm cùi (Thổ), xốm mun (Thái). Tên khoa học Embelia ribes Burn. Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae). Người ta dùng quả phơi hay sấy khô của cây thùn mũn.
Cây thuốc phiện - 罂粟. Còn có tên là a phù dung, anh tử túc, a phiến, túc xác, anh túc xác. Tên khoa học Papaver somniferum L. Thuộc họ Thuốc phiện (Papaveraceae). Thuốc độc loại gây nghiện. Dùng cho trẻ con phải cẩn thận theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Anh túc xác (Fructus Papaveris deseminatus) còn có tên túc xác là quả thuốc phiện sau khi đã lấy hạt và nhựa rồi phơi hay sấy khô.
Cây tô mộc - 蘇木. Còn có tên là cây gỗ vang, cây vang nhuộm, cây tô phượng. Tên khoa học Caesalpinia sappan L.. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Tô mộc (Lignum Caesalpiniae sappan) là gỗ phơi khô của cây gỗ vang hay cây tô mộc (vì vị thuốc sản xuất ở Tô Phượng, "Tô" là Tô Phượng, "mộc" là gỗ).
Cây trắc bách diệp - 側柏葉 (侧柏叶). Còn có tên là bá tử nhân. Tên khoa học Thuja orientalis L. (Biota orientalis Endl.). Thuộc họ Trắc bách (Cupressaceae). Ta dùng cành và lá phơi hay sấy khô (Folium et Ramulus Biotae) của cây trắc bách diệp. Cây này còn cho vị thuốc bá tử nhân (Semen Thujae orientalis) là nhân phơi hay sấy khô của trắc bách diệp.
Cây trạch tả - 澤寫. Còn có tên là cây mã đề nước. Tên khoa học Alisma plantago-aquatica L. var. orientalis Samuelsson. Thuộc họ Trạch tả (Alismataceae). Trạch tả (Rhizoma Alismatis) là thân củ chế biến, phơi hay sấy khô của cây trạch tả ("trạch" = đầm, "tả" = tát cạn; vì vị này thông tiểu tiện rất mạnh như tát cạn nước đầm ao).
Cây trúc đào - 夹竹桃. Còn gọi là đào lê, giáp trúc đào, laurier rose. Tên khoa học Nerium oleander L. (Nerium laurifolium Lamk.). Thuộc họ Trúc đào (Apocynacceae). Vì lá cây giống lá trúc, hoa giống hoa đào, do đó có tên.
Cây vòi voi - 大尾摇. Còn gọi là vòi voi, cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo, promoi damrey - xantui damrey (Campuchia). Tên khoa học Heliotropium indicum L. (Heliotropium anisophyllum P. de B.). Thuộc họ Vòi voi (Borraginaceae). Tên vòi voi vì cụm hoa của cây giống hình vòi con voi.
Cây xà sàng - 蛇床子. Còn có tên là cây giần sàng. Tên khoa học Cnidium monnier (L.) Cuss. (Selinum monnieri L.). Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Tên giần sàng vì cụm hoa trông từ trên xuống giống cái giần hay cái sàng gạo. Người xưa nói vì rắn hay nằm lên trên và ăn hạt cây này do đó gọi tên là "xà" = rắn, "sàng" = giường. Người ta dùng xà sàng tử (Fructus Cnidii) là quả phơi hay sấy khô của cây xà sàng.
Cây xá xị Còn gọi là vù hương, rè hương, cô châu, canh châu, bois de vierge. Tên khoa học Cinnamomun parthennoxylon Meissn, (Sassfras parthenoxylon Meissn). Thuộc dòng họ Long não (Lauraceae). Chú thích về tên tên cây xá xị chỉ mới được nhân dân các tỉnh phía Nam đặt ra ít năm gần đây, vì thấy tinh dầu, gỗ thân và gỗ rễ cây này có mùi rất giống mùi nước uống xá xị (Salsepareille) đóng chai, một loại nhập của Mỹ hay của Pháp bao gồm các vị thổ phục linh, cam thảo, salixylat metyl, tinh dầu tiểu hồi, tinh dầu sassafras (xem thổ phục linh và vị sassafras).
Cây xương sáo - 凉粉草. Còn gọi là cây thạch đen, lương phấn thảo. Tên khoa học Mesona chinensis Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Chanh trường - 旋花茄. Còn gọi là mắc dit (Lào). Tên khoa học Solanum spirale Roxb. Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Châu thụ - 芳香白珠. Còn gọi là lão quan thảo (Sìn hồ, Lai Châu). Tên khoa học Gaultheria fragrantissima Wall. (Gaultheria fragrans Don). Thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae).
Chay - 胭脂樹 (胭脂树). Còn gọi là Cây chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
Chè vằng - 茉莉. Còn gọi là chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ. Tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume. Thuộc họ Nhài (Oleaceae). Nhiều người gọi nhầm cây chè vằng là cây lá ngón, nhưng một cây có hoa vàng (lá ngón thật), một cây kia hoa trắng, ngoài ra còn một số điểm khác cần chú ý để tránh nhầm lẫn.
Chỉ thiên - 地膽草 (地胆草). Còn gọi là cỏ lưỡi mèo, địa đảm đầu, địa đảm thảo, bồ công anh, khổ địa đảm. Tên khoa học Elephantopus scaber L. (Scabiosa cochinchinensis Lour., Astercocephalus cochinchinensis Spreng.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Tên thông thường của cây này là chỉ thiên, tuy nhiên, tại một số vùng Nam Bộ, và Trung Bộ người ta gọi là cây lưỡi mèo. Một số người ở miền Nam dùng với tên bồ công anh. Tại một số tỉnh miền Nam Trung Quốc (Quảng Tây), người ta cũng dùng cây này với tên bồ công anh (xem vị này), cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Chỉ thực - 枳實 (枳实). Còn gọi là chỉ xác, xuyên chỉ thực, xuyên chỉ xác. Tên khoa học Citrus sp. Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturii) và Chỉ xác (Fructus Citri aurantii) đều là quả phơi khô của chừng hơn 10 cây chi Citrus và Poncirus thuộc họ Cam quít (Rutaceae) nhưng thu hái ở thời kỳ khác nhau. Chỉ thực là quả hái vào lúc còn non nhỏ, có khi do bị gió mạnh tự rụng dưới gốc cây (theo chữ Trung Quốc chỉ là tên cây, thực là quả). Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín. Thường bổ đôi để phơi cho chóng khô. Chỉ xác thường to hơn chỉ thực và thường bổ đôi. Chỉ vẫn là tên cây, xác là còn vỏ và xơ vì quả bổ đôi phơi khô ruột quả bị quắt lại.
Chìa vôi - 白粉藤. Còn gọi là bạch liễm, đau xương, bạch phấn đằng. Tên khoa học Cissus modeccoides Planch. [Cissus vitiginea Lour. (non L.) C. triloba merr., Callicarpa triloba Lour.]. Thuộc họ Nho (Ampelidaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]