Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ĐẢNG SÂM - 黨參 (党参)

Còn gọi là phòng đảng sâm, lộ đảng sâm, xuyên đảng sâm, đông đảng sâm, rầy cáy (Lạng Sơn), mần cáy.

Tên khoa học Codonopsis sp.

Thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae).

ĐẢNG SÂM, 黨參, 党参, phòng đảng sâm, lộ đảng sâm, xuyên đảng sâm, đông đảng sâm, rầy cáy, mần cáy, Codonopsis sp., họ Hoa chuông, Campanulaceae

Đảng sâm - Codonopsis sp.

Đảng sâm (Radix Codonopsis) là rễ phơi khô của nhiều loài Codonopsis như Codonopsis pilosula (Franch) Nannf, Codonopsis tangshen Oliv. (xuyên đảng sâm) và một số Codonopsis khác, đều thuộc họ Hoa chuông.

Tên đảng sâm là do vị thuốc giống như sâm, sản xuất ở một địa phương gọi là quận Thượng Đảng (Trung Quốc). Ở Cao Bằng, Lạng Sơn, người Thổ gọi đảng sâm là cỏ rầy cáy, hay mần cáy, lầy cáy.

A. MÔ TẢ CÂY

Đảng sâm là một loại cỏ sống lâu năm. Rễ hình trụ dài, đường kính có thể đạt 1-1,7cm. Đầu rễ phát triển to, trên có nhiều vết sẹo của thân cũ, phía dưới có khi phân nhánh, mặt ngoài màu vàng nhạt, trên có các vết nhăn dọc và ngang. Thân mọc bò hay leo, phân nhánh nhiều, phía dưới hơi có lông, phía ngọn nhẵn, lá mọc đối, (ở Việt Nam lá phần nhiều mọc đối) so le hoặc có khi gần như mọc vòng.

Cuống lá dài 0,5-4cm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng dài 1-7cm, rộng 0,8-5,5cm, đầu tù hoặc nhọn, đáy là hình tim mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, hoặc có răng cưa (Việt Nam) mặt tren lá màu xanh nhạt, mặt dưới trắng. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Có 5 lá dài, tràng hoa hình chuông, màu vàng nhạt chia 5 thùy, 5 nhị, bầu có 5 ngăn.

Quả nang, phía trên có 1 núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ. Mùa hoa nở: Tháng 7-8. Mùa quả tháng 9-10.

Loài Codonopsis pllosula có lá gần như lá đảng sâm của ta mô tả ở trên, nhưng mép lá nguyên, hoa cũng như vậy, bầu chỉ có 3 ngăn. Loài Codonopsis tangshen Oliv. có lá dài hơn, cuống lá cũng dài hơn. Bầu cũng 3 ngăn.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cho đến năm 1960, đảng sâm bán ở các hiệu thuốc đều nhập của Trung Quốc và Triều Tiên.

Từ năm 1961, ta bắt đầu khai thác đảng sâm của ta tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai và các tỉnh có nhiều dân tộc Thái, Mèo.

Còn đang tiếp tục phát hiện ở các tỉnh khác.

Việc trồng đảng sâm mới được tiến hành. Cần chú ý trồng vì hiện nay khai thác không đủ nhu cầu.
Trồng bằng hạt. Chọn quả giống ở những cây đã được 3-5 năm trở lên. Hái những quả có vỏ vàng nhạt, hạt màu đen đem về phơi khô cho nứt vỏ mà lấy hạt. Hạt lấy được phải đem trồng ngay năm tới, nếu để chậm sẽ mất khả năng mọc, hoặc tỷ lệ mọc sẽ giảm.

Đảng sâm ưa những nơi đất cát có nhiều mùn. Vốn cây đảng sâm mọc hoang ở những nơi có bóng râm, hoặc ở thung lũng rậm rạp, cho nên cần trồng đảng sâm ở những nơi có bóng che râm mát, hoặc gieo những cây khác như đậu tương, ngô, lanh mán, cho mọc cao độ 10-20cm rồi mới gieo đảng sâm.

Thường gieo hạt vào tháng 3-5 hoặc tháng 9-10.

Muốn cho cây mọc tốt cần làm dàn cho cây leo. Dàn cao độ 2 mét.

