Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ĐẰNG HOÀNG - 藤黄

Còn gọi là vàng nhựa, vàng nghệ, gommegutte, đom rông, cam rông, roeng (Campuchia).

Tên khoa học Garcinia hanburyi Hook. f [Cambogia gutta Lour, (non L.)].

Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae).

ĐẰNG HOÀNG, 藤黄, vàng nhựa, vàng nghệ, gommegutte, đom rông, cam rông, roeng, Garcinia hanburyi Hook. f, Cambogia gutta Lour, (non L.), họ Măng cụt, Clusiaceae, Guttiferae

Đằng hoàng - Garcinia hanburyi

Đừng nhầm vị đằng hoàng (Gomme gutte) với vị hoàng đằng (xem vị này: http://www.dotatloi.com/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam/ket-qua-tra-cuu/hoang-dang).

Đằng hoàng là vị thuốc được dùng cả trong đông y và tây y. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đã ghi từ thế kỷ thứ X và trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (Trung Quốc) có ghi vị này (Thế kỷ XVI).

Đằng hoàng được dùng ở châu Âu vào năm 1603 (lúc đầu người ta cho đây là dịch mủ của một cây loại xương rồng, mãi tới 1864 Hanburyi mới nghiên cứu xác minh cẩn thận).

A. MÔ TẢ CÂY

Cây to cao 10-20cm, thân nhẵn, th1/4ng đứng, cành ngả xuống đất.

Lá mọc đối, cuống ngắn, hình bầu dục hay hình mác, hai đầu hơi tù, phiến lá dai, nguyên nhẵn, dài 10-20cm, rộng 3-10cm.

Hoa khác gốc; hoa đực mọc ở nách lá, đơn độc hay tự thành 3-6, có cuống, có lá kèm nhỏ; hoa cái mọc ở nách lá, đơn độc, to hơn hoa đực.

Quả mọng hơi hình cầu, đường kính 2-5cm, phía cuống có đài tồn tại, 4 ngăn, mỗi ngăn có một hạt hơi cong hình cung.

Mùa hoa: Tháng 12-1; mùa quả: Tháng 2-3.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Theo những tài liệu cũ thì cây chỉ mới thấy mọc ở miền Nam nước ta, ở Campuchia và Thái Lan. Cần chú ý phát hiện ở miền Bắc. Còn được trồng ở Giava (Inđonêxya) và Xingapo.

Tất cả các bộ phận của cây đều có những ống bài tiết nằm trong mô vỏ, trong libe, tủy và cả trong mô gỗ.

Thường sau mùa mưa (ở miền Nam, vào các tháng 1-5) người ta dùng dìu kha thành vòng xoắn ốc trên thân những khá sâu vài milimet từ dưới đất lên đến cành thứ nhất. Một chất dịch mủ màu vàng chảy ra được hứng vào các ống tre, sau một thời gian nhựa mủ đặc lại. Hơ nóng đều ống tre cho nước bốc hết đi. Chẻ lấy vị đằng hoàng.

Mỗi cây mỗi năm có thể cho ba thỏi đằng hoàng dài 0,50m, đường kính 4cm. Loại đằng hoàng thỏi này được chuộng nhất trên thị trường tiêu thụ.

Nhưng có khi vị đằng hoàng còn đang mềm, người ta nặn thành bánh hay thành miếng to nhỏ không đều.

Có nơi người ta uốn cong cả cành đằng hoàng, cắt đầu cho nhựa mủ chảy ra, hứng vào ống tre hay vại rồi chế thành đằng hoàng thỏi hay miếng như trên.

Vị đằng hoàng thỏi thường là những thỏi dài 15-20cm, đường kính 3-6cm, trên mặt thường có những khá dọc dấu vết của ống tre; trên mặt có bụi màu vàng nhạt; đằng hoàng dễ vỡ, vết vỡ bóng hay mờ, màu vàng hay sẫm hay vàng cam nâu nhạt. Khi miết ngón tay ướt lên vị đặng hoàng ta sẽ thấy tay có màu vàng tươi, soi trên kính hiển vi sẽ thấy những giọt hình cầu ngả màu nâu khi khi thêm iôt. Đằng hoàng tan trong cồn (cho màu đỏ), trong ête (cho màu vàng); đun nóng mềm ra nhưng không chảy lỏng và cháy không cho mùi gì đặc biệt. Vị hắc, mùi không rõ.

Đằng hoàng cục thường nặng 1-1,5kg, cũng có những tính chất như đằng hoàng thỏi nhưng thường không tinh khiết bằng, thường bị pha trộn (với tinh bột 6-20%).

