Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ĐỈA - 水蛭

Tên khoa học Hirudo medicinalis L. và nhiều loài khác.

Thuộc họ Đỉa (Hirudinidae).

ĐỈA, 水蛭, Hirudo medicinalis L., họ Đỉa, Hirudinidae

1. Đỉa xám - Hirudo medicinalis

2. Đỉa xanh lục - Hirudo offcinalis

3. Đỉa trâu - Hirudo troctina

Đỉa được dùng làm thuốc từ lâu nhưng bị lãng quên trong một thời gian dài. Gần đây nhu cầu bỗng trở lại và đỉa đã trở thành một nguồn xuất khẩu quan trọng ở nhiều nước.

A. MÔ TẢ CON VẬT

Đỉa thuộc nhiều loài đều dùng làm thuốc được. Phổ biến có mấy loài sau đây:

Đỉa xám Hirudo medicinalis L.: Màu lục nhạt, trên lưng có 6 dải dọc màu hung đỏ, bụng có những điểm màu đen và 2 dải dọc màu đen nhạt.

Đỉa xanh lục Hirudo offcinalis Mop.: Màu xanh lục nhạt trên lưng có 6 dải chạy dọc nhưng ở bụng không có những điểm đen và có 2 dải màu đen chạy dọc, đốt trên thân nhẵn chứ không có những bướu như đỉa xám.

Đỉa trâu có nơi gọi là đỉa rồng Hirudo troctina Mop.: Có lưng màu xanh lục với mép màu vàng cam. Những dải trên lưng được thay thế bởi những chấm riêng lẻ hình tròn hay hình vuông cứ cách 5 đốt lại có một đường. Bụng màu lục vàng  nhạt, có đốm hay không đốm, 2 bên có 2 dải không thẳng. Những chấm này màu đen với mép vàng hay màu vàng cam với mép đen.

B. PHÂN BỐ, NUÔI, BẮT ĐỈA VÀ CHẾ BIẾN

Đỉa là một con vật sống dưới nước lặng hay nước chảy chậm tại hầu hết các khu vực trên thế giới châu Âu, châu Phi, châu Á ...

Đỉa sống bằng hút dịch cây cỏ, hút chất dinh dưỡng của động thực vật thủy sinh và nhất là chúng thích hút máu, trâu, bò, người và động vật.

Khi con đỉa muốn hút máu người và con vật, trước hết nó bám vào người hay con vật bằng miệng hút rất chặt, sau đó dùng ba hàng hàm, mỗi hàng hàm là một cơ khối cơ mang trên mép hàng trăm răng nhỏ hình chữ V, đầu nhọn chữ V rạch trên da người hoặc con vật một vết thương rồi hút máu.

Người ta đã tính một con đỉa hút khoảng 15g máu trước khi no và rơi ra. Nhưng sau khi con đỉa đã rơi khỏi người và con vật thì khoảng 15g máu nữa tiếp tục chảy. Như vậy mỗi con đỉa lấy ở con vật ra khoảng 30g máu.

Trước đây, vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 nhu cầu dùng đỉa chữa bệnh rất lớn ở châu Âu. Nhiều nước đã đặt vấn đề nuôi đỉa. Người ta đã thống kê chỉ riêng một số bệnh viện vùng thủ đô Paris của Pháp mà từ 1830 đến 1842, mỗi năm tiêu thụ hết 828.000 con đỉa.

Muốn nuôi đỉa, người ta chọn một nơi ao hồ hay dòng nước chảy chậm. nuôi đỉa bằng những con ngựa và la già. Nhưng trước khi bắt đỉa đem bán lại phải cho đỉa nhịn đói.

Năm 1977, công ty ngoại thương Imexco ở thành phố Hồ Chí Minh đã thu mua đỉa để xuất khẩu dưới dạng đông lạnh. Muốn bắt đỉa cần chú ý rằng con đỉa sẽ tụ lại khi có sự khuấy động, hay khi có mùi máu, mùi mồ hôi. Đỉa bắt được cho ngay vào thùng chứa nước, tốt nhất thay nước ngày 1-2 lần bằng nước nơi đỉa sống. Nếu vận chuyển, thỉnh thoảng nhúng gói đỉa xuống nước cho đủ ẩm.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Quanh miệng con đỉa có những tuyến nước bọt tiết ra chất hirudin có tác dụng làm cho máu không đông lại.

Hirudin là một chất men có trọng lượng phân tử khoảng 20.000, tan trong nước, trong nước muối sinh lý, không tan trong cồn, ête, axêton, gồm rất nhiều axit amin hợp thành.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trước đây đỉa được dùng sống để cho hút máu trong nhiều trường hợp viêm tấy.

Cách điều trị này không được dùng cho những người già, trẻ em và những người máu khó đông.

Nhưng việc dùng đỉa để hút máu trực tiếp rất nguy hiểm do đỉa có thể truyền những bệnh như bệnh than, bệnh nhiễm trùng. Cho nên từ lâu không dùng đỉa nữa.

Gần đây người ta dùng đỉa làm nguyên liệu chiết men hirudin dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc xoa để chữa những trường hợp máu hay đông tắc, viêm mang bao tim, trĩ, tụ máu nội tạng, tụ máu ở các vết thương, ...

