Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

DÊ - 羊

Tên khoa học Capra sp.

Thuộc họ Sừng rỗng (Bovidae).

DÊ, 羊, Capra sp., họ Sừng rỗng, Bovidae

Dê - Capra sp

A. MÔ TẢ CON VẬT

Ở nước ta hiện nay có ba giống dê chính: Dê Việt Nam, dê Ấn Độ và dê Mông Cổ. Gốc giống dê nuôi vốn là giống dê núi Capra prisca, sau giống dê này được thuần hóa, lai tạp với nhiều giống dê khác như dê núi Ấn Độ Capra aegagrus.

Dê Việt Nam chưa rõ nguồn gốc ở đâu, có hình vóc nhỏ, chỉ cao chừng 50cm, mình dẹp, chân nhỏ, lông nhiều màu sắc, tai đứng, sừng hơi cong nhọn đưa về phía sau, dài từ 8 đến 15cm, thỉnh thoảng có con sừng nhú hơi cong về phía trước. Dê đực mình ngắn, vạm vỡ, to hơn dê cái, đầu cổ và sống lưng có lông dài cứng, chùm râu cằm rậm, sừng dài, khi già có thể xoắn lại. Dê cái trông đều đặn, hiền hậu.

Dê Ấn Độ do người Pháp và Ấn Độ mang vào nước ta vào đầu thế kỷ 20, đã thích nghi với khí hậu nước ta. Dê Ấn Độ có thân dài và cao 80-90cm, trông mảnh khảnh, mắt thường lồi lên, tai to và rủ xuống, sừng ngắn hay không có sừng. Lông màu sẫm đen hoặc xám nhạt, vú to.

Dê Mông Cổ mới nhập vào nước ta khoảng 10 năm gần đây. Mình vừa phải, to hơn dê ta nhưng nhỏ hơn dê Ấn Độ. Tai thẳng và mảnh, sừng dài, thẳng, hơi chếch về phía sau. Lông có màu trắng đen. Đặc biệt lông có hai thứ: Lông thô dài cứng bên ngoài, lông tơ mềm ở bên trong có thể dùng làm len.

B. PHÂN BỐ, THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN

Dê được nuôi từ lâu đời, có thể phát triển ở tất cả các vùng, nhất là trung du và miền núi, rừng núi đá như Cao Bằng, Lạng Sơn, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình lại càng thích hợp.

Dê đực 2-3 tuổi nhảy cái tốt nhất, dê cái 4-5 tháng đã có khả năng sinh sản nhưng tốt nhất là nên đợi đến 7-8 tháng; dê cái 5-6 tuổi nên cho nghỉ đẻ. Tốt nhất là dê đẻ vào thời kỳ 2-4 năm tuổi. Một dê đực có thể phục vụ cho 30-50 dê cái. Nếu ít đực quá thì dê sinh sản kém, dê đực chóng hỏng, nhưng nếu nhiều đực quá thì lại hại cái và tốn công nuôi đực vô ích; cứ 18-20 ngày dê cái động hớn một lần. Mỗi lần kéo dài 2-3 ngày, dê chửa ít nhất 140 ngày, nhiều nhất 157 ngày thì đẻ (trung bình 147-150 ngày). Dê Việt Nam mỗi lần thường đẻ 2 con, có khi 3, ít khi 1 con. Dê Mông Cổ thường chỉ đẻ 1 con. Một năm dê có thể đẻ 2 lứa.

Hầu như tất cả các bộ phận của con dê (thịt dê, tiết dê, gan, dạ dày, tinh hoàn ...) được dùng làm thuốc. Gần đây có nơi nấu cao dê hoặc chỉ dùng xương, hoặc dùng cả thịt lẫn xương (chỉ bỏ ruột gan) để nấu cao dê hoàn tính.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội (1972) trong 100g thịt dê có 17,5% protit, 40% lipit.

Nhưng hiện nay đối với các nước người ta chú ý so sánh thành phần hóa học của sữa dê với một số sữa khác:

IMG

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tiết dê (dương huyết):

   Máu dê vừa chảy ra cho ngay vào rượu 40o (1 phần tiết, 3-4 phần rượu), lắc đều. Ngày uống 20-40ml rượu này làm thuốc bổ huyết, chữa choáng váng, chóng mặt, nhức đầu, đau lưng.