Ngoài vị đằng hoàng trích ở cây đằng hoàng Garcinia hanburyi, người ta còn khai thác cả ở những cây Garcinia morella varsessilis (gôm gut ở Xrilanca) thường thành từng cục nhỏ; hoặc đằng hoàng lấy ở cây Garcinia pictoria Roxb., Garcinia travancorina khai thác ở phía nam Ấn Độ. Những loại đằng hoàng này ít có giá trị hơn, nhưng gợi ý cho ta có thể dùng một số loài Garcinta hiện có sẵn ở miền Bắc cũng có nhựa mủ màu vàng.

Khi mua đằng hoàng thường người ta đòi hỏi vị đằng hoàng phải có ít nhất 70% nhựa tan trong cồn 90o, không quá 1% tro. Một phần bột đằng hoàng trộn với năm phần nước phải cho một nhũ dịch bền vững khi thêm amoniac phải trưởng thành trong và ngả màu vàng đỏ vàng cam sẫm, dung dịch này khi thêm axit clohydric có thừa phải không màu và tủa màu vàng.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong đằng hoàng có 70-80% chất nhựa, 18 đến 24% chất gôm, ngoài ra còn có tinh dầu, một ête phenolic.

Chất nhựa dưới dạng bột có màu vàng, khi thêm kiềm ngả màu đỏ; không tan trong nước, tan trong cồn, ête, dung dịch kiềm nhẹ.

Từ nhựa người ta chiết được ba loại axit gacxinolic α,β và γ. Axit gambodgic (do chữ gambodge tiếng Anh có nghĩa là đằng hoàng). Gần đây Auterboff còn chiết được β guttilacton là một xanthon phức tạp. Chất gôm gần giống gôm arbaic, rất tan trong nước, chứa một men oxydaza, quay cực trái.

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Thuốc tẩy rất mạnh: Với liều 0,1 đến 0,2g đã cho phân lỏng, với liều 0,25 đến 0,40g phân rất nhiều, đau bụng và có khi nôn, với liều cao nữa thì độc (nôn, viêm dạ dày và ruột) có khi đến chết sau khi đau bụng nặng phân có máu.

Đằng hoàng chỉ có tác dụng ở khu vực ruột khi tiếp xúc với chất béo về với mật nhưng không có tác dụng thông mật.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Đằng hoàng hiện nay ít dùng.

Trước đây dùng làm thuốc tẩy nhẹ với liều 0,10-0,15g. Với liều 4g có thể chết.

Tại Campuchia người ta dùng chữa cảm và viêm phế quản.

Ngoài ra còn có tác dụng tẩy giun và tẩy sán.

Trong công nghiệp dùng trong sơn, vẽ màu và chế vecni phủ lên kim loại.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Con quy
02/07/2025 08:55 CH

- Tên khoa học Anphitobius diaperinus Panzer. Thuộc họ Quy (Tenebrionidae). Bộ cánh cứng (Coleoptrae).