Sau khi hái về, rửa sạch đất, phân biệt to nhỏ, để riêng, xâu dây vào và phơi đến nửa chừng thì dùng tay hay miếng gỗ lăn cho mềm và làm cho vỏ và thịt dính chặt nhau: Làm như vậy 3-4 lần, cuối cùng phơi hay sấy cho thật khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo sự nghiên cứu đảng sâm của Trung Quốc có saponin và đường.

Sơ bộ nghiên cứu đảng sâm của Việt Nam thấy có chất đường, chất béo, chưa thấy có saponin (Đỗ Trọng Khánh, 1961, Bộ môn dược liệu Hà Nội).

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Năm 1934, Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao đã dùng đảng sâm mua ở hiệu thuốc Đồng Nhân Đường và Trần Thọ Đường (ở Bắc Kinh Trung Quốc) ngâm với cồn 70º trong một tháng. Lọc lấy cồn, bã còn lại sắc với nước: 1 kg đảng sâm cho 200g cồn và 260g cao nước. Dùng cả hai loại cao trên chế thành dung dịch 20%, một phần sau khi hấp tiệt trùng thì đem tiêm, một phần cho lên men để loại hết các hợp chất hydrat cacbon như đường rồi mới tiêm, đồng thời lại dùng đảng sâm chế thành thuốc cho uống.

Tiến hành thí nghiệm trên thỏ và chó đi tới một số kết quả sau đây:

1. Ảnh hưởng đối với huyết đường:

   Tiêm đảng sâm vào con thỏ bình thường thấy lượng huyết đường tăng lên. Các ông cho rằng sở dĩ đảng sâm làm tăng lượng huyết đường là do thành phần hydrat cacbon trong đảng sâm, vì khi tiêm hay cho uống thuốc đảng sâm đã cho lên men để loại đường thì đều không làm cho lượng huyết đường tăng lên.

   Tiêm thuốc đảng sâm chưa lên men và đã lên men đều không thấy ức chế được hiện tượng huyết đường tăng do tiêm dưới da dung dịch 10%, diuretin (4ml/1kg thể trọng). Căn cứ vào quan điểm của Richter, Rose, Nishi và Pollak cho rằng diuretin gây cao huyết đường là do thần kinh giao cảm cho nên các ông Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao cho rằng đảng sâm không ức chế được cao huyết đường do nguồn gốc thần kinh.

2. Ảnh hưởng đối với huyết cầu:

   Tiêm dưới da dung dịch đảng sâm 20% (4ml/1kg thể trọng) hoặc cho uống (mỗi ngày 20g) đều thấy hồng cầu tăng lên, bạch cầu giảm xuống. Các tác giả đều cho rằng trong đảng sâm có một hoặc hai chất có ảnh hưởng tới huyết cầu.

3. Ảnh hưởng đối với huyết áp:

   Tiêm mạch máu dung dịch đảng sâm 20% (chiết xuất bằng nước và bằng rượu) cho thỏ và chó đánh mê, đều thấy hạ huyết áp. Các tác giả có tiêm dung dịch 4,8% glucoza để đối chứng thì không thấy hạ huyết áp, do đó cho rằng hiện tượng gây hạ huyết áp không liên quan với thành phần đường trong đảng sâm. Các tác giả cho rằng hiện tượng hạ huyết áp là do dãn mạch ngoại vi, đảng sâm còn có tác dụng ức chế hiện tượng cao huyết áp do adrenalin gây ra, nếu lượng adrenalin tiêm mà cao thì hiện tượng ức chế kém, nếu lượng adrenalin tiêm thấp, hiện tượng ức chế càng mạnh.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Mới thấy dùng trong phạm vi đông y.

Đông y coi đảng sâm có thể dùng thay thế nhân sâm trong các bệnh thiếu máu, da vàng, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu có anbumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu tiện. Người ta còn gọi đảng sâm là nhân sâm của người nghèo vì có mọi công dụng của nhân sâm lại rẻ tiền hơn.

Ngày dùng 6-12g, có thể tăng tới 30g, dùng dưới dạng thuốc sắc. Uống luôn 7 đến 14 ngày.

Theo tài liệu cổ: Đảng sâm có vị ngọt, tính bình; vào 2 kinh Phế và Tỳ; có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, chỉ khát. Dùng chữa tỳ hư, ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi, phế hư sinh ho, phiền khát. Công dụng gần như nhân sâm nhưng hơi thiên về bổ trung. Người thực tà không dùng được.

