Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ĐỘC HOẠT - 獨活 (独活)

Hương độc hoạt, Angelicae pubescentis

Hương độc hoạt - Angelicae pubescentis

Cửu nhỡn độc hoạt, Araliae cordatae

Cửu nhỡn độc hoạt - Araliae cordatae

Trên thị trường, tên độc hoạt dùng để chỉ thân rễ và rễ của nhiều cây khác nhau. Sau đây là một số vị chính:

1. Xuyên độc hoạt:

   Radix Angelicae tuhuo là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên độc hoạt (Angelica laxiflora Diels) ở vùng Hồ Bắc, hoặc cây Angelica megaphylla Diels ở vùng Tứ Xuyên, đều thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umebelliferae).

2. Hương độc hoạt:

   Radix Angelicae pubescentis là rễ của cây mao đương quy (Angelica pubescen Maxim) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

3. Ngưu vĩ độc hoạt:

   Radix Heraclei hemsleyani là rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt đuôi trâu. Ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Michx) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

   Cùng với tên ngưu vĩ độc hoạt có nơi còn dùng rễ phơi khô của cây độc hoạt lông mềm, nhuyễn mao độc hoạt - Heracleum lanatum Michx. cùng họ.

4. Cửu nhỡn độc hoạt:

   Độc hoạt 9 mắt, (Rhizoma Araliae cordatae) còn gọi là thổ đương quy (trong Bản thảo thập di) hay cửu nhỡn độc hoạt (vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cửu nhỡn độc hoạt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

Cần chú ý thêm rằng ngoài 4 vị độc hoạt nói trên, còn có nhiều nơi ở Trung Quốc dùng và bán sang ta với tên độc hoạt rễ của nhiều loại thuộc các chi Angelica, Heracleum và Peucedanum khác. Vậy cần chú ý phân biệt.

A. MÔ TẢ CÂY

Vị độc hoạt hiện nay chủ yếu nhập của Trung Quốc, ở nước ta cho đến nay chưa phát hiện được. Cho nên chúng tôi căn cứ vào một số cây đã được mô tả chắc chắn để ghi lại đây làm tài liệu cho ta phát hiện sau này.

Cây hương độc hoạt hay mao đương quy = đương quy có lông (Angelica pubescens Maxim) là một cây sống lâu năm, cao 0,50-1m thân mọc thẳng đứng, hơi màu tím, có rãnh dọc, nhẵn không có lông. Lá kép 2-3 lần lông chim, lá chét nguyên hoặc lại chia thùy, mép có răng cưa tù không nhọn, cuống lá nhỏ, phía dưới nở rộng thành bẹ có dìa mỏng. Trên gân lá có lông ngắn và thưa. Cụm hoa tán kép, gồm 10-20 cuống tán. Hoa nhỏ màu trắng; quả bế đôi, hình thoi dẹt, trên lưng có sống, hai bên phát triển thành dìa.

Cây ngưu vĩ độc hoạt = độc hoạt đuôi trâu (Heracleum hemsleyanum Maxim) cũng là loại cây sống lâu năm cao 0,50-1,50m rễ chính to thô, có khi có rễ con dài; thân mọc thẳng đứng trên mặt có rãnh dọc, hơi có lông ngắn. Lá kép 1 lần lông chim, phiến lá chét dài 5-13cm, rộng 4-20cm mép có răng cưa thô, cuống lá dài 8-17cm, phía dưới phát triển thành bẹ. Cụm hoa hình tán kép, mọc ở đầu cành; tổng hoa tán có 15-20 cuống dài 3,5-9cm; tán nhỏ gồm chừng 30 hoa nhỏ màu vàng trắng. Quả bế đôi, hình thoi dẹt, trên lưng sống không rõ, hai bên phát triển thành dìa.

Cây cửu nhỡn độc hoạt = độc hoạt chín mắt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì, là một cây sống lâu năm, cao 1-2m; thân mọc thẳng đứng, có nhiều cành; cành già gần như không có lông thưa ngắn. Lá mọc so le, kép 2-3 lần lông chim có thể dài 30-40cm; lá chét có cuống ngắn dài 4-12cm, rộng 2-9cm mép có răng cưa nhọn. Cụm hoa hình tán kép, cuống tán kép dài 4,5-11cm; tán nhỏ gồm 20-35 hoa nhỏ màu trắng hay vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, dài 2-3cm, trong có 5 hạt.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Như trên đã nói, độc hoạt hiện chưa thấy ở Việt Nam; có nơi đã dùng rễ cây tiền hồ với tên độc hoạt (Cao Bằng). Tại Trung Quốc, tuỳ theo từng vùng người ta khai thác những cây khác nhau với tên độc hoạt.

Ví dụ xuyên độc hoạt chủ yếu ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên được coi là loại tốt nhất, số lượng nhiều không những dùng trong toàn Trung Quốc mà còn xuất khẩu nữa. Hương độc hoạt chủ yếu sản xuất ở Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam, sản lượng ít, chủ yếu tự cung tự cấp. Ngưu vĩ độc hoạt sản xuất ở Tứ Xuyên, chất lượng bị coi là loại kém nhất, thường cũng chỉ dùng chữa cho súc vật; tự cung tự cấp.