   Theo tài liệu cổ: Tiết dê có tác dụng giải độc của những chất độc thuộc kháng vật.

Thịt dê (dương nhục):

   Theo tài liệu cổ: Thịt dê có vị ngọt, tính rất nóng, không độc; vào 3 kinh Tỳ, Vị và Can. Có tác dụng trợ dương, bổ tinh huyết, dùng chữa ho lao, gầy yếu, phụ nữ sau khi đẻ gầy yếu, khí hư, cạn sữa, huyết hôi đều dùng được. Dùng thịt tươi nấu chín cùng với một số vị thuốc khác như xuyên khung, mỗi ngày dùng từ 40 đến 60g.

Gan dê (dương can):

   Chữa những trường hợp can phong hư nhiệt, mắt mờ đỏ, sau khi khỏi sốt bị mờ mắt. Mỗi ngày ăn 30-60g nấu chín mà ăn, dùng riêng hay phối hợp với một số vị thuốc khác.

Tinh hoàn dê:

   Trị thận yếu, tinh hoạt. Ngày dùng 25-30g ngâm rượu uống.

Dạ dày dê:

   Chữa gầy yếu, ăn vào bị nôn mửa. Ngày uống 20-30g.

Đơn thuốc có những vị thuốc lấy từ dê:

   - Cao dê toàn tính: Chữa thiếu máu, hay đau bụng, gầy còm, hay đau mỏi lưng. Toàn con dê, mổ bỏ ruột, cạo lông, nấu với nước nhiều lần. Nước nấu được lọc trong, cô thành cao mềm. Ngày uống 5-10g.

   - Dương quy sinh khương dương nhục thang - Chữa phụ nữ sau khi đẻ xong suy yếu, gầy còm, kém ăn, ít sữa (trích ở sách Kim quỹ): Đương quy 5g, sinh khương 10g, thịt dê 40g. Nấu chín kỹ, chia làm hai lần ăn trong ngày.

   - Trẻ con hay ăn đất: Thịt dê 20g nấu kỹ lấy nước cho uống.

   - Chữa đau nhức xương: Thịt dê 100g, hoài sơn 100g, gạo tẻ một ít, nấu cháo thật nhừ mà ăn trong một ngày.

   - Nguyên dương đại bổ (thuốc do Câu lạc bộ y học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh sản xuất từ tháng 4/1981 theo đơn của cố lương y Nguyễn Kiều) - Viên hoàn 10g/hoàn, gồm 10 vị: Xương thịt dê non sấy khô, đậu đen, thổ phục linh, rau má, mạch nha, ngải cứu, cám nếp, diêm sinh, phèn chua, tất cả tán nhỏ luyện với mật ong thành hoàn. Bồi bổ toàn thân cho trẻ em, người già, ngày dùng 1-2 hoàn.

Sơn dương, Capricornis sumatrensis

Sơn dương - Capricornis sumatrensis

Chú thích: Không nên nhầm con dê núi Capra prisca và con sơn dương có tên khoa học Capri cornis sumatrensis cũng gọi là con dê núi hay dê rừng thường ở núi đá vôi. Cả hai con này đều được dùng làm thuốc như dê nhà nhưng hiếm và quý hơn.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