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Xuyên sơn giáp
26/06/2025 08:21 CH

- 穿山甲. Còn gọi là vảy tê tê, vảy con trút. Tên khoa học Manis pentadactyla L. Thuộc họ Tê tê (Manidae). Xuyên sơn giáp (Squama Manidis) là vảy phơi khô của con tê tê hay con trút (Manis pentadactyla L.). Vì con vật hay đục núi và mình có vảy cứng như áo giá...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Bách hợp - 百合. Còn gọi là cây tỏi rừng (Sơn Pha, Sơn Đông, Lạng Sơn). Tên khoa học Lilium brownii F. E. Br. var. colchesteri Wils. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Bách hợp (Bulbus) là dò phơi hay sấy khô của cây bách hợp và một số cây cùng chi. Tên bách hợp là do chữ bách = trăm, hợp = kết lại, vì dò của cây này do nhiều lá kết lại như vẩy cá.
Bạch quả - 白果. Còn gọi là ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ, Arbre aux quarante écus. Tên khoa học Ginkgo biloba Lin. Thuộc họ Bạch quả (Ginkgoaceae).
Bách thảo sương - 百草霜. Còn gọi là oa đề khôi, nhọ nồi. Bách thảo sương (Pulvis Fumicarbonisatus) là chất mịn màu đen bám vào các đáy nồi, chảo đun bằng rơm rạ hay cỏ khô. Có thể thu hoạch quanh năm.
Bạch thược - 芍藥 (芍药). Còn gọi là thược dược. Tên khoa học Paeonia lactiflora Pall. (Paeonia albiflora Pall.). Thuộc họ Mao Lương (Ranunculaceae). Bạch thược (Radix Paeoniae albae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thược dược. Vì vị thuốc sắc trắng, do đó có tên như vậy.
Bạch truật - 白术. Còn gọi là ư truật, đông truật, triết truật. Tên khoa học Atractylodes macrocephala Koidz. Atractylis macrocephala (Koidz) Kand. Mazz.; Atractylis ovata Thunb. Thuộc họ Cúc (Compositae). Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây bạch truật. Chữ macrocephala có nghĩa là đầu to, ý nói cụm hoa hình đầu mà lại to.
Bàm bàm - 榼藤. Còn có tên là dây bàm, đậu dẹt, m'ba (Lào), var ang kung (Campuchia), lany (Di Linh). Tên khoa học Entada phaseoloides (L.) Merr., E. sandess Benth. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).
Bán hạ - 半夏. Thiên Nguyệt lịch sách Lễ ký nói: Vị thuốc này sinh vào giữa mùa hạ nên gọi là bán hạ. Bán hạ là thân rễ phơi hay sấy khô và chế biến của nhiều cây khác nhau, đều thuộc họ Ráy (Araceae).
Bàn long sâm - 盤龍參 (盘龙参). Còn có tên là sâm cuốn chiếu, thao thảo, mễ dương sâm. Tên khoa học Spiranthes sinensis (Pers) Ames, (Spiranthes australis Lindl). Thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Bàng - 欖仁樹. Còn gọi là quang lang, chambok barang parcang prang (Cămpuchia), badamier (Pháp). Tên khoa học Terminalia catappa L. Thuộc họ Bàng (Combretaceae).
Bạng hoa - 蚌花. Còn gọi là cây sò huyết, tử vạn niên thanh, lẻ bạn. Tên khoa học Rhoeo discolor (L'Herit) Hance (Tradescantia discolor L'Herit). Thuộc họ Thài lài (Commelinaceae).
Bát giác liên - 八角蓮 (八角莲). Còn gọi là độc diệp nhất chi hoa (một lá, một hoa) độc cước liên, pha mỏ (Thổ). Tên khoa học Podophyllum tonkinense Gagnep. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Bầu đất - 蛇接骨. Còn gọi là rau lúi, khảm khon (Thổ), thiên hắc địa hồng, dây chua lè, chi angkam (Campuchia). Tên khoa học Gynura sarmentosa DC. (Gynura finlaysoniana DC., Cacalia cylindriflora Wall., Cacalia procumbens Lour., Sonchus volubilis Rumph.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Bảy lá một hoa - 七葉一枝花 (七叶一枝花). Còn gọi là thất diệp nhất chi hoa, độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa. Tên khoa học Paris polyphylla Sm. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
Bèo cái - 浮萍. Còn gọi là đại phù bình, bèo ván, bèo tai tượng, bèo tía, thủy phù liên, đại phiêu. Tên khoa học Pistia stratiotes L.. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Bèo tây - 大水萍. Còn gọi là bèo Nhật Bản, lộc bình. Tên khoa học Eichhornia crassipes Solms. Thuộc họ Bèo tây (Pontederiaceae). Tên bèo tây vì nguồn gốc ở nước ngoài đưa vào. Tên bèo Nhật Bản vì có người cho rằng từ Nhật đưa về. Lộc bình do cuống lá phình lên giống lọ lộc bình.
Biến hóa - 尾花細辛 (尾花细辛). Còn gọi là thổ tế tân, quán chi (Mèo). Tên khoa học Asarum caudigerum Hance. Thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae).
Bìm bịp - 紅毛雞 (红毛鸡). Nhân dân dùng cả hai loài bìm bịp làm thuốc: (1) Bìm bịp lớn - Centropus sinensis intermedius Hume; (2) Bìm bịp nhỏ - Centropus bengalensis bengalensis Gmelin.
Bình vôi Còn gọi là củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên, cà tom (Thổ). Tên khoa học Stephania rotunda Lour. [Stephania glabra (Roxb.) Miers.]. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Bình vôi hay củ bình vôi (Tuber Stephaniae rotundae) là phần thân phìn ra thành củ của cây bình vôi Stephania rotunda Lour. Cây củ bình vôi cho ta các vị thuốc: (1) Thân củ (Tuber Stephaniae rotundae) thái mỏng phơi hay sấy khô; (2) Các hoạt chất, chủ yếu là chất rotundin. Trước đây có người gọi nhầm cây này là "hà thủ ô" cho nên thuốc rotundin chế từ củ bình vôi có người lại đặt tên là "thuốc an thần hà thủ ô". Cần tránh nhầm lẫn với cây hà thủ ô.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]