Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ĐỈA - 水蛭

Tên khoa học Hirudo medicinalis L. và nhiều loài khác.

Thuộc họ Đỉa (Hirudinidae).

ĐỈA, 水蛭, Hirudo medicinalis L., họ Đỉa, Hirudinidae

1. Đỉa xám - Hirudo medicinalis

2. Đỉa xanh lục - Hirudo offcinalis

3. Đỉa trâu - Hirudo troctina

Đỉa được dùng làm thuốc từ lâu nhưng bị lãng quên trong một thời gian dài. Gần đây nhu cầu bỗng trở lại và đỉa đã trở thành một nguồn xuất khẩu quan trọng ở nhiều nước.

A. MÔ TẢ CON VẬT

Đỉa thuộc nhiều loài đều dùng làm thuốc được. Phổ biến có mấy loài sau đây:

Đỉa xám Hirudo medicinalis L.: Màu lục nhạt, trên lưng có 6 dải dọc màu hung đỏ, bụng có những điểm màu đen và 2 dải dọc màu đen nhạt.

Đỉa xanh lục Hirudo offcinalis Mop.: Màu xanh lục nhạt trên lưng có 6 dải chạy dọc nhưng ở bụng không có những điểm đen và có 2 dải màu đen chạy dọc, đốt trên thân nhẵn chứ không có những bướu như đỉa xám.

Đỉa trâu có nơi gọi là đỉa rồng Hirudo troctina Mop.: Có lưng màu xanh lục với mép màu vàng cam. Những dải trên lưng được thay thế bởi những chấm riêng lẻ hình tròn hay hình vuông cứ cách 5 đốt lại có một đường. Bụng màu lục vàng  nhạt, có đốm hay không đốm, 2 bên có 2 dải không thẳng. Những chấm này màu đen với mép vàng hay màu vàng cam với mép đen.

B. PHÂN BỐ, NUÔI, BẮT ĐỈA VÀ CHẾ BIẾN

Đỉa là một con vật sống dưới nước lặng hay nước chảy chậm tại hầu hết các khu vực trên thế giới châu Âu, châu Phi, châu Á ...

Đỉa sống bằng hút dịch cây cỏ, hút chất dinh dưỡng của động thực vật thủy sinh và nhất là chúng thích hút máu, trâu, bò, người và động vật.

Khi con đỉa muốn hút máu người và con vật, trước hết nó bám vào người hay con vật bằng miệng hút rất chặt, sau đó dùng ba hàng hàm, mỗi hàng hàm là một cơ khối cơ mang trên mép hàng trăm răng nhỏ hình chữ V, đầu nhọn chữ V rạch trên da người hoặc con vật một vết thương rồi hút máu.

Người ta đã tính một con đỉa hút khoảng 15g máu trước khi no và rơi ra. Nhưng sau khi con đỉa đã rơi khỏi người và con vật thì khoảng 15g máu nữa tiếp tục chảy. Như vậy mỗi con đỉa lấy ở con vật ra khoảng 30g máu.

Trước đây, vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 nhu cầu dùng đỉa chữa bệnh rất lớn ở châu Âu. Nhiều nước đã đặt vấn đề nuôi đỉa. Người ta đã thống kê chỉ riêng một số bệnh viện vùng thủ đô Paris của Pháp mà từ 1830 đến 1842, mỗi năm tiêu thụ hết 828.000 con đỉa.

Muốn nuôi đỉa, người ta chọn một nơi ao hồ hay dòng nước chảy chậm. nuôi đỉa bằng những con ngựa và la già. Nhưng trước khi bắt đỉa đem bán lại phải cho đỉa nhịn đói.

