Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu

DÂM BỤT - 朱槿

Còn gọi là bụp (miền Nam), xuyên can bì.

Tên khoa học Hibiscus rosa-sinensis L.

Thuộc họ Bông (Malvaceae).

dâm bụt, 朱槿, bụp, xuyên can bì, Hibiscus rosa-sinensis L., họ Bông, Malvaceae

Dâm bụt - Hibiscus rosa-sinensis

A. MÔ TẢ CÂY

Dâm bụt là một cây nhỡ, cao từ 1-2m. Lá đơn, mọc cách, có lá kèm, phiến lá khía răng cưa. Hoa to, mọc đơn độc, đều, lưỡng tính, màu đỏ. Tiểu đài 6-10. Đài gồm 5 lá đài, màu lục dính vào nhau. Tràng 5, rời nhau, phiến rộng, mỏng hẹp. Bộ nhị đơn thể gồm nhiều nhị dính liền nhau bởi chỉ nhị thành một ống dài mang những bao phấn chỉ có 1 ổ phấn. 5 lá noãn dính nhau thành một bầu thượng 5 ô, mỗi ô chứa 2 dây noãn theo kiểu đính noãn trưng trụ. Vòi dài nằm trong ống nhị, đầu nhụy có 5 núm. Quả là 1 nang.

B. PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Trồng khắp nơi trong Việt Nam để làm cảnh và làm hàng rào.

Còn mọc ở Malaixia, Philipin, Inđônêxya.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Sơ bộ nghiên cứu, chúng tôi thấy trong hoa dâm bụt có chất antoxyanozit, lá có chất nhầy.

D. CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Nhân dân rất hay dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang nung mủ, khô thuốc lại thay. Mụn nhọt sẽ đỡ nhức và chóng vỡ mủ.

Vỏ rễ dâm bụt sắc với nước dùng uống để chữa xích và bạch lỵ, bạch đới khí và để rửa mụn nhọt.

Tại Trung Quốc người ta dùng vỏ rễ làm thuốc điều kinh, tẩy máu.

Chú thích:

    Tại Trung Quốc và ở nước ta cũng có nơi dùng cây hồng cận biếc hay mộc cận (Hibiscus syriacus L. hoặc Hibiscus chinensis DC.) với cùng một công dụng. Cây này là một cây nhỡ cao 3-5m. Lá hình trái xoan, 3 thùy cắt không đều, phía trên có răng cưa dài 8cm rộng 6cm. Hoa Đơn độc, màu trắng hồng, tím hoặc tía.

    Tại Malaixia người ta dùng cây này pha nước uống như pha chè để thông tiểu tiện và chữa mẩn ngứa.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ khoa học ĐỖ TẤT LỢI



Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.dotatloi.com khi phát hành lại thông tin.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Thông tin trên www.dotatloi.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên www.dotatloi.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Viết bình luận

Để thuận tiện cho việc đăng tải, xin vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.
Chúng tôi mong muốn nhận được những bình luận theo hướng mở rộng hoặc bổ sung thông tin liên quan đến bài viết.
Chúng tôi sẽ khóa những bình luận có ngôn từ mang tính kích động hoặc bất nhã.

focus Cây nhót tây
09/04/2025 11:45 CH

- 枇杷葉 (枇杷叶). Còn có tên là phì phà (Cao Bằng), nhót Nhật Bản, tỳ bà diệp. Tên khoa học Eriobotrya japonica Lindl. Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae) là lá khô của cây nhót tây hay tỳ bà.

Tra cứu theo "Tên Việt Nam":

A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y Tất cả

Kết quả tra cứu
Tên vị thuốc Mô tả
Xương rồng - 火殃勒. Còn gọi là bá vương tiêm, hóa ương lặc. Tên khoa học Euphorbia antiquorum L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Xương sông - 千頭艾納香 (千头艾纳香). Còn gọi là rau súng ăn gỏi, xang sông, hoạt lộc thảo. Tên khoa học Blumea myriocephala DC. Conyza lanceolaria Roxb. Gorteria setosa Lour. (non L.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Xuyên khung - 川芎. Còn gọi là khung cùng, tang ky. Tên khoa học Ligusticum wallichii Franch. Thuộc họ Hoa Tán Apiaceae (Umblliferae). Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii ) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên khung. Trong con người, cái đầu được coi là bộ phận cao nhất, như vòm trời. Vị thuốc này chuyên trị các chứng về đầu, não, do đó có tên (khung: cao; cùng: chỗ cuối cùng). Tên xuyên khung vì vị thuốc nguồn gốc ở tỉnh Tứ Xuyên. Hiện đã di thực được vào nước ta.
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
[ Lên đầu trang ]