Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ĐINH LĂNG - 細羽南洋參 (细羽南洋参)

Còn gọi là cây gỏi cá, nam dương lâm.

Tên khoa học Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L.) Miq., Tieghemopanax fruticosus (L.) R. Vig.

Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

ĐINH LĂNG, 細羽南洋參, 细羽南洋参, cây gỏi cá, nam dương lâm, Polyscias fruticosa (L.) Harms, Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L.) Miq., Tieghemopanax fruticosus (L.) R. Vig., họ Ngũ gia bì, Araliaceae

Cây đinh lăng - Polyscias fruticosa

Ta dùng rễ hay vỏ rễ phơi hoặc sấy khô của cây đinh lăng.

A. MÔ TẢ CÂY

Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5m. Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40cm, không có lá kèm rõ.

Lá chét có cuống gầy dài 3-10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt.

Quả dẹt dài 3-4mm, dày 1mm có vòi tồn tại.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Đinh lăng là một cây được trồng phổ biến làm cảnh ở khắp nước ta, mọc cả ở Lào và miền nam Trung Quốc.

Trước đây không thấy dùng làm thuốc; gần đây do sự nghiên cứu tác dụng bổ mới bắt đầu được dùng. Thường đào rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong đinh lăng đã tìm thấy có các alcoloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin B1, các axit amin trong đó có lyzin, xystei, và methionin là những axit amin không thể thay thế được (Ngô Ứng Long - Viện quân y 1985).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Năm 1961, các khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý Viện y học quân sự Việt Nam nghiên cứu tác dụng của đinh lăng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể và một số tác dụng khác đã đi đến kết luận sau đây:

   1. Nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.

   Tam thất và các cây khác cùng họ có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể (thí nghiệm trên chuột mình tròn lội nước theo phương pháp thí nghiệm cấp tính của I. I. Brekman). Nhưng trên thí nghiệm trường diễn, tác dụng chóng hết và thường hay tích luỹ.

   2. Với liều 0,1ml cao lỏng đinh lăng cho 20g thể trọng sống làm giảm hoạt động của chuột nhắt trắng.

   3. Đinh lăng tác dụng trực tiếp trên cơ tim ếch, cô lập (theo phương pháp Straub) với liều nhất định làm giảm trương lực cơ tim, làm tim co bóp và thưa, tiến tới tim ngừng đập.

   4. Dung dịch nước 0,2 đến 1% rễ đinh lăng gây có mạch tai thỏ cô lập theo phương pháp Kravkov.

   5. Với liều 0,5ml dung dịch cao đinh lặng 100-200% trên 1 kg thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai đều tăng cường hô hấp về biên độ và tần số: huyết áp nhất thời hạ xuống.

   6. Trên tử cung tại chỗ, với liều 1ml dung dịch cao đinh lăng 100% cho 1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai làm tăng co bóp tử cung nhẹ.

   7. Đinh lăng có tác dụng tăng tiết niệu gấp trên 5 lần so với bình thường với liều uống 2ml dung dịch đinh lăng 100% cho 100g thể trọng  (thí nghiệm trên chuột bạch Trung Quốc).

   8. Liều độc: Đinh lăng ít độc, so với nhân sâm còn ít độc hơn. Giải phẫu bệnh lý những chuột chết vì liều độc thì thấy gây tổn thương nặng tổ chức cơ sở các tạng nhất là ở gan, thận, tim, não, cuối cùng chết. Liều độc tiêm phúc mạc DL50 của đinh lăng là 32,9g/kg trong khi đó DL50 của nhân sâm là 16,5g/kg, của ngũ gia bì Liên Xô cũ (Eleutherococcus) là 14,5g/kg, chứng tỏ đinh lăng ít độc hơn 2 vị thuốc nhân sâm và ngũ gia bì Liên Xô cũ. Cho uống với liều 50g/kg thể trọng chuột vẫn sống bình thường.