Đơn thuốc có đảng sâm:

   - Chữa bệnh lao mới nhiễm, bệnh ho (đơn của Diệp Quyết Tuyền): Đảng sâm 16g, hoài sơn 15g, ý dĩ nhân 10g, mạch môn 10g, cam thảo 3g, hạnh nhân 10g, khoản đông hoa 10g, xa tiền tử 10g, nước 600ml sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Chú thích:

   Trước đây ta còn nhập của Trung Quốc vị thuốc gọi là minh đảng sâm - Radix Chagii là rễ đã chế biến và phơi khô của cây minh đảng sâm Changium smyrnioides Wollf thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Tại Triết Giang (Trung Quốc) người ta hái rễ về để nguyên vỏ phơi khô gọi là nam sa sâm, cạo vỏ, đồ chín phơi khô gọi là minh đảng sâm.

   Cây này là một loại thảo sống lâu năm, rễ phình thành củ to, mọc sâu dưới đất, thân cao chừng hơn 1m, phía trên phân nhánh. Từ rễ mọc ra các lá có cuống dài, phía dưới cuống phình ra thành bẹ ôm lấy thân, lá kép 3 lần lông chim, phiến lá cắt sâu hình mác. Lá phía trên nhỏ hình vảy hoặc thành bẹ nhỏ.

   Cụm hoa tán kép, tán nhỏ mang 10-15 hoa. Tràng hoa màu trắng có gân tim, đài 5, tràng 5, nhị 5, bầu hạ. Quả là quả bế đôi hình tròn dẹt hay tròn.

   Hiện nay cây này không thấy ở Việt Nam. Tại Trung Quốc sản xuất ở Giang Tô, An Huy, Triết Giang và Nam Kinh.

   Trong minh đảng sâm có một ít tinh dầu, nhiều tinh bột, hoạt chất chưa rõ.

   Công dụng làm thuốc bổ, còn có tác dụng tiêu độc, chữa mụn mủ. Thường dùng trong bệnh ho, nôn mửa.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Táo ta
08/05/2025 08:14 CH

