Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

ĐAN SÂM - 丹參 (丹参)

Còn gọi là huyết sâm, xích sân, huyết căn.

Tên khoa học Salvia multiorrhiza Bunge.

Thuộc họ Hoa môi (Labiatae).

ĐAN SÂM, 丹參, 丹参, huyết sâm, xích sân, huyết căn, Salvia multiorrhiza Bunge., họ Hoa môi, Labiatae

Đan sâm - Salvia multiorrhiza

Đan sâm (Radix Salviae multiorrhizae) là rễ phơi hay sấy khô của cây đan sâm.

Đan là đỏ, sâm là sâm vì rễ cây này giống sâm mà lại có màu đỏ.

A. MÔ TẢ CÂY

Đan sâm là một loại cỏ sống lâu năm, cao 30-80cm, toàn thân mang lông ngắn màu vàng trắng nhạt. Rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5-1,5cm, màu đỏ nâu. Thân vuông trên có các gân dọc.

Lá kép, mọc đối: 3-5 lá chét, đặc biệt có thể có 7. Lá chét giữa thường lớn hơn cả. Lá kép có cuống dài, cuống lá chét ngắn có dìa. Lá chét dài 2-7,5cm, rộng 0,8-5cm. Mép lá chét có răng cưa tù. Mặt trên lá chét màu xanh, có các lông mềm màu trắng, mặt dưới màu xanh tro, cũng có lông nhưng dài hơn. Gân nổi ở mặt dưới, chia phiến lá chét thành múi nhỏ.

Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá, chùm hoa dài 10-20cm. Hoa mọc vòng, mỗi vòng 3-10 hoa thường là 5 hoa. Hoa có tràng màu xanh tím nhạt, 2 môi, môi trên trông nghiêng hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ 3 thùy, thùy giữa có răng  cưa tròn. Hai nhị ở môi dưới,bầu có vòi dài lòi ra ở môi trên. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm.

Mùa hoa từ tháng 5-8 (Tam Đảo); mùa quả tháng 6-9.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Cây này mới di thực vào ta. Hiện đang gây giống ở Tam Đảo. Thu hoạch rễ vào mùa đông. Đào rễ về rửa sạch đất, cắt bỏ cây và rễ con, phơi hoặc sấy khô.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong đan sâm có 3 chất xeton có tinh thể:

1. Tansinon I có công thức C18H12O3, độ chảy 231º, tinh thể màu đỏ nâu, thêm axit sunfuric sẽ cho màu lam.

2. Tansinon II, C19H18O3 độ chảy 216º, tinh thể màu đỏ, thêm axit clohydric vào sẽ cho màu xanh.

3. Tansinon III, C19H20O3 độ chảy 182º, tinh thể màu đỏ, thêm axit clohydric sẽ cho màu nâu.

Ngoài ra còn có chất tinh thể màu vàng criptotansinon (kryptotanshinon) C19H20O3 với độ chảy 101º.

Công thức một số tansinon đã được sơ bộ xác định như sau:

IMG

D. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu, nhìn công thức cấu tạo thấy có tính chất của vitamin K.

E. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Đan sâm là một vị thuốc còn dùng trong phạm vi nhân dân, để làm thuốc bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp xương sưng đau. Còn dùng chế thuốc xoa bóp.

Liều dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

Trong sách cổ có ghi về đan sâm như sau: Đan sâm có vị đắng, tính hơi hàn; vào 2 kinh Tâm và Can; là thuốc chữa bệnh về máu dùng cho phụ nữ trước và sau khi sinh nở, kinh nguyệt nhiều ít đều dùng được, vì nó có công dụng trụ ứ huyết, sinh huyết mới, vừa an thai sống, vừa cho ra thai chết, chỉ huyết (cầm máu) điều kinh, tác dụng không kém bài tứ vật - gồm đương quy, địa hoàng, xuyên khung, bạch thược (theo Lý Thời Trân-Bản thảo cương mục đời nhà Minh T.Q). Còn có tác dụng chữa ung thũng, đơn độc, mẩn ngứa.

Phàm không có chứng ứ huyết chớ có dùng.

Đơn thuốc có đan sâm:

   1. Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, hoặc sớm hoặc muộn nhiều hay ít, thai không yên, đẻ xong máu hôi ra chưa hết, đau khớp xương (Bản thảo cương mục): Đan sâm rửa sạch, thái phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống 8g chia làm 2 hay 3 lần uống.

   2. Chữa kinh nguyệt không ra, đau đớn (Diệp Quyết Tuyền): Đan sâm 10g, hương phụ 6g, đương quy 10g, bạch thược 5g, xuyên khung 5g, địa hoàng 10g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Tục đoạn
15/05/2025 11:51 CH

- 續斷 (续断). Còn gọi là sâm nam, đầu vù (Mèo), rễ kế (miền Nam), djaou pa en (Mèo Xiêng khoảng). Tên khoa học Dipsacus japonicus Miq. Thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae). Tục đoạn hay sâm nam (Radix Dipsaci) là rễ phơi hay sấy khô của cây tục đoạn. Tục là nối, đo...