Năm 1977, công ty ngoại thương Imexco ở thành phố Hồ Chí Minh đã thu mua đỉa để xuất khẩu dưới dạng đông lạnh. Muốn bắt đỉa cần chú ý rằng con đỉa sẽ tụ lại khi có sự khuấy động, hay khi có mùi máu, mùi mồ hôi. Đỉa bắt được cho ngay vào thùng chứa nước, tốt nhất thay nước ngày 1-2 lần bằng nước nơi đỉa sống. Nếu vận chuyển, thỉnh thoảng nhúng gói đỉa xuống nước cho đủ ẩm.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Quanh miệng con đỉa có những tuyến nước bọt tiết ra chất hirudin có tác dụng làm cho máu không đông lại.

Hirudin là một chất men có trọng lượng phân tử khoảng 20.000, tan trong nước, trong nước muối sinh lý, không tan trong cồn, ête, axêton, gồm rất nhiều axit amin hợp thành.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trước đây đỉa được dùng sống để cho hút máu trong nhiều trường hợp viêm tấy.

Cách điều trị này không được dùng cho những người già, trẻ em và những người máu khó đông.

Nhưng việc dùng đỉa để hút máu trực tiếp rất nguy hiểm do đỉa có thể truyền những bệnh như bệnh than, bệnh nhiễm trùng. Cho nên từ lâu không dùng đỉa nữa.

Gần đây người ta dùng đỉa làm nguyên liệu chiết men hirudin dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc xoa để chữa những trường hợp máu hay đông tắc, viêm mang bao tim, trĩ, tụ máu nội tạng, tụ máu ở các vết thương, ...

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cà cuống
26/06/2025 09:09 CH