- 酸枣. Còn gọi là toan táo nhân. Tên khoa học Ziyphus jujuba Lamk. (Zizyphus trinervia Roth.). Thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Toan táo nhân (Semen Zizyphi) là nhân phơi hay sấy khô của hạt cây táo vẫn cho ta quả.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Bạch thược - 芍藥 (芍药). Còn gọi là thược dược. Tên khoa học Paeonia lactiflora Pall. (Paeonia albiflora Pall.). Thuộc họ Mao Lương (Ranunculaceae). Bạch thược (Radix Paeoniae albae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thược dược. Vì vị thuốc sắc trắng, do đó có tên như vậy.
Bạch truật - 白术. Còn gọi là ư truật, đông truật, triết truật. Tên khoa học Atractylodes macrocephala Koidz. Atractylis macrocephala (Koidz) Kand. Mazz.; Atractylis ovata Thunb. Thuộc họ Cúc (Compositae). Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây bạch truật. Chữ macrocephala có nghĩa là đầu to, ý nói cụm hoa hình đầu mà lại to.
Bàm bàm - 榼藤. Còn có tên là dây bàm, đậu dẹt, m'ba (Lào), var ang kung (Campuchia), lany (Di Linh). Tên khoa học Entada phaseoloides (L.) Merr., E. sandess Benth. Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).
Bán hạ - 半夏. Thiên Nguyệt lịch sách Lễ ký nói: Vị thuốc này sinh vào giữa mùa hạ nên gọi là bán hạ. Bán hạ là thân rễ phơi hay sấy khô và chế biến của nhiều cây khác nhau, đều thuộc họ Ráy (Araceae).
Bàng - 欖仁樹. Còn gọi là quang lang, chambok barang parcang prang (Cămpuchia), badamier (Pháp). Tên khoa học Terminalia catappa L. Thuộc họ Bàng (Combretaceae).
Bát giác liên - 八角蓮 (八角莲). Còn gọi là độc diệp nhất chi hoa (một lá, một hoa) độc cước liên, pha mỏ (Thổ). Tên khoa học Podophyllum tonkinense Gagnep. Thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Bầu đất - 蛇接骨. Còn gọi là rau lúi, khảm khon (Thổ), thiên hắc địa hồng, dây chua lè, chi angkam (Campuchia). Tên khoa học Gynura sarmentosa DC. (Gynura finlaysoniana DC., Cacalia cylindriflora Wall., Cacalia procumbens Lour., Sonchus volubilis Rumph.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Bảy lá một hoa - 七葉一枝花 (七叶一枝花). Còn gọi là thất diệp nhất chi hoa, độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa. Tên khoa học Paris polyphylla Sm. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
Bèo cái - 浮萍. Còn gọi là đại phù bình, bèo ván, bèo tai tượng, bèo tía, thủy phù liên, đại phiêu. Tên khoa học Pistia stratiotes L.. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Bèo tây - 大水萍. Còn gọi là bèo Nhật Bản, lộc bình. Tên khoa học Eichhornia crassipes Solms. Thuộc họ Bèo tây (Pontederiaceae). Tên bèo tây vì nguồn gốc ở nước ngoài đưa vào. Tên bèo Nhật Bản vì có người cho rằng từ Nhật đưa về. Lộc bình do cuống lá phình lên giống lọ lộc bình.
Biến hóa - 尾花細辛 (尾花细辛). Còn gọi là thổ tế tân, quán chi (Mèo). Tên khoa học Asarum caudigerum Hance. Thuộc họ Mộc thông (Aristolochiaceae).
Bình vôi Còn gọi là củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên, cà tom (Thổ). Tên khoa học Stephania rotunda Lour. [Stephania glabra (Roxb.) Miers.]. Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Bình vôi hay củ bình vôi (Tuber Stephaniae rotundae) là phần thân phìn ra thành củ của cây bình vôi Stephania rotunda Lour. Cây củ bình vôi cho ta các vị thuốc: (1) Thân củ (Tuber Stephaniae rotundae) thái mỏng phơi hay sấy khô; (2) Các hoạt chất, chủ yếu là chất rotundin. Trước đây có người gọi nhầm cây này là "hà thủ ô" cho nên thuốc rotundin chế từ củ bình vôi có người lại đặt tên là "thuốc an thần hà thủ ô". Cần tránh nhầm lẫn với cây hà thủ ô.
Bồ công anh - 蒲公英. Tên bồ công anh được dùng để chỉ ít nhất 3 cây khác nhau đều có mọc ở nước ta, cần chú ý tránh nhầm lẫn: 1. Cây bồ công anh Việt Nam Lactuca indica L., họ Cúc (Asteraceae); 2. Cây bồ công anh Trung Quốc Taraxacum officinale Wigg., cũng họ Cúc (Asteraceae); 3. Cây chỉ thiên Elephantopus scaber L., cũng thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Bồ công anh Trung Quốc - 中國蒲公英 (蒲公英). Còn gọi là hoàng hoa địa đính, nãi chấp thảo. Tên khoa học Taraxacum officinale Wigg. Thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ở Trung Quốc, dùng với tên bồ công anh hoặc là toàn cây cả rễ, hoặc là rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô của nhiều loài bồ công anh như Taraxacum mongolicum Hand-Mazt., Taraxacum sinicum Kitag., Taraxacum heterolepis Nakai et H.Koidz., hoặc một số loài khác giống cùng họ.
Bồ công anh Việt Nam - 越南蒲公英 (山莴苣). Còn gọi là bồ công anh, rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày. Tên khoa học Lactuca indica L.. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Bồ cu vẽ - 黑面神. Còn gọi là đỏ đọt, mào gà, bồ long anh, sâu vẽ, bọ mảy. Tên khoa học Breynia fruticosa Hool. F. (Phyllanthus introductis Steud, Phyllanthus turbinatus Sima., Phyllanthus simsianus Wall.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Bồ hòn - 無患子 (无患子). Còn gọi là bòn hòn, vô hoạn, thụ, lai patt (dân tộc núi Bà Rá-Biên Hòa), savonniier (Pháp). Tên khoa học Sapindus mukorossiee Gaertn. Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Bồ kết - 皂荚. Còn gọi là tạo giáp, tạo giác, chưa nha tạo giác, man khét (Campuchia). Tên khoa học Gleditschia australis Hemsl. (Gleditschia sinensis Lamk., Mimosa fera Lour.). Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Cây bồ kết cung cấp cho ta những vị thuốc sau đây: (1) Quả bồ kết tạo giác (Fructus Gleditschiae) - là quả bồ kết chín khô; (2) Hạt bồ kết tạo giác tử (Semen Gleditschiae) - là hạt lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô; (3) Gai bồ kết tạo thích, tạo giác thích, thiên đình, tạo trâm (Spina Gleditschiae) - là gai hái ở thân cây bồ kết, đem về phơi hay sấy khố hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]