Hổ phách
23/06/2025 01:36 SA

- 琥珀. Còn gọi là huyết hổ phách, hắc hổ phách hồng tùng chu, huyết phách, minh phách. Tên khoa học Amber, Fossil resin, Succinum, Succinum ex carbone. Hổ phách là một vị thuốc ít dùng. Trước đây cả đông y và tây y đều hay dùng, nhưng hiện nay tây y gần như ...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Cây dung - 珠仔樹 (珠仔树). Còn gọi là chè lang, chè dại, duối gia, chè dung. Tên khoa học Syplocos racemosa Roxb. Thuộc họ Dung (Symplocaceae).
Cây gai - 苧麻 (苎麻). Còn gọi là trữ ma (Trung Quốc). Tên khoa học Boehmeria nivea (L) Gand. (Urtica nivea L.). Người ta dùng củ gai (Radix Boehmeriae) là rễ phơi hay sấy khô của cây gai. Theo chữ Hán sợi gai nhỏ là thuyền sợi gai to là trữ.Cây gai vừa dùng làm thuốc vừa cho sợi cho nên gọi là trữ.
Cây gáo - 烏檀側柏 (乌檀侧柏). Tên khoa học Sarcocephalus cordatus Miq. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây hàm ếch - 三白草. Còn có tên là tam bạch thảo, đường biên ngẫu (Lĩnh nam thái dược lục). Tên khoa học Saururus sinensis Baill. (Saururus loureiri Decne). Thuộc họ Lá giấp (Saururaceae). Tên tam bạch (cây có 3 trắng) vì khi cây ra hoa thường có 3 lá bắc màu trắng.
Cây hoa cứt lợn - 勝紅薊 (胜红蓟). Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratumconyzoides L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae).
Cây hoa hòe - 槐花. Còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Tên khoa học Sophora japonica L. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Người ta dùng hoa hòe hay hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây hòe. Nhiều khi người ta dùng cả quả hòe hay hòe giác (Fructus Sopharae japonicae).
Cây hoa nhài - 茉莉. Còn có tên là nhài đơn, nhài kép, mạt lị. Tên khoa học Jasminum sambac Ait. (J. fragrans Salisb.). Thuộc họ Nhài (Oleaceae).
Cây hoa phấn - 紫茉莉. Còn gọi là cây bông phấn, belle de nuit, la ngot, pea ro nghi (Camphuchia). Tên khoa học Mirabilis jalapa L (Jalapa congesta Moench, Nyctago hortensis Bot.). Thuộc họ Hoa giấy (Nyctaginaceae).
Cây hồng hoa - 紅花 (红花). Còn có tên là cây rum. Tên khoa học Carthamus tinctorius L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Người ta thường dùng hồng hoa (Flos Carthami) là hoa phơi hay sấy khô của cây hồng hoa (hoa màu hồng do đó có tên hồng hoa).
Cây hột mát - 腫莢豆 (肿荚豆). Còn gọi là cây xa, thàn mát. Tên khoa học Antheroporum pierrei Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cây huyết dụ - 鐵樹 (铁树). Tên khoa học Cordyline terminalis Kunth (Dracaena terminalis Jacq.). Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Ta dùng lá của cây huyết dụ (Folium Cordyline).
Cây ké đầu ngựa - 蒼耳 (苍耳). Còn gọi là thương nhĩ (tên Trung Quốc), phắt ma (Thổ). Tên khoa học Xanthium strumarium L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Ta dùng quả ké đầu ngựa, hay toàn bộ phận trên mặt đất của cây ké đầu ngựa, phơi hay sấy khô. Ở Trung Quốc, gọi quả ké là thương nhĩ tử (Fructus Xanthii).
Cây keo giậu Còn có tên là cây bồ kết dại, cây muồng, cây táo nhân. Tên khoa học Leucaena glauca Benth. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Ta dùng hạt keo còn gọi là hạt muồng, hạt quả bồ kết dại, hạt quả táo nhân - Semen Leucaenae Glaucae.
Cây khôi - 短柄紫金牛. Còn gọi là cây độc lực, đơn tướng quân. Tên khoa học Ardisia sylvestris Pitard. Thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae). Ta dùng lá cây khôi phơi hay sấy khô Folium Ardisiae.
Cây kim vàng - 花葉假杜鵑 (花叶假杜鹃). Còn có tên là Gai kim vàng, Trâm vàng. Tên khoa học Barleria lupulina Lindl. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae.
Cây la - 野煙葉 (野烟叶). Còn gọi là la rừng, ngoi, cà hôi, phô hức (Thổ), chìa vôi, sang mou (Luang prabang-Lào). Tên khoa học Solanum verbascifolium L. (Solanum pubescens Roxb, Solanum erian-thum Don.). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cây lá dứa - 香露兜. Còn gọi là lá dứa thơm, cây cơm nếp. Tên khoa học là Pandanus amaryllifolia Roxb. (Panadanus odorus Ridl). Thuộc họ Dứa gai (Pandanaceae).
Cây lá men - 小魚仙草 (小鱼仙草). Còn gọi là kinh giới núi, cây men. Tên khoa học Mosla dianthera Maxim. Thuộc họ Hoa Môi Lamiaceae (Labiatae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]