   Độc tính trường diễn thấy xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dầy, ruột, biến loạn dinh dưỡng tim, gan, thận. Trước khi chết có hiện tượng ỉa lỏng, xù lông, mệt mỏi, kém ăn, sụt cân.

   9. Làm tăng sức đề kháng của chuột đối với tác hại của bức xạ siêu cao tần và thấy có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột hơn so với một số thuốc như ngũ gia bì Eleutherococcus của Liên Xô cũ, đương qui, ba kích. Tác dụng này có thể là do tính chất bổ chung nhưng còn có thể do cơ chế điều nhiệt của đinh lăng.

   10. Ngô Ứng Long và Xavaev (Liên Xô cũ) đã cùng nhận thấy đinh lăng có tác dụng tốt đối các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tư thế tĩnh, đầu dốc ngược.

   Thực nghiệm trên người, viên bột rễ đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao trong các nghiệm pháp gắng sức cũng như luyện tập.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu dược lý, Viện y học quân sự Việt Nam năm 1964 cho thí nghiệm dùng trên người thấy với liều 0,23 đến 0,50g bột đinh lăng một ngày dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ độ (30o) thì có kết quả tăng sức dẻo dai của cơ thể như khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Trong nhân dân, ngoài công dụng ăn gỏi cá, có nơi dùng đinh lăng chữa ho, ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng.

Tại Ấn Độ, theo K. M. Naikarai, đinh lăng được dùng chữa sốt, làm săn da.

Đơn thuốc có đinh lăng:

   1. Chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động: Đinh lăng (rễ) phơi khô, thái mỏng 0,50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

   2. Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường (y sĩ Kim Hoán, Y học thực hành 7-1963).

   3. Chữa vết thương: Giã nát lá đinh lăng đắp lên.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Muối ăn
06/07/2025 08:59 CH