Việc thu hái chế biến rất đơn giản: Thường vào các tháng 4-10 đào lấy rễ cắt bỏ phần thân, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô là được.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong đọc hoạt hay hương độc hoạt (Angelica pubscens Maxin. ) có ostol, bergapten, angelol và angelical).

IMG

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa thấy có tài nghiên cứu.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Độc hoạt chỉ mới thấy dùng trong phạm vị nhân dân.

Theo tài liệu cổ: Độc hoạt có vị cay, tính ôn, vào hai kinh Can và Thận có tính chất đuổi phong hàn, khử thấp, hết đau, chuyên dùng trong những trường hợp phong hàn, các khớp xương và lưng gối đau nhức bất kể đau lâu hay mới đâu, đau đầu, đau răng. Những người âm hư hỏa vượng huyết hư không phong hàn thực tà không dùng được.

Liều dùng hàng ngày từ 3 đến 6g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu, thường dùng phối hợp với những vị thuốc khác.

Đơn thuốc có độc hoạt dùng trong nhân dân:

   - Độc hoạt thang chữa các khớp xương đau nhức: Độc hoạt 5g, đương quy 3g, phòng phong 3g, phục linh 3g, thược dược 3g, hoàng kỳ 3g, cát căn 3g, nhân sâm 2g, cam thảo 1g, can khương 1g, phụ tử 1g, đậu đen 5g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Phật thủ
17/04/2025 08:10 CH