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Dây quai bị - 厚葉崖爬藤 (厚叶崖爬藤). Còn gọi là dây dác, para (Phan rang). Tên khoa học Tetrastigma strumariun (Planch) Gagnep., (Tetrastigma crassipes var. strumarium Planch.). Thuộc họ Nho (Vitaceae).
Dây thuốc cá - 毛魚藤 (毛鱼藤). Còn gọi là dây duốc cá, dây mật, dây cóc, dây cát, lầu tín, tuba root (Anh), derris (Pháp), touba. Tên khoa học Derris elliptica Benth., Derris tonkinensis Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Dây duốc cá là những cây cho rễ dùng đánh bả cá. Vì những cây này chỉ độc đối với sâu bọ và động vật máu lạnh, không độc đối với người và súc vật nuôi trong nhà cho nên còn được dùng trong nông nghiệp để diệt trừ sâu bọ. Cây có ở Việt Nam.
Dây toàn - 白毛藤. Còn gọi là già căn, douce amère. Tên khoa học Solanum dulcamara L. (Solanum lyratum Thunb.). Thuộc họ Cà (Solanaceae).
- 羊. Tên khoa học Capra sp. Thuộc họ Sừng rỗng (Bovidae).
Đỉa - 水蛭. Tên khoa học Hirudo medicinalis L. và nhiều loài khác. Thuộc họ Đỉa (Hirudinidae). Đỉa được dùng làm thuốc từ lâu nhưng bị lãng quên trong một thời gian dài. Gần đây nhu cầu bỗng trở lại và đỉa đã trở thành một nguồn xuất khẩu quan trọng ở nhiều nước.
Địa du - 地榆. Còn gọi là ngọc trát (Trung Quốc), sanguisorbe officinale, grande pimprenelle (Pháp), Pimpernel (Anh). Tên khoa học Sanguisorba officinalis L. Tên "địa du" vì "địa" là đất, "du" là cây du. Cây địa du lúc mới mọc lên, lá giống cây du, lan khắp trên mặt đất, nên đặt tên như vậy.
Địa liền - 山柰. Còn gọi là sơn nại, tam nại, thiền liền, sa khương, faux galanga. Tên khoa học Kaempferia galanga L., (Kaempferia rotunda Ridl.). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Sơn nại (Rhizoma Kaempferiae) là thân rễ thái mỏng phơi khô của cây địa liền. Tên địa liền vì lá mọc sát mặt đất.
Diêm sinh - 硫黄. Còn gọi là hoàng nha, lưu hoàng, thạch lưu hoàng, oải lưu hoàng. Tên khoa học Sulfur.
Điều nhuộm - 紅木 (红木). Còn gọi là xiêm phung, cham pou, champuk shralok (Cămpuchia), som hu, som phu, kam tai, kam set (Lào), rocouyer-annato. Tên khoa học Bixa orellana L. Thuộc họ Điều nhuộm (Bixaceae).
Đinh hương - 丁香. Còn gọi là cống đinh hương, đinh tử, đinh tử hương. Tên khoa học Syzygium aromaticum (L.) Merr.et Perry, Eugenia caryophyllata Thunb., Eygenia caryophillus (Sprengel) Bullock et. Hariss. Thuộc họ Sim (Myrtaceae). Vị thuốc giống như chiếc đinh, lại có mùi thơm nên đặt tên đinh hương. Tên caryophyllata do chữ caryo có nghĩa là quả giẻ, phyllus là lá; sau khi lá đài rụng hết, vị đinh hương giống như một quả hạt giẻ nhỏ được bao bọc bởi một vòng lá.
Đinh lăng - 細羽南洋參 (细羽南洋参). Còn gọi là cây gỏi cá, nam dương lâm. Tên khoa học Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L.) Miq., Tieghemopanax fruticosus (L.) R. Vig. Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Đỗ trọng - 杜仲. Tên khoa học Eucommia ulmoides Oliv. Thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae). Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) là vỏ phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng. Xưa kia vì có người họ Đỗ tên Trọng dùng vị thuốc này, do đó mà đặt tên.
Độc hoạt - 獨活 (独活). Trên thị trường, tên độc hoạt dùng để chỉ thân rễ và rễ của nhiều cây khác nhau. Sau đây là một số vị chính: (1) Xuyên độc hoạt: Radix Angelicae tuhuo là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên độc hoạt (Angelica laxiflora Diels) ở vùng Hồ Bắc, hoặc cây Angelica megaphylla Diels ở vùng Tứ Xuyên, đều thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umebelliferae); (2) Hương độc hoạt: Radix Angelicae pubescentis là rễ của cây mao đương quy (Angelica pubescen Maxim) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae); (3) Ngưu vĩ độc hoạt: Radix Heraclei hemsleyani là rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt đuôi trâu. Ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Michx) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Cùng với tên ngưu vĩ độc hoạt có nơi còn dùng rễ phơi khô của cây độc hoạt lông mềm, nhuyễn mao độc hoạt - Heracleum lanatum Michx. cùng họ; (4) Cửu nhỡn độc hoạt: Độc hoạt 9 mắt, (Rhizoma Araliae cordatae) còn gọi là thổ đương quy (trong Bản thảo thập di) hay cửu nhỡn độc hoạt (vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cửu nhỡn độc hoạt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Đồi mồi - 玳瑁. Còn gọi là đại mạo, văn giáp. Tên khoa học Eretmochelys imbricata L. Thuộc họ Rùa biển (Chelonidae). Con đồi mồi cho ta vị thuốc gọi là đại mạo (Carapax éretmochelyti) là vảy của con đồi mồi phơi hay sấy khô.
Đơn buốt - 鬼针草. Còn gọi là đơn kim, quỷ trâm thảo, manh tràng thảo, tử tô hoang, cúc áo. Tên khoa học Bidens pilosa L.. Thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Đơn châu chấu - 虎刺楤木. Còn gọi là cây cuồng, rau gai (Thái nguyên), độc lực (Hà tây), cẩm giảng (Bình gia, Lạng Sơn). Tên khoa học Aralia armata (Wall.) Seem (Panax armatum Wall.). Thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Đơn đỏ Còn gọi là bông trang đỏ, mẫu đơn, kam ron tea (Cămpuchia). Tên khoa học Ixora coccinea L. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Đơn lá đỏ - 紅背桂 (红背桂). Còn gọi là đơn tướng quân, đơn tía, mặt quỉ, hồng bối quế hoa. Tên khoa học Excoecaria cochinchinesis Lour. (Excoecaria bicolor Hass., Excoecaria orientalis Pax. et Hoffm., Antidesma bicolor Hassk). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]