- 食鹽 (食盐). Còn gọi là thực diêm. Tên khoa học Natrium chloridum crudum. Muối ăn là những tinh thể hình lập phương dính với nhau thành hình tháp rỗng, không màu hay hơi đục bẩn, vị mặn, đặc biệt để ở những nơi ẩm ướt thì hay hút nước chảy ướt, nhưng khi rang...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Sổ - 五椏果. Còn gọi là sổ bà, thiều biêu, co má sản (Thái). Tên khoa học Dillenia indica L. Thuộc họ Sổ (Dilleniaceae).
Sở - 茶梅. Còn gọi là trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè. Tên khoa học Camellia sasanqua Thunb. [Thea sasanqua (Thunb.) Nois.]. Thuộc họ Chè (Theaceae). Cây sở cho ta những sản phẩm sau đây: Dầu sở còn gọi là dầu chè dùng làm thực phẩm hay trong kỹ nghệ xà phòng. Khô sở dùng làm phân bón, nguyên liệu chiết saponozit, làm thuốc trừ sâu, duốc cá.
So đũa - 木田菁. Còn gọi là dank kaa, angkea dey chhmol (Cămpuchia), phak dok khe (Lào- Viênchian), fayotier (Pháp). Tên khoa học Sesbnia grandiflora Pers. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Sòi - 烏桕 (乌桕). Còn gọi là ô cửu, ô thụ quả, ô du, thác tử thụ, mộc tử thụ, cửu tử thụ. Tên khoa học Sapium sebiferum (L.), Roxb. (Croton sebiferum L. Stillingia sebifera Michx.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây sòi cho các vị thuốc sau đây: 1. Vỏ rễ - ô cửu căn bì (Radix Sapii) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây sòi. Có khi người ta dùng cả vỏ thân, nhưng hay dùng vỏ rễ hơn. 2. Dầu hạt sòi - cửu chi hay ô cửu chi hay bì du (Oleum Sapii) là hỗn hợp chất sáp bọc lớp ngoài của hạt và dầu ép từ hạt sòi. Tên gọi là ô cửu vì quạ (ô) thích ăn hạt cây này.
Sơn thù du - 山茱萸. Còn gọi là sơn thù, thù nhục, táo bì. Tên khoa học Cornus officinalis Sieb. et zuce. Thuộc họ Sơn thù du (Cornaccae). Cây sơn thù du cho vị thuốc gọi là sơn thù hay sơn thù du (Fructus Corni) là quả khô của cây sơn thù.
Sơn tra - 山楂. Còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine. Tên khoa học Crataegus pinnatifida Bunge (bắc sơn tra, sơn tra); Crataegus cuneata Sieb.et Zucc. (nam sơn tra, dã sơn tra). Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Sơn tra (Fructus Crataegi) là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây bắc hay nam sơn tra.
Sơn từ cô - 獨蒜蘭 (独蒜兰). Còn gọi là mao từ cô. Tên khoa học Pleione bulbocodioides (Franch.) Rolfe (Coelogyne bulbocodioidcs Franch.). Thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Sử quân tử Còn gọi là cây quả giun, quả nấc, sứ quân tử. Tên khoa học Quisqualis indica L. Thuộc họ Bàng (Combretaceae). Ta dùng quả chín (Fructus Quisqualis) hay nhân chín (Semen Quisqualis) phơi hay sấy khô của cây sử quân tử. Tên đúng là sứ quân tử (hạt của ông sứ quân) vì trước đây có một vị sứ quân (người đứng đầu một vùng ngày xưa) chuyên dùng hạt này chữa bệnh cho trẻ em. Về sau đọc chệch thành sử quân.
Tắc kè - 蛤蚧. Còn gọi là đại bích hổ, cáp giải, cáp giới. Tên khoa học Gekko gekko L. Thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae), bộ Thằn lằn (Sauria hay Lacertilia). Tắc kè - Gekko - là con tắc kè mổ bỏ ruột phơi hay sấy khô.
Tai chua - 大果藤黄. Tên khoa học Garcinia pedunculata Roxb. (G. cowa Roxb.). Thuộc họ Bứa Clusiaceae (Guttiferae). Về tên khoa học của tai chua, một số người đã căn cứ vào tài liệu đầu tiên của Ch. Grevost và A. Petelot đã xác định là một loài thuộc chi Dillenia. Nhưng ngay trong những phần phụ lục của tác giả trong tập Sản phẩm Đông Dương I đã đính chính lại tên, và tập VI (1941) các tác giả đã nhắc lại và khẳng định là loài Garcinia pedunculata Roxb.
Tai chuột - 眼樹蓮 (眼树莲). Còn gọi là cây hạt bí, qua tử kim. Tên khoa học Dischidia acuminata Cost. Thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Tầm duột Còn gọi là chùm ruột, chùm giuột, tầm ruộc, mak nhôm (Viêntian). Tên khoa học Phyllanthus disichus Muell, Arg. (Phyllanthus acidus Skeels, Cicca disticha L.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tàm sa
Tầm sét - 藤商陸 (藤商陆). Còn gọi là khoai xiêm, bìm bìm xẻ ngón, kantram theari (Cămpuchia). Tên khoa học Ipomoea digitata Lin. Thuộc họ Bìm bìm Covolvulaceae.
Tầm xuân - 野薔薇 (野蔷薇). Tên khoa học Rosa multiflora Thunb. Thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae).
Tần cửu (Thanh táo) - 駁骨丹 (驳骨丹). Còn gọi là tần cừu, tần qua, tần giao, thanh táo, thuốc trặc, trường sơn cây. Tên khoa học Justicia gendarussa L. (Gendarussa vulgaris Nees.). Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Táo rừng Còn gọi là mận rừng, bút mèo, vang trầm. Tên khoa học Rhamnus crenatus Sieb và Zucc. var. cambodianus Tard. Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae).
Táo ta - 酸枣. Còn gọi là toan táo nhân. Tên khoa học Ziyphus jujuba Lamk. (Zizyphus trinervia Roth.). Thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Toan táo nhân (Semen Zizyphi) là nhân phơi hay sấy khô của hạt cây táo vẫn cho ta quả.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]