- 佛手. Còn gọi là phật thủ phiến, phật thủ cam. Tên khoa học Citrus medica L.var. sarcodactylus Sw. (Citrus medica L. var. digitata Riss.). Thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Ta dùng quả phơi khô (Fructus Citri sarcodactyli) của cây phật thủ.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cẩm xà lặc Còn gọi là mỏ quạ, mỏ ó, găng cơm, găng vàng, găng sơn, găng cườm, thiết thỉ mễ (Trung Quốc). Tên khoa học Canthium parvifolium Roxb. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Cẩm xà lặc là tên vỏ cây này được xuất bán cho Trung Quốc. Tên này phổ biến ở tỉnh Quảng Bình là nơi được khai thác thu mua để xuất. Tại những nơi khác tên mỏ quạ, mỏ ó phổ biến hơn. Cũng có nơi gọi là cây găng. Tên mỏ quạ còn dùng để chỉ một cây khác (xem vị này) cần chú ý tránh nhầm.
Canh châu - 雀梅藤. Còn gọi là chanh châu, trân châu, kim châu, khan slan (Lạng Sơn), xích chu đằng, tước mai đằng. Tên khoa học Sageretia theezans (L.) Brongn. (Rhamnus theezans L.). Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae). Ta dùng cành và lá cây canh châu khô làm thuốc hay pha nước uống thay chè.
Canh ki na - 金雞納 (金鸡纳). (Cinchona-Cortex - Chinae - Cortex Cinchonae). Cankina là tên phiên âm tiếng Pháp của cây quinquina.
Cánh kiến đỏ - 紫梗. Còn gọi là tử giao, tử ngạnh, xích giao, hoa một dược, dương cán tất, tử trùng giao, tử thảo nhung. Tên khoa học Lacca-Stick-lac. Cánh kiến đỏ (Lacca) là chất nhựa màu đỏ do một loài rệp son cánh kiến đỏ - Laccifer lacca Kerr. - thuộc họ Sâu cánh kiến lacciferidae hút nhựa cây chủ bài tiết ra. Tên con rệp son, có tác giả xác định là Tachardia lacca R. Bld. (Tachard là một nhà truyền giáo Pháp đã nghiên cứu cánh kiến đỏ ở Pondichery Ấn Độ và báo cáo ở Viện hàn lâm Pháp năm 1710), cũng có tác giả xác định là Carteria lacca Sign. (do Carter đã nghiên cứu cánh kiến đỏ ở Bombay, Ấn Độ năm 1860-1861). Hiện nay tên Laccifer lacca Kerr. thông dụng hơn cả. Tuy nhiên có thể những chủng đó có chỗ khác nhau, ta chưa phát hiện được.
Cánh kiến trắng - 安息香. Còn có tên cây bồ đề, an tức hương, benzoin. Tên khoa học Styrax tonkinonse Pierre. Thuộc họ Bồ đề (Styracaceae). Theo sách cổ; an = yên, tức = nghỉ, vì mùi thơm của cây làm cho ma quỷ phải yên, không quấy rối người. Có người lại giải thích An tức là tên cổ của một địa phương ngoài Trung Quốc; vì cây có hương thơm, nguồn gốc ở nước An Tức xưa. An tức hương (Benzoinum - Benzoe) là nhựa của cây cánh kiến trắng hay cây bồ đề.
Canhkina - 金雞納 (金鸡纳). Tên khoa học Cinchona sp. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Tùy theo mục đích chữa bệnh hay làm nguyên liệu chiết ancaloit người ta dùng vỏ những cây canhkina khác nhau: (1) Để làm thuốc bổ, chữa sốt thường người ta dùng vỏ cây canhkina đỏ - Cinchona succirubra Pavon; (2) Để chiết ancaloit toàn phần người ta có thể dùng vỏ cây canhkin đỏ hoặc vỏ canhkina vàng Cinchona calisaya Wedd, hoặc canhkina Cinchona ledgeriana Moens; (3) Vỏ cây canhkina xám (Cinchona officinalis L.) thường được dùng chế rượu khai vị.
Cảo bản - 藁本. Cảo bản là một vị thuốc tương đối thông dụng trong Đông y. Vì gốc cây như gốc lúa ("cảo" = lúa, "bản" = gốc) do đó có tên cảo bản. Trên thị trường có 2 loại cảo bản: 1. Bắc cảo bản - Rhizoma et Radix Ligustici jeholensis; 2. Tây khung cảo bản - Rhizoma et Radix Ligustici sinensis...
Cát cánh - 桔梗. Tên khoa học Platycodon grandiflorum A. DC. Thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae). Cát cánh hay kết cánh (Radix platycodi) là rễ khô của cây cát cánh. Tên Platycodon do chữ Platys là rộng, Codon là chuông. Grandiflorum do chữ grandi là to, florum là hoa vì cây cát cánh có hoa to hình cái chuông rộng.
Cẩu tích - 狗脊. Còn gọi là rễ lông cu ly, kim mao cẩu tích, cẩu tồn mao, cây lông khỉ. Tên khoa học Cibotium barometz (L.) J. Sm. Thuộc họ Lông cu ly (Dicksoniaceae). Cẩu tích hay kim mao, cẩu tích (Rhizoma Cibotii) là thân rễ phơi hay sấy khô, có khi thái mỏng, phơi hay sấy khô của cây lông cu ly. Cẩu là con chó, tích là lưng, xương sống. Vì vị thuốc chưa thái giống lưng con chó, do đó có tên này.
Cây áctisô - 菜薊 (菜蓟). Tên khoa học Cynara scolymus L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng thân và lá tươi của cây áctisô.
Cây ba gạc - 蘿芙木 (萝芙木). Còn có tên là la phu mộc, san to (Sapa), lạc toọc (Cao Bằng). Tên khoa học Rauwolfia verticillata (Lour) Baill. Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Người ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Rauwolfiae verticillatae) của cây ba gạc, hay la phu mộc. La phu mộc = dịch âm Trung Quốc của chữ Râuvonphia (Rauwolfia) tên khoa học của cây này. Tên san to nghĩa là ba chạc, vì cây có 3 lá, chia ba cành. Tên lạc toọc nghĩa là một rễ, vì cây có một rễ.
Cây ba gạc Ấn Độ - 印度蘿芙木 (印度萝芙木). Còn có tên Ấn Độ sà mộc, Ấn Độ la phù mộc. Tên khoa học Rauwoflia serpentina Benth. Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Người ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Rauwfliae serpentinae) của cây ba gạc Ấn Độ.
Cây ba kích - 巴戟天. Còn có tên ba kích thiên, cây Ruột gà, chẩu phóng xì (Hải Ninh), thao tầy cáy, ba kích nhục, liên châu ba kích. Tên khoa học Morinda offcinalis How. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây bách bộ - 百部. Còn có tên là dây đẹt ác, dây ba mươi. Tên khoa học Stemona tuberosa Lour. Thuộc họ Bách bộ (Stemonaceae). Ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Stemonae) của cây bách bộ.
Cây ban - 地耳草. Còn gọi là điền cơ vương, điền cơ hoàng, địa nhĩ thảo, dạ quan môn, nọc sởi, bioc lương, châm hương. Tên khoa học Hypericum japoncum Thunb. Thuộc họ Ban (Hypericaceae). Ta dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Tên điền cơ hoàng vì cây này hoa màu vàng, thường mọc đầy ở những ruộng hoang (điền là ruộng, cơ là nền gốc, hoàng là màu vàng), tên dạ quan môn vì cây này vào chiều tối thì cúp lại (dạ là tối, quan là đóng, môn là cửa).
Cây bọ mắm - 霧水葛 (雾水葛). Còn có tên là cây thuốc dòi. Tên khoa học Pouzolzia zeylanica Benn. (Pouzolzia indica Gaud.). Thuộc họ Gai (Urticaceae).
Cây bông - 棉花根. Tên khoa học Gossypium sp.. Thuộc họ bông (Malvaceae). Ta dùng vỏ rễ cây bông (Cortex Gossypii radicis) là dư phẩm của kỹ nghệ trồng bông. Sau khi hái cây bông ta đào rễ rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô.
Cây bồng bồng - 牛角瓜. Còn có tên là nam tì bà, cây lá hen. Tên khoa học Calotropis gigantea R. Br. Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]