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Chìa vôi - 盒果藤. Còn gọi là bình vôi, bặch phấn đằng, turbith vegetal. Tên khoa học Ipomoea turpethum R. Br., Operculina turpethum (L) Silva Manso. Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Chó đẻ răng cưa - 葉下珠 (叶下珠). Còn gọi là diệp hạ châu, diệp hòe thái, lão nha châu, prak phle (Cămpuchia). Tên khoa học Phyllanthus urinaria L. (Phyllanthus cantoniensis Hornem.). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Chóc gai - 刺芋. Còn có tên là ráy gai, sơn thục gai, cây cừa, cây móp (Nam Bộ). Tên khoa học Lasia spinosa Thwaites. Thuộc họ Ráy (Araceae).
Chu sa - Thần sa - 朱砂, 辰砂. Còn gọi là châu sa, đơn sa. Tên khoa học Cinnabaris. Chu sa và thần sa cùng là một loại thuốc có thành phần hóa học giống nhau, nhưng loại chu sa nguồn gốc ở tỉnh Hồ Nam Trung Quốc (xưa kia vùng này gọi là châu Thần cho nên có tên thần sa là thứ đá ở châu Thần) được coi là tốt hơn. Sự đánh giá này trên thực tế là đúng và hiện nay ta tìm được cơ sở khoa học của sự đánh giá đó. Chu là đỏ, sa là đá (châu là chữ chu đọc chệch). Vì châu sa là một tảng đá có màu đỏ. Đơn cũng là màu đỏ.
Chùa dù - 四方蒿. Còn gọi là tả hoàng đồ (Lào cai) Dê sua tùa. Tên khoa học Elsholtzia blanda Benth., E. penduliflora W. Smith. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Chua me đất hoa vàng - 酢浆草. Còn gọi là tạc tương thảo, toàn tương thảo, toàn vị thảo, toan vị vị, chua me bá chìa, tam diệp toan. Tên khoa học Oxalis corniculata L. (Oxalis repens Thunb, Oxalis javanica Blume). Thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae).
Chút chít - 酸模, 刺酸模. Còn gọi là trút trít, lưỡi bò, ngưu thiệt, dương đề. Tên khoa học Rumex wallichii Meisn. Rume sinensis (Rumex maritimus Hook). Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Dương là dê, đề là gót, vì rễ cây giống chân dê do đó có tên. Lưỡi bò hay ngưu thiệt (cũng có nghĩa là lưỡi bò hay lưỡi trâu) vì lá cây giống lưỡi bò. Trẻ con thường cọ 2 lá vào nhau, làm phát ra tiếng kêu "chút chít" do đó thành tên.
Cỏ bạc đầu - 猴子草. Còn gọi là cỏ nút áo, smao kak kdam (Camupuchia). Tên khoa học Kyllinga monocephala Rottb. Thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Cỏ bợ - 蘋, 田字草. Còn gọi là tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, phá đồng tiền, dạ hợp thảo, phak vèn (Lào - Vientian). Tên khoa học Marsilea quadrifolia L. (Lemna quadrifolia Desr. Pteris quadrifoliata L.). Thuộc họ Tần (Marsileaceae), bộ Dương xỉ (Hydropterides).
Cỏ chỉ - 鐵線草 (铁线草). Còn gọi là cỏ gà, cỏ ống. Tên khoa học Cynodon dactylon Pers. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Cỏ chỉ - cỏ ống (Rhizoma cynodoni) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cỏ ống hay cây cỏ chỉ.
Cỏ đuôi lươn - 田葱. Còn có tên là bồn bồn, điền thông. Tên khoa học Philydrum lanuginosum Banks (Garciana cochinchinensis Lour). Thuộc họ Cỏ đuôi lươn (Philydraceae). Tên là cỏ đuôi lươn vì ngọn và cụm hoa giống đuôi con lươn. Tên điền thông được ghi trong Lĩnh nam thái dược lục (sách cổ).
Cổ giải Tên khoa học Milletia sp. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cỏ mần trầu - 牛筋草. Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Cỏ may - 竹節草 (竹节草). Còn gọi là bông cỏ, thảo tử hoa, trúc tiết thảo. Tên khoa học Chysopogon aciculatus (Retz.) Trin. (Andropogon aciculatus Retz. Rhaphis trivialis Lour.). Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Cỏ nhọ nồi - 墨旱蓮 (墨旱莲). Còn có tên là cây cỏ mực, hạn liên thảo. Tên khoa học Eclipta alba Hassk. (Eclipta erecta Lamk.). Thuộc họ Cúc Ssteraceae (Composittae). Ta dùng toàn cây nhọ nồi (Herba Ecliptae) tươi hoặc khô.
Cỏ sữa nhỏ lá - 千根草 (小飛揚草). Tên khoa học Euphorbia thymifolia Burm (E. prostrata Grah). Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Ta dùng toàn cây phơi khô của cây cỏ sữa nhỏ lá.
Cỏ thiên thảo - 防風草 (防风草). Còn gọi là cây cứt lợn, kiếm, san nga (luang Prabang). Tên khoa học Anisomeles ovata R. Br. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Cỏ tranh - 白茅根. Còn gọi là bạch mao. Tên khoa học Imperata cylindrica Beauv. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Rễ cỏ tranh hay bạch mao căn (Rhizoma Imperatae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]