- 桂花蝉. Còn gọi là sâu quế, đà cuống. Tên khoa học Belostoma indica Vitalis (Lethocerus indicus Lep).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Dây thuốc cá - 毛魚藤 (毛鱼藤). Còn gọi là dây duốc cá, dây mật, dây cóc, dây cát, lầu tín, tuba root (Anh), derris (Pháp), touba. Tên khoa học Derris elliptica Benth., Derris tonkinensis Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Dây duốc cá là những cây cho rễ dùng đánh bả cá. Vì những cây này chỉ độc đối với sâu bọ và động vật máu lạnh, không độc đối với người và súc vật nuôi trong nhà cho nên còn được dùng trong nông nghiệp để diệt trừ sâu bọ. Cây có ở Việt Nam.
Dây toàn - 白毛藤. Còn gọi là già căn, douce amère. Tên khoa học Solanum dulcamara L. (Solanum lyratum Thunb.). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
- 羊. Tên khoa học Capra sp. Thuộc họ Sừng rỗng (Bovidae).
Đỉa - 水蛭. Tên khoa học Hirudo medicinalis L. và nhiều loài khác. Thuộc họ Đỉa (Hirudinidae). Đỉa được dùng làm thuốc từ lâu nhưng bị lãng quên trong một thời gian dài. Gần đây nhu cầu bỗng trở lại và đỉa đã trở thành một nguồn xuất khẩu quan trọng ở nhiều nước.
Địa du - 地榆. Còn gọi là ngọc trát (Trung Quốc), sanguisorbe officinale, grande pimprenelle (Pháp), Pimpernel (Anh). Tên khoa học Sanguisorba officinalis L. Tên "địa du" vì "địa" là đất, "du" là cây du. Cây địa du lúc mới mọc lên, lá giống cây du, lan khắp trên mặt đất, nên đặt tên như vậy.
Địa liền - 山柰. Còn gọi là sơn nại, tam nại, thiền liền, sa khương, faux galanga. Tên khoa học Kaempferia galanga L., (Kaempferia rotunda Ridl.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Sơn nại (Rhizoma Kaempferiae) là thân rễ thái mỏng phơi khô của cây địa liền. Tên địa liền vì lá mọc sát mặt đất.
Điều nhuộm - 紅木 (红木). Còn gọi là xiêm phung, cham pou, champuk shralok (Cămpuchia), som hu, som phu, kam tai, kam set (Lào), rocouyer-annato. Tên khoa học Bixa orellana L. Thuộc họ Điều nhuộm (Bixaceae).
Đinh hương - 丁香. Còn gọi là cống đinh hương, đinh tử, đinh tử hương. Tên khoa học Syzygium aromaticum (L.) Merr.et Perry, Eugenia caryophyllata Thunb., Eygenia caryophillus (Sprengel) Bullock et. Hariss. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Vị thuốc giống như chiếc đinh, lại có mùi thơm nên đặt tên đinh hương. Tên caryophyllata do chữ caryo có nghĩa là quả giẻ, phyllus là lá; sau khi lá đài rụng hết, vị đinh hương giống như một quả hạt giẻ nhỏ được bao bọc bởi một vòng lá.
Đinh lăng - 細羽南洋參 (细羽南洋参). Còn gọi là cây gỏi cá, nam dương lâm. Tên khoa học Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L.) Miq., Tieghemopanax fruticosus (L.) R. Vig. Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Đỗ trọng - 杜仲. Tên khoa học Eucommia ulmoides Oliv. Thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae). Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) là vỏ phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng. Xưa kia vì có người họ Đỗ tên Trọng dùng vị thuốc này, do đó mà đặt tên.
Độc hoạt - 獨活 (独活). Trên thị trường, tên độc hoạt dùng để chỉ thân rễ và rễ của nhiều cây khác nhau. Sau đây là một số vị chính: (1) Xuyên độc hoạt: Radix Angelicae tuhuo là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên độc hoạt (Angelica laxiflora Diels) ở vùng Hồ Bắc, hoặc cây Angelica megaphylla Diels ở vùng Tứ Xuyên, đều thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umebelliferae); (2) Hương độc hoạt: Radix Angelicae pubescentis là rễ của cây mao đương quy (Angelica pubescen Maxim) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae); (3) Ngưu vĩ độc hoạt: Radix Heraclei hemsleyani là rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt đuôi trâu. Ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Michx) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Cùng với tên ngưu vĩ độc hoạt có nơi còn dùng rễ phơi khô của cây độc hoạt lông mềm, nhuyễn mao độc hoạt - Heracleum lanatum Michx. cùng họ; (4) Cửu nhỡn độc hoạt: Độc hoạt 9 mắt, (Rhizoma Araliae cordatae) còn gọi là thổ đương quy (trong Bản thảo thập di) hay cửu nhỡn độc hoạt (vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cửu nhỡn độc hoạt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Đồi mồi - 玳瑁. Còn gọi là đại mạo, văn giáp. Tên khoa học Eretmochelys imbricata L. Thuộc họ Rùa biển (Chelonidae). Con đồi mồi cho ta vị thuốc gọi là đại mạo (Carapax éretmochelyti) là vảy của con đồi mồi phơi hay sấy khô.
Đơn buốt - 鬼针草. Còn gọi là đơn kim, quỷ trâm thảo, manh tràng thảo, tử tô hoang, cúc áo. Tên khoa học Bidens pilosa L.. Thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Đơn châu chấu - 虎刺楤木. Còn gọi là cây cuồng, rau gai (Thái nguyên), độc lực (Hà tây), cẩm giảng (Bình gia, Lạng Sơn). Tên khoa học Aralia armata (Wall.) Seem (Panax armatum Wall.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Đơn đỏ Còn gọi là bông trang đỏ, mẫu đơn, kam ron tea (Cămpuchia). Tên khoa học Ixora coccinea L. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Đơn lá đỏ - 紅背桂 (红背桂). Còn gọi là đơn tướng quân, đơn tía, mặt quỉ, hồng bối quế hoa. Tên khoa học Excoecaria cochinchinesis Lour. (Excoecaria bicolor Hass., Excoecaria orientalis Pax. et Hoffm., Antidesma bicolor Hassk). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đơn răng cưa - 包疮叶. Còn gọi là đok ton, kok tap (Lào). Tên khoa học Maesa indica Wall (Boebotrys indica Roxb). Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae).
Đơn trắng (hé mọ) Còn gọi là lấu, bời lời, bồ chát, cây men sứa. Tên khoa học Psychotria reevesii Wall. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]